Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 15.06.2020: Kỳ vọng tâm lý Risk Off sẽ tạo áp lực lên các đồng tiền hàng hoá
Tùng Trịnh
CEO
Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 15.06.2020: Kỳ vọng tâm lý Risk Off sẽ tạo áp lực lên các đồng tiền hàng hoá
EUR (Scott McMurray)
Sự suy giảm đều đặn của EUR/USD từ đỉnh 1.14225 hôm thứ Tư có liên quan chặt chẽ đến đà giảm trên TTCK, và từ giờ đến khi chúng ta thấy sự phục hồi bền vững trong tâm lý rủi ro, EUR/USD có thể vẫn sẽ giao dịch trong trong một phạm vi hẹp. Việc DXY bứt phá lên trên vùng kháng cự 97.00/10 thứ 6 tuần trước đã nới rộng đà tăng lên đến 97.45, nhưng DXY đã đóng cửa phiên ở mức 97.07. Trong sáng nay, phạm vi giao dịch hẹp 97.03/39 cho tôi thấy rằng việc USD tăng nhẹ từ mức đáy 95.72 chỉ là một sự điều chỉnh tạm thời, thay vì một sự thay đổi trong xu hướng dài hạn. Hiện tại tôi đang theo dõi mức 1.1210/15 (Mức Fibo truy hồi 38.2% của phạm vi 1.0870/1.1422 và cũng là đáy ngày thứ Sáu), tiếp theo là 1.1167/88 (Mức Fibo truy hồi 50% và là cạnh dưới của đám mây Ichimoku trên khung thời gian H4). Vào thời điểm này, Buy on dip ở khu vực 1.1180/1.1220 có vẻ hợp lý, trừ khi chúng ta thấy sự bứt phá dứt khoát ở TTCK (SPX) xuống dưới 2850 và/hoặc số ca nhiễm C mới tăng đột biến ở châu Âu.
GBP (Robert Palladino)
Cuộc họp quan trọng giữa thủ tướng Boris và Ursula Von Der Leyeb sẽ diễn ra hôm nay. Đây không phải là mối quan tâm quá lớn của thị trường hiện nay nhưng rất có thể hai bên sẽ tiến tới đồng thuận về một kế hoạch đàm phán gấp rút nhằm đạt được thoả thuận vào tháng 8, và thống nhất rằng cả hai cần phải nhượng bộ để đạt được tiến trình đề ra. Xuất hiện một vài tin tốt cuối tuần trước liên quan tới vấn đề hải quan tại khu vực biên giới, và có vẻ như cả văn phòng thủ tướng Anh và bộ tài chính đều đang cố gắng đưa nền kinh tế (mở cửa ngày hôm nay) và nhu cầu tiêu dùng quay trở lại. Dù cho các thông tin kể trên có được hiểu là sẽ tác động tích cực tới đồng Bảng hay không, tôi cũng thay đổi quan điểm lõi sang “Bullish” đối với Bảng Anh, với việc nắm giữ các quyền chọn Call GBP/USD đáo hạn vào đầu mua thu năm nay. Ngoài ra, có thể Long GBP với các đồng tiền hàng hoá. Tuần này sẽ là một tuần bận khá rộn, với CPI và doanh số bán lẻ tháng 5, dữ liệu lao động tháng 4, cuộc họp của BoE cũng như những con số cập nhật nhất về chi tiêu công. Các mốc kháng cự và hỗ trợ quan trọng cần chú ý là 1.2690 (đường DMA 200 ngày) và 1.2416 (đường DMA 50 ngày)
JPY (Shalin Patel)
Tâm lý lo ngại rủi ro trong phiên Á sáng nay đã khiến tỷ giá USD/JPY giảm mạnh từ mức 107.50/60 xuống vùng đáy ngắn hạn 107.00 trước khi có sự xuất hiện lực mua bắt đáy. Chỉ số S&P 500 tương lai mở cửa giảm 2% như tôi đã dự tính, nhưng tỷ giá USD/JPY vẫn giữ được mốc 107.20/30 trong khi các cặp chéo với JPY thể hiện tâm lý ‘Risk-off’ chiếm ưu thế thông qua chiều hướng ‘brearish’. Chúng tôi vẫn duy trì chiến lược Short USD/JPY và chỉ đánh giá lại xu hướng khi vùng kháng cự quan trọng 108.10 và 108.30/50 bị phá vỡ. Ở phía dưới, mốc 106.50 sẽ đóng vai trò hỗ trợ cứng. Doanh số bán lẻ tại Mỹ vào ngày mai sẽ thu hút rất nhiều chú ý, khi tình hình COVID-19 đang xấu đi ở các bang phía Nam của Mỹ. Từ thời điểm này, rất có thể quá trình mở cửa nền kinh tế sẽ dè dặt và thận trọng hơn.
CAD (Robert Palladino)
Sau khi biến động trong biên độ điên rồ suốt Quý 1, hình dáng của của một phạm vi giao dịch đang dần xuất hiện đối với cặp USD/CAD, với mốc 1.33 là cạnh dưới của biên độ giao dịch (cho đến hiện tại) và cạnh trên chưa rõ ràng lắm (1.38, 1.40 hoặc 1.4650). Mức Pivot xuất hiện tại khu vực 1.3680/1.3780, vùng đã xảy ra sự bứt phá mạnh mẽ vào ngày 1/6. Price action của CAD có tương quan mật thiết với S&P 500, do đó đà giảm giá tiếp diễn của TTCK sẽ dẫn đến khả năng USD/CAD test lại vùng 1.38, nhưng hiện tại tôi vẫn rất thận trọng và ưu tiên một vị thế Short CAD rất khiêm tốn qua USD và GBP. Dữ liệu kinh tế quan trọng tuần này sẽ bao gồm Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Doanh số bán lẻ (Retail Sales).
AUD & NZD (Donal O Cofaigh)
Dấu hiệu đầu tiên của làn sóng lây nhiễm thứ hai tiềm năng ở Trung Quốc đã khiến thị trường chứng khoán mở cửa giảm giá, gây sức ép lên 2 đồng Antipodes, AUD/USD giảm mạnh xuống 0.6777 và NZD/USD xuống 0.6381, trước khi cả 2 phục hồi khá ấn tượng cùng với thị trường chứng khoán. Chúng tôi thậm chí còn thấy ít hơn sự tham gia giao dịch gần đây, với phần lớn các giao dịch đi qua các thuật toán (Algo), điều này làm trầm trọng thêm tính chất thất thường của thị trường trong điều kiện thanh khoản ngày càng mỏng; Thật không may, tôi không thấy điều này sẽ thay đổi trong ngắn hạn, dẫn đến việc mối tương quan cao với TTCK sẽ tiếp tục tồn tại trong những tháng tới. Hãy kỳ vọng lực cung của AUD sẽ giữ vững tại mức 0.6900/20, với AUD/JPY chúng ta vẫn chờ Short ở vùng 74.40/50; các mức kháng cự quan trọng tương ứng ở cặp NZD/USD và NZD/JPY là 0.6500 và 70.00. Xu hướng hiện tại vẫn là Sell on rally, với ưu tiên cho AUD/JPY hơn là những cặp khác. Good luck!