Chiến lược giao dịch FX JPMorgan London 13.05.2024: Short EURGBP, chờ cơ hội long USDJPY trước thềm báo cáo CPI Mỹ
Như Quỳnh
Junior Analyst
Nhận định của JPMorgan trading desk tại London.
NZD giảm nhẹ sau số liệu kỳ vọng lạm phát 2 năm quý 2 của New Zealand không mạnh như dự kiến nhưng nhìn chung biến động không đáng kể. Mặc dù dữ liệu củng cố quan điểm Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) có thể sẽ theo đuổi chính sách dovish trong tương lai, số liệu CPI quý 1 chính thức nóng hơn dự báo cho thấy điều này có thể không xảy ra ở cuộc họp tuần tới, và ta sẽ chờ đợi báo cáo lạm phát tiếp theo vào ngày 16/7 để có định hướng rõ ràng hơn. Dù triển vọng của NZDUSD sẽ phụ thuộc vào chỉ số CPI của Mỹ vào thứ tư, NZD vẫn có thể suy yếu tại các cặp chéo sau dữ liệu tối qua. Ở một diễn biến khác, chỉ số Tín nhiệm Doanh nghiệp của NAB không thay đổi ở mức 1 và có vẻ không ảnh hưởng đến thị trường, nhưng dữ liệu thất nghiệp vào thứ năm cuối tuần sẽ quan trọng. Ngân sách Úc sẽ được công bố ngày mai, dự kiến không gây ảnh hưởng lớn đến thị trường. Nhưng quan điểm cho rằng RBA sẽ giữ nguyên lãi suất lâu dài so với các ngân hàng trung ương khác, khuyến khích long AUD trên các cặp chéo, tuy nhiên dữ liệu việc làm Úc và báo cáo lạm phát của Mỹ trong tuần này sẽ đòi hỏi ta linh hoạt.
JPY - Charlie Cass
Bgân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) bất ngờ giảm mua trái phiếu chính phủ 50 tỷ yên trong nhóm kỳ hạn 5-10 năm, khiến USDJPY giảm khá nhanh nhưng cũng hồi khá nhanh. Chúng tôi đã dự đoán rằng họ sẽ có một thông báo chính thức về việc giảm mua trái phiếu tại cuộc họp vào tháng Sáu, vì vậy thông báo đột ngột qua đêm này khiến chúng tôi khá bất ngờ và trái phiếu chính phủ Nhật bản (JGB) đã suy yếu về mức 0.95 (mức lợi suất cao nhất từ tháng 10 năm ngoái) nhưng điều này vẫn chưa đủ để thay đổi bối cảnh đang gây áp lực lên JPY. Chỉ số CPI của Mỹ sẽ là yếu tố then chốt trong tuần này có thể thay đổi tình hình nếu số liệu thấp hơn dự kiến nhưng đây không phải là điều mà tôi quan tâm để vào vị thế trước. Vẫn nên chờ buy on dip USDJPY, hiện ta đang chững lại trước vùng 156.10/30 trong khi hỗ trợ nằm tại 154.90/00. Không có thay đổi nhiều với CHF khi thị trường đang duy trì biên độ hẹp, các quỹ tiền thật bán ra nhiều hơn vào thứ Sáu và các quỹ phòng hộ thuật toán đã ngừng mua mạnh gần đây. Đối với USD/CHF, ta cũng sẽ theo dõi bài phát biểu của ông Jordan vào 23h45 hôm nay; 0.9095/00 vẫn là mức kháng cự trước mức 0.9150/55, trong khi 0.9000/10 là mức hỗ trợ mạnh phía dưới.
GBP - Charlie Cass
GBP không thay đổi nhiều trong phiên cuối tuần qua, mặc dù có lo ngại về lạm phát đình trệ qua số liệu từ đại học Michigan dù con đường này vẫn còn dài như chủ tịch Fed Powell đã nhận định. Điều ta có thể thấy là kinh tế Mỹ cho thấy dấu hiệu chững lại nhưng thị trường vẫn chần chừ, khiến USD chưa giảm sâu. Mọi sự chú ý hiện đang đổ dồn vào chỉ số PPI ngày mai và CPI vào thứ Tư. Thị trường trái phiếu Anh vào thứ sáu gần như bỏ qua dữ liệu GDP mạnh mẽ và thậm chí vẫn duy trì dự báo hạ lãi suất sau cuộc họp MPC. Dữ liệu việc làm của Anh sáng mai sẽ là tâm điểm với mức tăng lương khu vực tư nhân là chỉ số quan trọng; một con số trên 6% có thể gây nghi ngờ, còn dự báo của JPM là 5.8%. Trong khi đó, EURGBP không có nhiều thay đổi kể từ khi tôi short và sẽ tiếp tục giữ vị thế này vào sáng mai. Các mức quan trọng gồm kháng cự tại 0.8620 và 0.8645/50, hỗ trợ ngắn hạn là 0.8585 và 0.8530, với GBPUSD, vẫn theo dõi các mức 1.2455/65 và 1.2595/00. Dòng tiền giao dịch khá nhẹ nhàng vào thứ Sáu và chúng ta sẽ nghe ông Pill phát biểu ngày mai với hai thành viên có quan điểm hawkish là Greene và Mann dự kiến sẽ phát biểu vào cuối tuần.
JPMorgan