Chiến lược giao dịch FX JPMorgan London 16.07.2024: Vững tay long AUDUSD, AUDNZD trong lúc chờ đợi báo cáo từ Mỹ, New Zealand và Úc
Như Quỳnh
Junior Analyst
Nhận định của JPMorgan trading desk tại London.
Tình hình căng thẳng vẫn tiếp diễn khi GBP chạm đỉnh năm và vị thế tiếp tục rất căng; quỹ phòng hộ thuật toán và quỹ tiền thật hiện đang long nhiều nhất kể từ đầu năm. Tất cả phụ thuộc vào báo cáo CPI Anh ngày mai và tôi nghĩ sẽ dễ giao dịch báo cáo kém kỳ vọng hơn nhưng tôi sẽ không short. Lạm phát do Taylor Swift có thể ảnh hưởng đến số liệu tháng 6, nhưng bộ phận phân tích của chúng tôi dự báo giá dịch vụ tăng 5.4% so với cùng kỳ, khi pha tăng đột biến của dịch vụ vận tải thoái lui, điều này sẽ khiến GBP chịu áp lực, nhưng vẫn trên mức dự báo tháng 5 của BoE (5.1%). Các mức hỗ trợ chính là 0.8390/00 và 0.8350 trong cặp chéo EURGBP, với kháng cự tại 0.8460, trong khi với GBPUSD, mức 1.2990/00 đang ngày càng quan trọng, hỗ trợ ở mức 1.2890/00. CHF vẫn nằm ngoài chú ý của tôi và dòng tiền dường như ngày càng phức tạp hơn, với mức hỗ trợ 0.9675/80 cho EURCHF và kháng cự tại 0.9840/50.
JPY - Charlie Cass
USDJPY đã có phiên giao dịch vững chắc sau ngày nghỉ lễ, dù USD tăng trên diện rộng. Lợi suất trái phiếu Mỹ gần như không đổi so với phiên London, nhưng đã phục hồi sau khi giảm vào đêm qua khi ông Powell phát biểu. Chủ tịch không gửi nhiều tín hiệu - có lẽ cảm thấy không cần thiết - vì thị trường vẫn tập trung vào tháng 9 và niềm tin ngày càng được củng cố. Số liệu về doanh số bán lẻ của Mỹ hôm nay và các bài phát biểu tiếp theo của quan chức Fed trong tuần (ông Waller vào ngày mai) sẽ được xem xét kỹ lưỡng. Về dòng tiền, quỹ phòng hộ thuật toán và quỹ tiền thật đã long lại JPY ngày hôm qua (z-scores ~1.5 và ~1), trong khi nhóm doanh nghiệp lại im ắng. Việc đóng cửa dưới đường MA 50 ngày vẫn chưa đạt được, nhưng tôi vẫn duy trì short USDJPY vì tín hiệu từ Bộ Tài chính và dữ liệu giá tiêu dùng hạ nhiệt đang khá quan trọng khi ta tiến tới các cuộc họp của BoJ và Fed cuối tháng này. Thị trường sẽ đặc biệt chú ý tới dữ liệu Mỹ hôm nay, nhất là nếu kết quả không đạt kỳ vọng. Mức 160.00/25 vẫn là mức kháng cự cần theo dõi, trong khi MA 50 ngày tại 157.945, sau đó là vùng đáy quanh 157.20/40, là các hỗ trợ đáng chú ý.
AUD, NZD, EUR - Simon Spearing
EUR khá mạnh hôm qua và dù không dễ để giải thích tại sao, việc USDCNH giảm so với mở cửa, bất chấp số liệu Trung Quốc kém kỳ vọng, có thể đã khiến EURUSD phản ứng, hoặc là các vị thế EURXXX khác bị quét. Cụ Powell hôm qua không gây nhiều biến động trong kỳ vọng lãi suất, trong khi thừa nhận rằng họ đã có đạt được tiến triển trong quý II, nhưng không trả lời câu hỏi về định giá thị trường vào tháng 9. Tôi vẫn đứng ngoài với EURUSD, đang hơi băn khoăn trước tình hình số liệu yếu ở cả 2 bên, muốn chờ thêm số liệu để có câu chuyện ngắn hạn. Và nay ta sẽ bắt đầu tìm kiếm điều đó từ báo cáo doanh số bán lẻ Mỹ. Mai cũng là một ngày trọng đại với bài long AUDNZD của tôi, với báo cáo lạm phát New Zealand quý II, sau đó là báo cáo lao động Úc. Với RBNZ chuyển hướng dovish tuần trước, báo cáo ngày mai sẽ rất quan trọng. Thị trường đang hô 0.5%, RBNZ thì dự báo 0.6%. Quan điểm của tôi là New Zealand sẽ giống với các báo cáo lạm phát kém gần đây tại các quốc gia khác, khiến RBNZ bắt đầu xoay trục. Như tôi đã nói tauafn trước, nếu báo cáo ngày mai xác nhận có hạ lãi suất trong tháng 8, định giá hạ 71bp cả năm lúc này, tăng từ 61bp trước cuộc họp, là chưa đủ, và một khi họ bắt đầu, rất có thể họ sẽ hạ 50bp thay vì 25bp. Báo cáo 0.6% có thể hỗ trợ chút cho NZD, đặc biệt trước AUD, chỉ khi báo cáo cao hơn số này mới buộc ta đánh giá lại, do báo cáo nóng khiến định giá hạ lãi suất tháng 8 (đang 15bp) về 0, còn dưới 0.4% sẽ củng cố quan điểm. Tôi vẫn long AUDUSD và cũng thừa nhận rằng pha giảm hôm qua không ngon lắm, nhưng sẽ chờ báo cáo doanh số bán lẻ hôm nay, và cả báo cáo lao động Úc. Break xuống dưới 0.6710/20 sẽ cần đánh giá lại tình hình.
JPMorgan