Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 13.04.2021: EUR giằng co trước thời điểm dữ liệu kinh tế Mỹ công bố
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.
EUR – Simon Spearing
EUR dao động quanh ngưỡng 1.1900 trong phiên ngày hôm qua. Không có gì bất ngờ khi đồng này đang tích lũy, khi xét trên việc USD bị bán tháo vào cuối tuần trước nhưng chúng ta lại chuẩn bị đón nhận hàng loạt số liệu kinh tế Mỹ đổ bộ, điều này có thể ủng hộ đà tăng của USD. Do đó việc kiểm tra đà tăng gần đây của EUR, dù rằng đồng này trụ vững khá tốt, nhưng vẫn chưa thể tăng lên phía trên của mốc 1.19. Tôi đã chờ đợi EUR tăng cao hơn từ cuối tuần trước, và dù vẫn có quan điểm này, tôi đã giảm vị thế vào hôm qua trước “cơn bão” dữ liệu kinh tế sắp đến. Price action vẫn đáng chú ý để theo dõi xem nếu số liệu kinh tế Mỹ tích cực thì liệu EUR có thể giữ vững hay lại quay về vùng giao dịch quen thuộc. Việc giảm về 1.1860 trong ngắn hạn sẽ tạo áp lực cho xu hướng tăng, còn nếu giá bứt phá ngưỡng 1.1930 sẽ mở ra khả năng kiểm tra lại vùng 1.1970/90, mức đỉnh của tháng Ba vừa qua.
GBP – Charlie Cass
Sterling đã ngăn chặn phần nào đà sụt giảm ngày hôm qua, không thể hình thành đáy mới thấp hơn trên cặp tỷ giá EUR/GBP, có thể là do giai đoạn tiếp theo của việc mở cửa trở lại hoặc có thể vị thế thị trường đã bắt đầu trở lại mức ổn định hơn, dù sao đi nữa, hành động giá đang khá yên tĩnh. Dữ liệu kinh tế Anh hôm nay không gây ra bất kỳ chuyển động nào khi GDP khá sát với dự báo, sản lượng công nghiệp tốt hơn, có thể có một số lo ngại về một nhóm lây nhiễm mới liên quan đến chủng virus Nam Phi ở một vài quận Nam London nhưng các bài báo chủ yếu tập trung vào việc mục tiêu tiêm chủng cho những người trên 50 tuổi đã đạt được sớm hơn một vài ngày. Tôi không thực sự có niềm tin mạnh mẽ về đồng bảng Anh lúc này nhưng sẽ tìm cách giao dịch chiến thuật bằng cách Long tại vùng 1.36xx. CPI tại Mỹ vẫn sẽ là sự kiện chính trong ngày. 1.3670/75 vẫn là hỗ trợ với 1.3600/20 ở bên dưới (0.8620/25, 0.8580/90 với EUR/GBP) trong khi 1.3775/80 là mức kháng cự tiếp theo với 1.3840/50 ở bên trên (0.8700, 0.8735/40 với EUR/GBP).
AUD, NZD, CAD – James Clark
Lợi suất tăng kéo theo USD đi cùng, nhưng các đồng G10 vẫn đứng vững giữa biến động giật 2 chiều của thị trường, không rõ là bởi yếu tố lợi suất tăng, hay TTCK tăng, hay tâm lý rủi ro tích cực. Cuộc họp của RBNZ sẽ diễn ra vào ngày mai, và NHTW này hẳn sẽ đề cập đến việc dữ liệu kinh tế suy yếu gần đây, và những thử thách mà nền kinh tế đang đối mặt, đi kèm với ẩn ý về các biện pháp kiểm soát vĩ mô cứng rắn hơn nhằm vào thị trường nhà đất của nước này. Chúng tôi sẽ không cập nhật con số dự báo nào vì đây không phải cuộc họp về chính sách tiền tệ, tuy nhiên có thể thị trường sẽ đẩy lùi ước tính về thời điểm tăng lãi suất của năm sau trên cơ sở hành vi nới lỏng tiền tệ có thể được củng cố. Tôi không kỳ vọng sẽ có điều gì đặc biệt diễn ra vào kỳ họp này, nhưng thị trường có thể sẽ tập trung vào yếu tố cơ bản tiêu cực của các đồng Antipodes trong quý II bởi các nước này chậm chân trong tốc độ tăng trưởng và mở cửa so với các khu vực khác. Tôi vẫn Short AUD và NZD so với EUR, GBP, CAD, NOK, và SEK, và sẽ gia tăng thêm vị thế Short so với USD tại 0.77 và 0.71 đối với AUD/USD và NZD/USD. Vùng 0.7590/95, 0.7560/65, 0.7530 đều là các mức cần chú ý ở phía dưới, trong khi ngưỡng 0.70 của NZD/USD sẽ là điểm pivot để xác nhận cho đà giảm sâu hơn.
Chúng ta lại có 1 ngày với các thông tin kinh tế tích cực của Canada. Hôm qua là ngày công bố Khảo sát Triển vọng Kinh doanh của BoC, trong đó phác họa tiềm năng tăng trưởng vượt mức trước đại dịch, với nhiều thông tin tích cực đi kèm. Tuy vậy, một điều đáng lưu ý là bản khảo sát này được thực hiện trước khi làn sóng Covid mới xuất hiện tại nước này, nhưng các nhận định nhìn chung đều chỉ nhắc đến sự phục hồi của lần phong tỏa trước đó. BoC chuẩn bị cho cuộc họp định kỳ vào tháng Tư này, và có vẻ CAD sẽ nhận được lực hỗ trợ. Trạng thái đã được cắt giảm vào cuối tuần trước bởi màn thể hiện đáng thất vọng của đồng này trên các cặp chéo, trong thời điểm chúng ta chuẩn bị đón nhận chính sách áp dụng cho thời kỳ bình thường mới. Rủi ro rõ ràng nhất đó là BoC có thể quyết định chờ thêm thời gian nữa cho đến khi mọi thứ rõ ràng hậu phong tỏa. Vào lúc này, tôi vẫn Long CAD so với USD và AUD, trên cơ sở các NHTW đang có đường lối chính sách đối lập nhau.
JPY – James Clark
USD/JPY đang dao động quanh mốc 109 và có vẻ như nhu cầu ổn định đến từ cả 2 bên long và short, điều sẽ giữ cặp tiền trong biên độ một khoảng thời gian nữa, đặc biệt khi lợi suất đi ngang tại vùng 1.65-1.7. Câu chuyện trong trung hạn của USD/JPY khá rõ ràng với tôi, khi tôi kỳ vọng lợi suất sẽ đạt mức 2.25-50% và USD/JPY tăng lên 115/117. Nhưng chủ đề này đang tạm dừng đôi chút khi có vẻ như thị trường đang chuyển trọng tâm sang câu chuyện mở cửa trở lại tại châu Âu. Phải thừa nhận rằng dù sao thì điều này cũng sẽ hỗ trợ lợi suất và qua đó thúc đẩy USD/JPY, nhưng hiện tại, thật khó để cặp tiền có thể bứt phá khi đồng Euro đang nhận được rất nhiều hỗ trợ, kìm hãm đồng bạc xanh. Hãy buy on dips tại vùng 109.00/30 với 108.40, 108.00 là các mức hỗ trợ bên dưới trong khi 109.90/110 và 110.40/50 đóng vai trò là kháng cự.
CHF – Matthew Pheasant
Các cuộc đấu giá trái phiếu đã được đón nhận khá êm đẹp vào đêm qua mặc dù điều đó đã không thể giúp trái phiếu đứng vững trong hôm nay trước thềm dữ liệu CPI của Mỹ, điều này đã phần nào giúp USD/CHF. Cặp tiền này thực sự đã giảm mạnh vào ngày hôm qua khi EUR/USD phục hồi trong khi EUR/CHF giảm xuống dưới 1.10 nhưng hỗ trợ của USD/CHF ở 0.9200/20 vẫn được giữ khá tốt. Chúng tôi giữ quan điểm về một động thái tăng cao hơn ở USD/CHF nhưng cũng cho rằng chúng ta vẫn đang trong khoảng thời gian tích lũy, và điều này có thể thay đổi với việc chỉ số CPI ngày hôm nay trượt dự báo.
JP Morgan