Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 16.10.2020: Risk-off tràn ngập thị trường, hãy cẩn trọng với vị thế đang có.
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Bullish với EUR/USD trong trung hạn nhưng vào vị thế nhỏ thời điểm này. Không mở vị thế GBP lúc này. Giữ Short USD/JPY và USD/CHF.
EUR –Simon Spearing
Đồng tiền chung châu Âu bị bán tháo ngày hôm qua, khi cả quỹ tiền mặt và quỹ phòng hộ đều bán đồng tiền này tại các chi nhánh của chúng tôi, bởi: số ca nhiễm COVID-19 tại các quốc gia trong khối liên tục tăng và đang chưa có bước đột phá trong thoả thuận Brexit (hãy chú ý tới phát ngôn chính thức của ông Johnson ngày hôm nay), căng thẳng xung quanh vấn đề ngân sách của EU, và tâm lý rủi ro tiêu cực nói chung đang gây áp lực lên đồng Euro. Trong khi những lo ngại trên vẫn còn hiện hữu, các tài sản rủi ro đang biến động hai chiều và sáng nay còn có đà tăng nhẹ. Có một số tin tức tích cực trông sáng nay khi doanh số bán lẻ xe hơi tăng lần đầu tiên trong 9 tháng. Chúng tôi vẫn giữ quan điểm "bullish" trung hạn với EUR/USD, tuy nhiên chỉ đặt lượng nhỏ vị thế Long chủ đạo ở thời điểm hiện tại và sẽ cân nhắc lại khi tỷ giá phá qua hỗ trợ tại 1.1660 là mức Fibo. Đà tăng lên trên 1.1730/40 sẽ là dấu hiệu tỷ giá còn tiếp tục tăng.
GBP – Charlie Cass
Thị trường đang rất không vững vàng khi tỷ giá gần như xoá sạch đà tăng hôm thứ 4 sau khi Hội đồng liên minh châu Âu tỏ ra không mấy lạc quan. Giọng điệu của các quan chức châu Âu cho thấy sự bất cần hơn trước (mà chủ yếu là từ ông Macron). Có vẻ như họ đang đối đầu với ông Boris, chỉ trích ông bày mưu và mong rằng điều đó có thể khiến ông nhượng bộ khi tiến sát tới thời hạn chót mà ông này tự đề ra. Thật vậy, căng thẳng đã giảm bớt hôm qua khi ông Frost đã khuyên rằng họ phải tiếp tục đàm phán, nhưng lại bày tỏ sự thất vọng vào sáng nay về kết luận của Hội đồng châu Âu - chủ yếu là bình luận "không còn thực sự hứng thú với việc đàm phán" và "tất cả những động thái tiếp theo phải đến từ Anh". Những phát ngôn này từ đó đã được xoa dịu sau bình luận của ông Barnier và bà Merkel. Tuy nhiên sức nóng vẫn còn đó trong ngày hôm nay và tôi rõ ràng ít tự tin hơn vào hành động sắp tới của ông Boris, quan điểm này hẳn cũng đang lan ra khắp thị trường. Do đó đang có rủi ro 2 chiều trong ngày hôm nay và việc giữ vị thế trước thông báo - điều mà chúng tôi không rõ sẽ xảy ra lúc nào - sẽ khá vô nghĩa, do đó chúng tôi sẽ giao dịch linh động trong ngày hôm nay. 1.2845/50 là hỗ trợ tiếp theo trong khi 1.2800/10 và 1.2650 là 2 mốc hỗ trợ phía dưới (0.9000, 0.8945/50, 0.8860 ở EUR/GBP) trong khi 1.2960/70 là kháng cự gần và 1.3010, 1.3115/20 là ngưỡng kháng cự phía trên (0.9120/25, 0.9215/20, 0.9270/80 EUR/GBP) - đó là các mức đặc biệt dành cho hôm nay - chúc bạn may mắn và có những ngày cuối tuần vui vẻ.
AUD, NZD, CAD – James Clark
Khả năng thay đổi mục tiêu chính sách tiền tệ của RBA chuyển từ từ kiểm soát lợi suất sang tập trung nới lỏng định lượng (QE), như chúng tôi dự báo là diễn ra vào tháng 2 năm sau, là một vấn đề đáng quan tâm khi đây là ngân hàng miễn cưỡng nhất trong nhóm G10 thực hiện chính sách mua trái phiếu. Tôi nghĩ rằng điều này có thể xảy ra sớm nhất là vào tháng tới bởi hiện tại mọi chuyện vẫn chưa rõ ràng. Thêm vào đó là lệnh cấm nhập khẩu than mà Trung Quốc áp lên Australia, cùng với việc thị trường đang long AUD, cho thấy bức tranh khá “bearish”. Thực tế, trước ngày hôm qua các quỹ phòng hộ đã mua AUD từ chúng tôi trong 6 ngày liên tiếp và tổng lượng mua AUD từ các chi nhánh của chúng tôi vào Thứ Ba và Thứ Tư là rất ấn tượng. AUD/USD sẽ khó có thể giảm nếu như tâm lý rủi ro ổn định trở lại nhưng tôi đang quan sát ngưỡng 1.1650 ở EUR/USD và 21.60/80 ở USD/MXN như một thước đo cho việc tâm lý risk-off có thể duy trì đến mức nào. Ở thời điểm đó, tôi nghĩ có thể chuyển sang giao dịch AUD qua các cặp chéo khác và AUD/CAD là cặp tiền yêu thích của tôi, với việc CAD sẽ được hưởng lợi từ “làn sóng xanh”. Tuy nhiên có vẻ như thông tin này chưa được phản ánh vào giá. Hiện tại tôi mong đợi AUD sẽ giảm ít nhất xuống mức 0.7.
JPY – Charlie Cass
Các cặp chéo XXX/JPY giao dịch sôi động vào hôm qua khi tài sản rủi ro chịu nhiều áp lực trong, nhưng tôi phải thừa nhận rằng price action đáng thất vọng đối với phe mua JPY vì USD/JPY vẫn tăng hầu hết thời gian trong ngày. Tuy nhiên trong sáng nay, nhu cầu mua JPY trong nước đã tiếp tục khiến USD/JPY suy yếu. Chúng tôi đã ghi nhận nguồn cung USD/JPY đáng kể từ một số quỹ tiền thật trong nước, điều này đáng khích lệ ở mức hiện tại và đã giúp củng cố niềm tin của chúng tôi. Giữ vị thế short ở đây, 104.85/90 là vùng hỗ trợ tiếp theo cùng với 104.40/50 bên dưới, trong khi 10580/85 vẫn là kháng cự cùng với 106.10/15 ở phía trên.
CHF – Matthew Pheasant
Tâm lý risk-off ngày hôm qua đã đẩy EUR/CHF giảm xuống dưới 1.07 và USD/CHF quay lại vùng kháng cự ngắn hạn tại 0.9160. Thị trường tiếp tục lo lắng về khả năng các lệnh phong tỏa mới và hệ quả của điều này đối với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, gói kích thích tài khóa không có tiến triển mới cũng khiến tâm lý rủi ro xấu đi. Khó để có niềm tin gì cụ thể vào lúc này, do đó giữ trạng thái mỏng theo thiên kiến Short USD.