Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 13.07.2021: Tiếp tục short USD/JPY bất chấp đà bứt phá của chứng khoán
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.
EUR – Kelvin Hebburn
Những diễn biến ngày hôm qua không thực sự giúp làm sáng tỏ bức tranh xu hướng thêm chút nào. Sự phục hồi của chứng khoán đã làm tôi ngạc nhiên và dù tâm lý của thị trường FX cũng phục hồi theo đó nhưng chắc chắn trầm lắng hơn khá nhiều. Nhìn chung, tất cả những điều này cho thấy mọi người chỉ muốn nắm giữ vị thế tiền tệ khiêm tốn và không có nhu cầu chống lại hành động giá đã diễn ra kể từ tuần trước, các cuộc nói chuyện với khách hàng của chúng tôi cũng thể hiện điều này. Thật khó để biết điều gì sẽ củng cố một quan điểm vững chắc hơn vào lúc này, nên chúng tôi không mở vị thế quá lớn và có thiên hướng short USD/JPY bất chấp thị trường chứng khoán đang tăng điểm miễn là tỷ giá vẫn ở dưới vùng “break down” trước đó. Kịch bản cơ sở vẫn là nền kinh tế toàn cầu đang cho dấu hiệu chậm lại và sự không chắc chắn xung quanh biến thể Delta đang làm gia tăng lo ngại trong ngắn hạn. Hãy theo dõi CPI của Hoa Kỳ hôm nay và phiên điều trần của Powell vào ngày mai để biết thêm bất kỳ tin tức mới nào, mặc dù điều này ít khả năng xảy ra.
AUD, NZD – James Clark
Xu hướng di chuyển các đồng high-beta sẽ tiếp tục là biến động giật hai chiều trong thời gian tới bởi những đồng này đang bị mắc kẹt giữa câu chuyện lo ngại về tăng trưởng và thiên hướng ‘hawkish’ của NHTW các nước này. Nhìn chung tôi vẫn sẽ giao dịch linh hoạt trong biên độ, với AUD/USD là trong khoảng 0.74-0.76 còn NZD/USD là 0.69-0.71. Nói đến thiên hướng ‘hawkish’ của các NHTW, thì sáng mai sẽ là cuộc họp của RBNZ và dự kiến không có gì đáng kể xảy ra bởi đây không phải là cuộc họp bàn về chính sách tiền tệ, nhưng với tình hình đánh giá lại triển vọng lãi suất tại New Zealand, cuộc họp vẫn sẽ là điều khiến thị trường chú ý. Chúng ta sẽ chờ đợi xem liệu RBNZ sẽ bác bỏ việc sớm nâng lãi suất hay sẽ xác nhận việc ấy. Dữ liệu kinh tế gần đây rất tích cực nhưng RBNZ là một NHTW hay có những hành động khó lường. Tôi không nghĩ sẽ có vị thế nào nên mở trước thềm cuộc họp, nhưng cặp chéo AUD/NZD đang khác biệt với những đoán định về lãi suất của thị trường. Tôi nghiêng về hướng RBNZ sẽ không tỏ ra phản đối về khả năng tăng lãi suất sớm, và đồng NZD sẽ hưởng lợi từ điều đó. Do đó tôi sẽ mở một ít vị thế Short AUD/NZD trước cuộc họp. Đáng lưu ý là những thảo luận cuối tuần trước về sự ảnh hưởng của đợt phong tỏa lần này tại Úc lên nền kinh tế nước này, có thể sẽ khiến tăng trưởng chậm lại trong tháng Bảy nhưng rồi sẽ hồi phục vào tháng Tám và Chín.
CAD – Simon Spearing
Cuộc họp BoC ngày mai là điểm nổi bật của tuần này và trước quyết định chính sách, Loonie sẽ đi theo tâm lý rủi ro trong ngày. Không có quan điểm chắc chắn nào trước ngày mai, mặc dù dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ có thể sẽ thúc đẩy xu hướng của USD vào chiều nay và tôi sẽ giao dịch một cách linh hoạt.
JPY – Charlie Cass
Ngày hôm qua thị trường yên lặng trong bối cảnh dòng tin tức hạn chế, và cũng vì vài người vẫn đau buồn trước các thông tin bóng đá trước đó. Các tin tức kinh tế sẽ tăng lên trong phần còn lại của tuần khi chúng ta chờ đón BoJ (khả năng cao sẽ không có bất ngờ nào), nhưng quan trọng hơn là chỉ số CPI của Mỹ chiều nay và Powell vào ngày mai. Trong khi vị thế trên thị trường trái phiếu đã gọn gàng hơn nhiều sau biến động tuần trước, bối cảnh thị trường đã chuyển sang lo ngại về tăng trưởng và con số lạm phát thấp hơn kỳ vọng vào tối nay có thể làm tăng thêm mối lo ngại đó. Chúng tôi đang bám vào Short USD/JPY xung quanh vùng 110.40/50 và lưu ý rằng hành động giá có phần bearish do thị trường chứng khoán Mỹ tăng cao hơn và lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng hơn 10 bps so với mức đáy.
CHF – Matthew Pheasant
Hôm qua, chỉ số S&P500 đã lập đỉnh cao nhất mọi thời đại, điều này khiến tâm lý rủi ro tiêu cực vào cuối tuần trước trở thành câu chuyện của dĩ vãng. Tuy nhiên, tác động của việc này lên thị trường FX là khiêm tốn, và CHF đặc biệt trầm lắng khi các tâm lý và niềm tin vẫn đang rất thấp. Trên cơ sở phục hồi của thị trường chứng khoán và việc lợi suất TPCP Mỹ đã tạo đáy vào cuối tuần trước, tôi nghĩ giữ Short CHF so với các đồng high-beta như GBP là chiến lược hợp lý (tức Long GBP/CHF), dù vậy vẫn cần thận trọng trước rủi ro. Tỷ giá USD/CHF đã tìm thấy hỗ trợ quanh vùng 0.9130/50 và việc tăng trở lại phía trên 0.92xx là đáng khích lệ, trong khi đó các cặp chéo khác như GBP/CHF có ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại 1.26, nếu cặp chéo này tăng trở lại vùng 1.2800/20 sẽ mở ra khả năng phá vỡ ngưỡng 1.30 phía trên.
JP Morgan Trading Desk