Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 07.07.2021: Kiên nhẫn chờ đợi cơ hội mới
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.
EUR – Kelvin Hebburn
Chà, tôi mừng là mình đã ủng hộ quan điểm giữ vị thế nhỏ hơn, bởi vì ngay cả lượng vị thế như vậy cũng đã là quá lớn trong ngày hôm qua. Hành động giá khó chịu, việc đóng lại các vị thế và thiếu vắng lời giải thích rõ ràng cho các động thái khiến chúng ta và thị trường phải vò đầu bứt tai, và hiện có khá nhiều rủi ro kể từ thời điểm này. Thực tế là USD đã tăng mạnh so với các đồng lợi suất thấp trong 48 giờ sau cuộc họp của Fed, và kể từ đó hầu như không tăng thêm. Đây cũng là những cặp chúng tôi muốn nắm giữ lâu dài vào ngày hôm qua mặc dù không có câu chuyện nào thật sự ủng hộ. Cho dù ngày hôm qua là một hiện tượng 24 giờ hay một cái gì đó phức tạp hơn, tôi không nghĩ rằng có quá nhiều niềm tin để chống lại hành động giá trong ngắn hạn. Hiện có rất nhiều câu hỏi nhưng không có nhiều câu trả lời, bắt đầu với việc đà bán tháo đồng Euro vào buổi chiều bị đổ lỗi cho những cuộc bàn tán xung quanh việc xem xét chính sách chiến lược của ECB, điều chỉ là “tin vịt”, sự đảo chiều của giá dầu do không đạt được một thỏa thuận trong OPEC + và sau đó một số lo ngại về tăng trưởng khi ISM PMI dịch vụ sụt giảm. Nhìn chung, vị thế đã bị quét sạch trên thị trường trái phiếu nơi các vị thế short và đặt cược lợi suất dốc lên rõ ràng vẫn có tác động lớn lên các đồng beta cao. Hiện tại, tôi sẽ chọn cách đứng ngoài và quan sát thị trường trong một vài phiên, để các tín hiệu nhiễu qua đi và một xu hướng rõ ràng hơn được hình thành. Biên bản cuộc họp FOMC vào tối nay có lẽ sẽ khá thú vị. Kháng cự gần nhất của EUR/USD tại 1.1890/1/1910 vẫn đang đứng vững và những ai có quan điểm bearish sẽ có thêm niềm tin nhưng như đã nói, mức giá 1.1850 đã được hình thành kể từ sau cuộc họp Fed nên cặp tiền cần phải giảm xuống 1.17 để thực sự thu hút các trader. Tôi vẫn duy trì vị thế short nhỏ và short EUR/CZK nhưng đã đóng tất cả các vị thế long EM khác.
GBP – Charlie Cass
Hôm qua là một ngày khó hiểu. Xem xét các yếu tố kích hoạt, có thể số liệu dịch vụ ISM là đáp án nhưng rõ ràng thị trường nhưng rõ ràng là thị trường vẫn nghiêng về các vị thế giao dịch yêu thích gần đây – Long dầu và Short trái phiếu. Thị trường vẫn thiếu vắng xu hướng nhưng hành động giá ngày hôm qua cho thấy các vị thế Long USD nên được luân chuyển từ các đồng tiền tài trợ sang các đồng tiền beta (bao gồm đồng Bảng Anh). Mặc dù tôi nghĩ phiên hôm nay sẽ có nhiều biến động, nhưng tôi vẫn ưu tiên đứng ngoài. Biên bản cuộc họp Fed sẽ là sự kiện quan trọng nhất trong ngày. 1.3760/70 là mức hỗ trợ ngắn hạn ở GBP/USD với 1.3650/70 bên dưới (0.8530/40, 0.8470 ở EUR/GBP) trong khi 1.8875/80 vẫn là mức kháng cự với 1.8925/385 ở trên (0.8625/30, 0.8670 ở EUR/GBP).
AUD, NZD – James Clark
Hôm qua giống như một ngày “chốt lệnh” cho những người tham gia thị trường khi các giao dịch phổ biến bị đóng lại ở khắp mọi nơi. Có vẻ như thị trường đã cố gắng giải thích động thái giảm xuống ban đầu của đồng Euro bằng việc xem xét chiến lược của ECB nhưng chỉ số ISM PMI dịch vụ của Mỹ là yếu tố cần thiết cuối cùng để lợi suất Mỹ giảm xuống và chứng kiến những người long các đồng beta cao phải dừng lỗ. Chắc chắn đang có những lo ngại về tăng trưởng vì vậy tôi không nghĩ đây chỉ là một động thái do vị thế, nhưng ngay cả khi đây chỉ là một cú siết vị thế, thì niềm tin của tôi vẫn đang rất thấp. Thị trường FX đang biến động cực kỳ khó chịu bởi vì về cơ bản chúng ta vẫn chỉ “chao đảo” trong biên độ kể từ cuộc họp của Fed. Ngay cả khi câu chuyện với các đồng Antipodeans được cải thiện, nó vẫn không giúp củng cố niềm tin của chúng tôi và tôi nghĩ rằng việc nên làm là đứng ngoài và theo dõi hành động giá để biết manh mối tiếp theo. AUD/USD và NZD/USD đã giảm trở lại, phá qua các hỗ trợ ở mức 0.7550 và 0.7050. Những mức này hiện sẽ trở thành kháng cự và các mức cần theo dõi bên dưới hiện là 0.7445 và 0.6925/50.
CAD – Simon Spearing
Đúng là một ngày hỗn loạn! Bắt đầu với một mức tăng khiên tốn của USD, lại chuyển thành cuộc thoái lui trên diện rộng khi thị trường trái phiếu chính phủ “mất nhiệt”, sau đó thị trường chứng kiến USD tăng mạnh mẽ, rồi lại giảm mạnh trước tâm lý tiêu cực của thị trường. Việc này khiến tỷ giá USD/CAD dao động trong biên độ 1.2304-1.24945. Tiếc rằng điều này cũng khiến tôi cắt lỗ vị thế long CAD/CHF của mình cũng giống với phần lớn thị trường khi hôm qua có vẻ là ngày “thanh trừng và tái đánh giá”. Vẫn còn phải chờ xem liệu hôm qua chỉ là hành vi nhất thời hay còn điều gì khác sẽ xảy ra hay không, nhưng đồng CAD vẫn sẽ giao dịch trong biên độ 1.2250/1.2500 và chúng tôi chờ để vào trạng thái tại các vùng biên nếu có thể. Một cú bứt phá qua khỏi 1.2500 sẽ thúc đẩy tỷ giá tiến lên đường trung bình 200 ngày tại 1.2650.
JPY – Charlie Cass
Một ngày tồi tệ đối với XXX/JPY mặc dù thị trường chứng khoán đang ổn định, vì có vẻ như những người tham gia thị trường muốn thoát khỏi tất cả các trạng thái Short JPY là một vị thế phổ biến trong cộng đồng các quỹ phòng hộ trong những tuần gần đây. USD/UJPY đã tạo đáy ở vị trí thuận lợi, ngay trước ngưỡng hỗ trợ theo đường xu hướng xung quanh 110.40, hiện trở thành mức cần theo dõi cùng với 109.80/00 ở phía dưới. Tạm thời chúng tôi vẫn đứng ngoài chờ đợi tín hiệu.
CHF – Matthew Pheasant
Hôm qua là một ngày hỗn loạn khi nhiều trạng thái bị đóng trên diện rộng, kích hoạt loạt cắt lỗ của thị trường ngoại hối, đặc biệt là trên các đồng high-beta/đồng tiền hang hóa. Sau khi chật vật để tăng cao vào đầu phiên London hôm qua, USDCHF sau đó ghi nhận lực mua trong suốt phần còn lại của phiên dù rằng thiếu vắng đà tăng của Dollar vào cuối phiên New York. Khó để có thể tự tin vào thời điểm này, tuy nhiên giữ Long USD so với các đồng lợi suất thấp vẫn là chiến thuật ổn hậu cuộc họp fed. Dù vậy, USD/CHF đang vật lộn để phá vỡ những mức đỉnh trong vùng giá 0.9275/95, do đó một sự xuyên thủng tại đây sẽ giúp tỷ giá quay lại mức đỉnh của năm, điều này càng củng cố quan điểm của chúng tôi.
JP Morgan Trading Desk