Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 17.09.2020: USD tăng? Cơ hội Short đây rồi!
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Long EUR/USD và AUD/USD vào lúc này nhưng đứng ngoài với EUR/GBP. Short USD/JPY hướng tới 104.50. Short USD/CHF tại 0.9100/30. GBP có thể tiếp tục tăng
EUR –Simon Spearing
Đêm qua, FOMC đã đưa ra một thông điệp hơi khó hiểu nhưng tóm lại vẫn “dovish”, và với price action ban đầu (giật biên độ 150 pips trong 30 phút), tôi không phải là người duy nhất cảm thấy như vậy. Ủy ban đưa ra định hướng chính sách mới, báo hiệu giữ lãi suất cho đến cuối năm 2023, nhưng triển vọng về QE vẫn còn mơ hồ. Về lạm phát, mục tiêu của Ủy ban là “đạt được mức lạm phát vừa phải trên 2% trong một khoảng thời gian, để lạm phát trung bình đạt 2%”. Với việc Lạm phát dự kiến chỉ đạt 2% vào năm 2023, đây rõ ràng là một kết quả “dovish”. Bây giờ nói đến sự khó hiểu (ít nhất là đối với tôi) “Ủy ban sẽ giữ lãi suất ở mức 0-0.25% cho đến khi đạt được “toàn dụng lao động”, Lạm phát tăng lên 2% và trên đà vượt mức trung bình 2% trong một khoảng thời gian”. Từ quan trọng nhất đây là “trên đà”. Bạn có thể thấy sự khó hiểu bắt nguồn từ đâu. Nhân tiện, vượt mức trung bình bao nhiêu? Điểm mấu chốt ở đây là liệu lạm phát có phải tăng lên trên 2% trong một thời gian hay chỉ trông như “trên đà” xảy ra.
Fed vẫn tỏ ra cực kỳ “dovish” và việc tăng lãi suất vẫn chưa thể xảy ra tron 3 năm tới. Đây lại là lý do để mua USD một cách mạnh mẽ sao? Có lẽ đêm qua vẫn chưa đủ để chứng kiến một đợt USD suy yếu, và sự thiếu vắng bất kỳ thông tin rõ ràng nào về việc tăng quy mô QE có thể đã làm thất vọng phe bán USD. Với vị thế thị trường vẫn nghiêng về short USD, thời điểm sau cuộc họp đã chứng kiến một số động thái chốt lời Long EUR/USD, kéo dài qua đêm khiến TTCK giảm. Trung hạn, chúng tôi vẫn bullish với EUR/USD và giữ các vị thế Long, mặc dù các vị thế short USD của chúng tôi được phản ánh nhiều hơn qua đồng Yên vào thời điểm này. Hỗ trợ trong ngày sẽ được tìm thấy ở mức 1.1745/55.
GBP – Charlie Cass
Johnson đã có sự thỏa hiệp nhằm ngăn chặn những người chống đối vào hôm qua. Mặc dù điều này được cho là tích cực, nó không thay đổi bức tranh lớn và chưa đủ để làm hài lòng Nghị viện châu Âu, những người sẽ phải bắt đầu xử lý các hậu quả pháp lý kéo dài trong tháng tới. Sự tập trung sẽ vẫn đổ dồn về các cuộc đàm phán. Như chúng tôi đã viết, bất cứ tin tức mới nào sẽ có vẻ tích cực hơn là tiêu cực, do tâm lý tồi tệ như tuần trước khó có thể lập lại trong. Trong khi đó, các chi nhánh tiếp tục ghi nhận quỹ tiền thật mua vào đồng Bảng Anh (ngày thứ tư liên tiếp) trong khi các quỹ phòng hộ chuyển sang mua ròng khối lượng nhỏ vào ngày hôm qua (sau sáu ngày bán liên tiếp). Tôi nghĩ rằng Bảng Anh có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian gần. Chúng ta có cuộc họp BoE trong ngày hôm nay, và không có gì vội vàng để Ủy ban chính sách tiền tệ phải làm bất cứ điều gì. Trong khi đó, khi chúng ta tiến gần đến thời điểm kết thúc của quá trình đàm phán Brexit, BoE có ít khả năng sẽ thay đổi các giả định của họ về kết quả (theo Bailey, đánh giá này sẽ xảy ra vào tháng 11), do đó hãy kỳ vọng đồng bảng Anh ít biến động trong ngày hôm nay. Đứng ngoài với EUR/GBP và chờ diễn biến các dòng vốn mua bán. 1.2900/10 là hỗ trợ trong ngày với 1.2810/20 ở bên dưới (0.9065/70, 0.8995/00 đối với EUR/GBP) trong khi 1.2940/45 là vùng kháng cự trong ngày với 1.3030/50 ở phía trên (0.9130, 0.9170/75 đối với EUR/GBP).
AUD, NZD, CAD – James Clark
Cuộc họp của Fed đêm qua diễn ra với giọng điệu khá “dovish”, tuy nhiên nhìn vào thị trường ngoại hối thì chẳng có vẻ gì phản ánh điều đó khi USD tăng vọt, chịu sự ảnh hưởng bởi vị thế Long EUR quá lớn của thị trường. Đến cuối cùng, dù EUR/USD vẫn giữ trên 1.1700 và xu hướng USD giảm vẫn còn đó. Hai yếu tố có thể hạn chế đà tăng của USD vẫn không thay đổi, đó là (1) các quỹ tiền thật đang dần thoát khỏi việc nắm USD/các tài sản dưới dạng Dollar, và (2) các nhà xuất khẩu Trung Quốc giảm dần trạng thái Long USC/CNH của mình. Hãy vẫn giữ quan điểm Short USD. Đồng JPY vẫn là loại tiền chúng tôi ưu ái, tiếp tục nắm giữ ít nhất cho đến giữa tuần sau. Ngoài ra, Short USD thông qua EUR, AUD, và CNH là hợp lý, chủ yếu là do các đồng đang ở ngưỡng hấp dẫn. Hôm qua tôi đã nhắc đến việc Buy on dịp AUD/USD tại 0.7250/70 thay vì 0.7185/00 và giờ chúng ta đang có cơ hội ngay lúc này. Số liệu việc làm của Úc sáng nay cho thấy sự cải thiệm nhưng AUD/USD không thể tăng cao hơn do USD mạnh lên. USD/CAD cần phải duy trì được vùng 1.3240/70, bởi thị trường đã Long CAD quá nhiều và tôi nghi ngờ tính thuyết phục đang giảm dần, với tôi thì hẳn là thế. NZD mắc kẹt giữa câu chuyện kinh tế trong nước èo uột với câu chuyện USD giảm.
JPY – Charlie Cass
Cuộc họp BoJ sáng nay chỉ có chút thay đổi về dự báo nền kinh tế và điều này không gây ra tác động nào đến đồng Yen đang mạnh lên. Các mức hỗ trợ quan trọng đã bị phá vỡ khi USD/JPY giảm xuống 105.00/20 bên cạnh việc EUR/JPY phá vỡ 124.40 và ở các chi nhánh của chúng tôi thấy nhu cầu mua Yen từ các quỹ phòng hộ và cả quỹ tiền mặt nội địa với khối lượng ít hơn. Tôi được hỏi rất nhiều về việc chuyện gì đang xảy ra tuy nhiên tôi nghĩ rằng ta nên xem điều gì đang không xảy ra để biết câu trả lời cho câu hỏi trước đó - dòng tiền thật nội địa. JPY vẫn là đồng tiền ưa thích của nhiều người nhưng chỉ một số người mở vị thế khi cuộc chiến giữa phe chênh lệch lãi suất và dòng tiền đổ ra ngoài nước đang khá nhàm chán khiến các vị thế bị "bỏ rơi" (bao gồm cả của tôi). Không rõ tại sao tỷ giá lại biến động như vậy (có thể là do thương vụ ARM) và tôi không nghĩ nó quan trọng, điều cần quan tâm bây giờ đang giảm về đáy của biên độ dao động gần đây và chúng tôi thấy rất ít dấu hiệu của nhu cầu Sell JPY từ nội địa - hiện tại điều này không có nghĩa là mốc 100 của USD/JPY là không thể xảy ra, mà nó cho thấy các nhà đầu tư nội địa đang đồng thuận về xu hướng gần đây của đồng USD và biên độ dao động sẽ xuống dần. Tiếp tục Short USD/JPY, ông Powell không thực sự thuyết phục trong đêm qua khi vẫn hoàn toàn "dovish" và chênh lệch lãi suất thực sẽ tiếp tục đẩy đồng bạc xanh giảm xuống. 104.50 là hỗ trợ tiếp theo, 104.10/20 ở phía dưới trong khi 105.15/25 là kháng cự gần nhất, 105.75/80 ở phía trên.
CHF – Matthew Pheasant
Một nhịp tích lũy của vị thế Short USD sau cuộc họp FOMC đêm qua đã dẫn đến đà bán mạnh của EUR/USD, để rồi kéo USD/CHF tăng lên ngưỡng kháng cự ngán hạn tại 0.9100/30. Fed đêm qua cuối cùng vẫn giữ giọng điệu “dovish”, với việc xác nhận giữ lãi suất gần ngưỡng 0% ít nhất trong vòng 2 năm tới, đi kèm việc không kỳ vọng các công cụ hiện nay đủ để giúp đạt được kỳ vọng lạm phát của Fed. Tuy vậy thị trường ngoại hối lại chứng kiến USD bật tăng mạnh, chủ yếu do các trạng thái Short USD bị siết, và cũng không nhận được hỗ trợ nào từ TTCK khi cổ phiếu bị bán tháo do các đánh giá tiêu cực của ông Powell về triển vọng tăng trưởng. Cuối cùng, không có điều gì thay đổi đáng kể và chúng tôi vẫn giữ quan điểm Short USD, với việc mở vị thế Short USD/CHF tại vùng 0.9100/30 đã nói ở trên, so với mức 0.9200 từng nhắc đến trước đây.