Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 21.09.2020: "Bóng ma" Lockdown ám ảnh khu vực Châu Âu.
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Buy on dip EUR/USD tại biên độ dưới, và Long EUR/GBP . Sell on rally AUD/NZD khi tiến gần 1.09. Chờ Long USD/CAD tại 1.3150. Giữ Short USD/JPY, và chờ Short USD/CHF tại 0.92.
EUR –Simon Spearing
Xu hướng giảm của USD vẫn còn tồn tại, mặc dù sự chú ý chắc chắn đã chuyển từ EUR/USD sang USD/JPY và USD/CNH. Đồng Euro đã đình trệ một chút gần đây, với EUR/JPY giảm đáng kể vào tuần trước. USD/JPY sẽ tiếp tục dẫn dắt trong ít nhất 2 phiên tới, dù Nhật Bản trong kỳ nghỉ lễ và tâm lý rủi ro khá tích cực vào những ngày cuối tuần xung quanh việc chính quyền Trump và Trung Quốc cho phép thương vụ TikTok được diễn ra. Mặc dù đồng Euro có thể không phải là trung tâm của sự chú ý, nhưng dòng vốn mua-bán vẫn đáng khích lệ khi các quỹ phòng hộ đã giảm đáng kể các vị thế bullish từ mức cao nhất gần đây. Có vẻ như đang có xu hướng bán USD từ các quỹ tiền thật, kèm theo việc các nhà xuất khẩu Trung Quốc giảm bớt các vị thế Long USD trên bất kỳ nhịp phục hồi nào của USD/CNH. 1.1700-1.20 sẽ là phạm vi dao động trong thời gian tới, cho đến khi sự chú ý quay lại đồng EUR và chúng tôi khuyến nghị buy on dip. Trước mắt, chúng ta sẽ tìm thấy hỗ trợ tại 1.1810/20 và kháng cự tại 1.1917. Các chỉ số PMI của Châu Âu vào thứ Tư có thể mang sự chú ý trên thị trường trở lại đồng tiền chung.
GBP – Charlie Cass
Báo chí Anh vào cuối tuần chủ yếu tập trung sự lo lắng dành cho các ca nhiễm virus hơn là vấn đề Brexit, khi mà số lượng lây nhiễm tại Anh tiếp tục tăng gần đến ngưỡng kích hoạt một đợt phong tỏa nữa diễn ra trong tương lai gần. Trong khi đó ông Sunak được cho rằng sẽ kéo dài cơ chế hỗ trợ cho vay doanh nghiệp trong tuần này. Nhịp điều chỉnh của Sterling có vẻ đã dừng lại vào lúc này và bức tranh về dòng tiền mua-bán không cho thấy tín hiệu gì cụ thể mặc dù rõ ràng vẫn có một lương vị thế Short Pound tương đối được thiết lập trong vài tuần qua. Ủy ban Giao thương Quốc tế sẽ quay trở lại Hạ Nghị viện Vương quốc Anh vào ngày mai để bỏ phiếu và có khả năng những sự điều chỉnh sẽ là tâm điểm cho vòng đàm phán tiếp theo diễn ra vào tuần sau, trong bối cảnh tín hiệu gần đây cho thấy chuyển biến tích cực. Chúng tôi vẫn nhìn nhận Bearish với GBP. Price action vững vàng ở phía trên 0.9170/75 sẽ là tín hiệu Bullish cho cặp chéo và kéo chúng tôi quay lại mở vị thế. Đối với Cable, vùng 1.2910/20 là hỗ trợ gần và xa hơn là 1.2860/70 (với EUR/GBP hỗ trợ là 0.9120/30, 0.9065/70), trong khi 1.3000/10 tiếp tục là kháng cự cứng, và xa hơn là 1.3040/50 (với EUR/GBP kháng cự là 0.9170/75 và 0.9200/05).
AUD, NZD, CAD – James Clark
Sau khi Bộ trưởng tài chính New Zealand có vẻ làm “hạ nhiệt” kỳ vọng thị trường vào việc RBNZ tác động lên lãi suất, thì thứ Sáu vừa rồi chủ yếu chịu tác động của Price action khi AUD/NZD có lúc giảm thấp xuống dưới 1.08 lần đầu tiên kể từ đầu tháng Tám. Những người giao dịch ngắn hạn đều đang Long cặp chéo này và tôi nhận thấy vị thế thị trường dường như vẫn “sống sót” sau cú giảm mạnh đó, phần nào nhờ sự hỗ trợ từ phía tỷ giá NZD/USD khi không thể tiếp cận được vùng 0.68. AUD/NZD đã quay trở lại ngưỡng 1.08 vào phiên Á sáng nay khi các tin tức tích cực được công bố cho thấy số lượng ca nhiễm Covid-19 tại bang Victoria của Úc đang giảm, và cũng do tỷ giá USD/CNH tiếp tục có dấu hiệu chờ Sell on rally. Mặc dù Kiwi lẽ ra phải giảm thấp hơn nữa trong một năm mà RBNZ gần như sẽ triển khai lãi suất âm, nhưng lại không có yếu tố rõ ràng nào trong ngắn hạn để kích hoạt đợt Short mới. Tôi không chắc chúng ta đã hoàn toàn vượt qua đợt quét trạng thái đồng Kiwi tồi tệ nhất, và do đó tôi đề xuất Sell on rally cặp chéo AUD/NZD khi tỷ giá tiến gần đến gần ngưỡng kháng cự tại 1.09. Quan điểm Short USD vẫn duy trì.
Những đồng tiền high beta có một ngày thứ Sau tồi tệ và thị trường lại đang Long CAD rất nhiều. Rất đáng quan ngại khi thị trường từ chối nhịp tăng mạnh của dầu vào cuối tuần rồi, khiến giá WTI quay lại mức $40. Chúng tôi vẫn giữa quan điểm Short USD, trong đó JPY đang là đồng tiền dẫn đầu danh mục đầu tư. Đối với USD/CAD, tôi hoài nghi thị trường đang chờ giảm vị thế sau nhiều lần áp sát ngưỡng kháng cự 1.3240/70 thời gian qua, và thêm vào đó là động lực cho CAD tăng không thực sự rõ ràng. Bởi vì bản thân kỳ vọng sẽ xuất hiện một lực mua mạnh khi giá giảm về 1.3000/50, tôi sẽ mở vị thế chiến lược Long USD/CAD khi giá giảm về dưới 1.3150.
JPY – Charlie Cass
Buổi sáng khá yên tĩnh khi Tokyo nghỉ lễ hôm nay và ngày mai, nhưng xu hướng tăng của JPY vẫn tiếp diễn sau Price action ấn tượng của tuần trước. Câu chuyện chính vẫn là sự vắng mặt của nguồn cung JPY trong nước, và điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi USD/JPY ngày càng suy yếu. Vì vậy chúng tôi vẫn giữ quan điểm “bullish” với đồng Yên vào thời điểm này và tiếp tục Short USD/JPY. Việc phá vỡ và đóng cửa dưới 104 sẽ tạo ra sự phấn khích hơn nữa và thu hút lực bán mới. Vùng hỗ trợ tiếp theo là 103.00/20, trong khi 104.85/90 là kháng cự trong ngày với 105.15/25 ở phía trên.
CHF – Matthew Pheasant
Một khởi đầu tiêu cực cho tuần này sau nhiều tin tức cuối tuần xung quanh số ca nhiễm tăng đột biến và các đợt phong tỏa tiếp theo đã khiến các tài sản rủi ro suy yếu. EUR/CHF đã phục hồi từ mức đáy 1.0720/30 trong tuần trước, dẫn dắt bởi sức mạnh của đồng Euro, và bây giờ có vẻ sẽ bứt phá lên trên mức 1.08. Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm “bearish” với đồng Dollar, mặc dù hiện tại chúng tôi đang tỏ ra thận trọng hơn một chút do tâm lý rủi ro chưa phục hồi. Không có gì thú vị với price action của USD/CHF, mặc dù cặp tiền này đã chạm đến vùng Short ngắn hạn của chúng tôi ở 0.9130. Short USD/CHF với điểm dừng lỗ 0.9200 vẫn là chiến lược ưa thích của chúng tôi, mục tiêu phá vỡ 0.9050 và thậm chí là 0.9000.