Chiến lược giao dịch FX JPMorgan London 18.06.2024: Cuộc họp RBA củng cố quan điểm long AUDNZD
Như Quỳnh
Junior Analyst
Nhận định của JPMorgan trading desk tại London.
Như dự đoán, RBA đã giữ nguyên lãi suất ở mức 4.35%, với tuyên bố có phần hawkish hơn dự kiến, khẳng định quyết tâm kiểm soát lạm phát và sẵn sàng thực hiện các biện pháp cần thiết. AUDNZD đã tăng nhẹ và tiếp tục nhận thêm động lực từ cuộc họp báo, khi Thống đốc Bullock úp mở về khả năng tăng lãi suất và không cân nhắc hạ lãi suất. Trước đó, RBA đã bày tỏ lo ngại về dữ liệu tiêu dùng yếu, cho biết chính sách đang hạn chế, nhưng đã nhanh chóng điều chỉnh lại quan điểm sau báo cáo GDP gần đây. Dù chưa đưa ra quyết định gì cho tương lai, nhưng với rủi ro lạm phát tăng, RBA dự kiến sẽ dựa vào báo cáo lạm phát quý II vào cuối tháng 7 để định hướng chính sách tiếp theo. Những ai theo dõi tôi sẽ biết tôi đã chờ đợi để long lại và cơ hội đó đã đến với tín hiệu từ RBA hôm nay. Tôi sẽ tiếp tục theo dõi báo cáo GDP của New Zealand ngày mai để có thêm động lực. Về kỹ thuật, nếu AUDNZD đóng cửa trên đường MA 100 và 200 ngày ở mức 1.0802/1.0818 thì khả năng lên tiếp mức mục tiêu ban đầu 1.1000 là rất cao. Bộ phận chiến lược của JPMorgan đã mở vị thế long AUDNZD tuần trước với mục tiêu là 1.12.
GBP - Charlie Cass
Không có gì đáng ngạc nhiên khi thị trường trở nên trầm lắng vào phiên thứ Hai đầu tuần, sau khi tỷ giá biến động mạnh vào tuần trước do bất ổn chính trị tại EU. Báo cáo Doanh số bán lẻ tháng 5 tại Hoa Kỳ sẽ được công bố vào tối nay, với kỳ vọng tăng 0.5% so với tháng trước, sau khi giảm 0.3% trong tháng 4. Như đã đề cập hôm qua, tôi vẫn chưa hết bất ngờ với việc dữ liệu lạm phát hạ nhiệt vào tuần trước, do đó sẽ chuyển hướng giao dịch nhẹ nhàng hơn vào hôm nay. Đối với GBP, thị trường vẫn đang hướng trọng tâm đến dữ liệu CPI Vương quốc Anh vào chiều mai, với kỳ vọng của cả JPMorgan và các nhà kinh tế là lạm phát tiêu dùng tăng 5.5% so với cùng kỳ, cao hơn dự báo 5.3% của BoE. Báo cáo CPI (sau khi loại bỏ trợ cấp năng lượng) sẽ trở thành dữ liệu quan trọng quyết định liệu Vương quốc Anh có xoay trục chính sách hay không. Dường như rủi ro đang khá cân bằng - với áp lực từ yếu tố điều chỉnh theo chu kỳ hàng năm, cùng với việc thoát vị thế (đặc biệt là với EURGBP do bất ổn chính trị tại Pháp), nên tôi quyết định không giữ vị thế tiền tươi, thay vào đó sử dụng quyền chọn. 0.8485/00 sẽ là kháng cự quan trọng, còn hỗ trợ gần nhất là 0.8395/00, trước khi tiến tới vùng giá mục tiêu 0.8350. Đối với GBP/USD, hỗ trợ là vùng 1.2630/40, bao gồm đường MA 100 ngày, trong khi kháng cự vẫn là 1.2820. Về dòng tiền, hôm qua quỹ phòng hộ thuật toán bán 3 ngày liên tiếp, trong khi quỹ tiền thật mua 6 phiên liên tục.
CHF - Charlie Cass
EURCHF đã có pha phục hồi khá ổn vào hôm qua, dù hành động giá hơi thất vọng xíu khi không thể vượt qua mức 0.9560, đây có vẻ như là một tín hiệu đảo chiều tốt từ chỉ báo RSI nhưng chúng ta đã không đóng cửa được ở mức đó. Tôi giữ long cặp chéo này cho tới cuộc họp của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) vào thứ Năm (hiện định giá lãi suất giảm 16bp) và sẽ gia tăng vị thế thêm nếu RSI chuyển biến tích cực - về dòng tiền, quỹ tiền thật vẫn long mạnh trong khi quỹ phòng hộ thuật toán vẫn rất yên tĩnh. Hỗ trợ cho EURCHF là 0.9475 và 0.9560/70 vẫn là mức kháng cự.
JPY - Charlie Cass
Ông Ueda khẳng định việc tăng lãi suất vào tháng 7 vẫn có thể xảy ra song hành với việc thắt chặt định lượng đang được kỳ vọng sáng nay đã hỗ trợ cho JPY, tuy nhiên không lâu sau đó lại suy yếu và bây giờ đã gần chạm đỉnh sau cuộc họp của BoJ khoảng 158.25 đối với USDJPY, trong khi EURJPY tiếp tục phục hồi về mức 170, một mức giá mà trước đây đã gặp nhiều khó khăn. Tôi nghiêng về quan điểm long JPY, dù khó có thể thấy trái phiếu Mỹ giảm sâu sau tuần trước và giao dịch theo chênh lệch lãi suất là cực kỳ khó khăn, ta sẽ chờ xem doanh số bán lẻ sắp tới sẽ ra sao. Dòng tiền ròng vẫn ổn định ở đây, các mức pivot từ lần kiểm tra 160 là 158.45 và 159.05, hỗ trợ gần nhất ở mức 157.95/00 và sau đó là 157.55.
JPMorgan