Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York 18.06.2020: Tiếp tục cách tiếp cận trung lập và thận trọng
Tùng Trịnh
CEO
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York 18.06.2020: Tiếp tục trung lập và thận trọng với thị trường
EUR (Scott McMurray)
Đà phục hồi từ mức đáy mới (1.1207) ngày hôm qua lên vùng 1.12615 là hợp lý, vì không có tin tức đáng chú ý nào để thúc đẩy cặp này bứt phá theo bất kỳ hướng nào. Các chi nhánh của chúng tôi ghi nhận nhu cầu bán ra ở mức vừa phải trong tuần này, do đó một mặt tôi rất ấn tượng rằng cặp tiền vẫn giữ vững trên mức Fibo 38.2% sau giá đóng cửa hôm qua, nhưng mặt khác, tôi đang gặp khó khăn trong việc tìm một chất xúc tác trong ngắn hạn giúp cặp này tăng cao hơn. Kết quả Hoạt động tái cấp vốn dài hạn có mục tiêu (TLTRO) được công bố ở mức 1.3 nghìn tỷ EUR hôm nay, và tôi đã không đề cập đến nó bởi vì thực sự nó không có tác động gì đến EUR/USD. DXY tiếp tục tích lũy trong phạm vi 96.50/97.50, cuộc họp của Hội đồng EU đã được dự báo rằng đây sẽ không phải là thời điểm quan trọng thay đổi cuộc chơi đối với Quỹ phục hồi của EU, vì vậy, cuộc đàm phán này sẽ được tiếp tục tiến hành trong tháng 7. Hiện tại, bức tranh kỹ thuật vẫn là tích cực đối với EUR/USD, nhưng đang thiếu động lực tăng giá bởi vì không có chất xúc tác trong ngắn hạn.
GBP (Robert Palladino)
BOE giữ nguyên lãi suất với tỷ lệ đồng thuận 8-1 và tăng thêm 100 tỷ Bảng cho chương trình QE trong cuộc họp hôm nay. Tuyên bố chính sách cũng nhắc tới việc tăng trưởng Quý 2 sẽ tích cực hơn dự kiến và đà phục hồi đã bắt đầu từ tháng 5, nhưng không có từ nào nói đến lãi suất âm. Các quan chức BOE dường như sẽ chờ tới kỳ họp tháng 8, và điều này cho thấy chương trình hỗ trợ thất nghiệp sẽ trở nên rất khó đoán (thị trường sẽ tìm đến các dấu hiệu trong cập nhật tình hình tài khoá tháng 7 của bộ trưởng Sunak). Cặp GBP/USD đã lên xuống 2 vòng trong hôm nay , và hiện nay tôi nghiêng nhiều hơn về quan điểm trung lập, khi vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.2450/70 có thể bị đe doạ nếu USD mạnh lên vào cuối tháng.
Đánh giá Macro đối với GBP (Francis Diamond)
BOE giữ nguyên lãi suất và tăng QE 100 tỷ Bảng, lên tổng quy mô 745 tỷ Bảng, nhưng tốc độ mua vào tài sản hiện nay sẽ giảm xuống, để kéo dài chương trình QE tới hết năm nay. Cụ thể, từ 22/6 tốc độ mua tài sản hàng tuần sẽ giảm từ 13.5 xuống còn 6.5 tỷ Bảng. Sự giảm tốc này cho thấy điều kiện thanh khoản đã ổn định, nhưng nếu tình hình tệ hơn, BOE có thể sẽ tiếp tục tăng tốc.
Không có từ nào nhắc tới lãi suất âm trong biên bản cuộc họp và BOE tiếp tục ưu tiên vào nới lỏng khi tuyên bố “Hội đồng chính sách sẽ tiếp tục theo dõi sát sao và sẵn sàng hành động mạnh mẽ hơn nếu cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế”
JPY (Shalin Patel)
Trong phiên NY hôm qua đã xuất hiện thông tin trên tờ Nikkei News nói về khả năng Softbank bán tài sản của họ tại T-Mobile và điều này có thể tác động đến tỷ giá USD/JPY. Có một vài điều cần làm rõ ở đây. Đầu tiên, chúng tôi đã từng phân tích Softbank không có một bí mật nào để vượt qua tác động từ cuộc khủng hoảng COVID-19 vào tháng Ba nặng nề đó, vì vậy mục đích lần này có thể là để tăng vốn cho công ty. Thứ hai, chúng ta không thể biết thương vụ này sẽ diễn ra vào lúc nào và tác động đến thị trường ra sao. Thứ ba, thị trường khả năng cao chú ý tới tin này do trước đó thương vụ giữa Softbank và Sprint đã từng tác động tới tỷ giá USD/JPY năm 2012. Nhưng nên nhớ rằng lúc đó, sự kiện xảy ra trùng với thời điểm ông Abe chính thức đại diện đảng Dân chủ tự do (tháng 9/2012) và chiếc ghế thủ tướng chỉ còn là vấn đề thời gian (cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 12/2012 và đảng Dân chủ tự do chiếm ưu thế hơn cả). Một phần tỷ giá USD/JPY lúc đó tăng mạnh bởi hiệu ứng ‘Abenomics’. Theo quan điểm của tôi, lên kế hoạch trading xung quanh tỷ giá vào thời điểm đó là bất khả thi bởi tác động của dòng vốn trong bối cảnh đó. Trong phiên Á hôm nay, các quỹ nội địa tiếp tục mua vào USD từ chi nhánh Nhật Bản của chúng tôi, nhưng tỷ giá vẫn không thay đổi đáng kể. Mốc 106.50 vẫn là ngưỡng hỗ trợ quan trọng khi giá giảm. Trong khi đó, mốc 107.40/60 đóng vai trò là kháng cự tạm thời khi giá tăng, do đó tôi nghĩ chúng ta cần quan sát vùng giá 108.10 và 108.30/50 nhiều hơn. Với việc cặp tiền vẫn chịu tác động của xu hướng giảm, chiến lược Short ngắn hạn với điểm dừng lỗ chặt sẽ được chúng tôi khuyến nghị.
AUD & NZD (Donal O Cofaigh)
Số liệu việc làm sáng nay của Úc tệ hơn một chút so với dự kiến, mặc dù con số thất nghiệp dường như không thể hiện hết sự dịch chuyển của thị trường lao động kể từ tháng 3 khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động sụt giảm cho thấy con số thực sự sẽ ở đâu đó trong khu vực 10-11% nếu những người này vẫn được tính là một phần của lực lượng lao động. Tuy nhiên, một lần nữa, đồng tiền này đã phản ứng nhiều hơn với sự di chuyển của TTCK so với dữ liệu kinh tế, và đợt giảm ở TTCK đầu phiên NY hôm nay đang bắt đầu gây sức ép lên AUD. Không có gì khác để thêm vào quan điểm mà tôi đã nói ở đây cả tuần qua, chờ giá tới gần hơn với mức 0.6700 và 72.50 để có thể long AUD/USD và AUD/JPY, trong khi tìm cách sell on rally quanh vùng 0.70 và 76.00. Dữ liệu GDP của New Zealand có tác động tương tự đối với NZD và trọng tâm đã chuyển hoàn toàn sang cuộc họp RBNZ vào tuần tới, nơi có một số tin đồn về khả năng tăng quy mô Chương trình mua tài sản (LSAP) để nắm giữ thêm cả tài sản nước ngoài. Dù vậy, trước khi có thông báo chính thức, tôi sẽ không có vị thế với khối lượng lớn ở bất kỳ hướng nào. Good luck!