Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 23.02.2021: Powell và RBNZ sẽ khiến thị trường "dậy sóng" trong 24H tới?
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Thị trường đổ dồn sự chú ý lên phát biểu của ông Powell trong tối nay, cũng như động thái mà RBNZ sẽ thực hiện trong sáng mai. Chúng tôi vẫn lựa chọn Short USD trong trung hạn so với GBP, AUD, và CAD. Short NZD trên các cặp chéo trước thềm RBNZ.
EUR – Simon Spearing
Sau khi Lagarde bình luận ngày hôm qua, rằng NHTW đang “theo dõi chặt chẽ diễn biến của lợi suất danh nghĩa trái phiếu kỳ hạn dài”, trọng tâm bây giờ sẽ chuyển sang chủ tịch Fed - Jerome Powell - xem liệu ông ấy có thể xoa dịu thị trường hơn nữa hay không. Sau những nhận xét của bà Largarde, chúng ta nên theo dõi chương trình mua tài sản PEPP, để xem những lời nói của Lagarde chỉ đơn thuần là vậy hay liệu có sự thay đổi trong quan điểm/chính sách hay không. Lợi suất trái phiếu dường như đang chững lại ngay cả trước bình luận của Lagarde nhưng nếu Powell nói bất cứ điều gì tương tự hoặc cho những manh mối trong việc giải quyết tình trạng hỗn loạn hiện tại, thì lợi suất và thị trường trái phiếu sẽ dịu đi và tài sản rủi ro sẽ phục hồi. Nếu vậy chúng tôi sẽ vui vẻ tham gia vào xu hướng. Chúng tôi tiếp tục duy trì chiến lược short USD so với GBP, AUD, CAD và giữ các vị thế long EUR/USD chủ đạo, chiến lược này hơi sai lầm kể từ tuần trước khi chúng tôi mua lại ở mức giá xấu hơn. Chỉ số CPI khu vực Eurozone sẽ được công bố lúc 5h chiều nay, nhưng mọi con mắt sẽ đổ dồn vào Powell lúc 22:00 giờ Việt Nam.
GBP – Charlie Cass
Cable tiếp tục đà tăng trong thời gian qua và khiến chúng tôi phải suy nghĩ thật nhiều bởi khi xét đến mức độ Long đồng tiền này của cộng đồng đầu cơ. Xu hướng mua EUR/GBP của khối doanh nghiệp mà chúng tôi ghi nhận qua chi nhánh, và nhu cầu mua GBP bền bỉ của quỹ tiền thật vẫn là yếu tố áp đảo (ít nhất là tại JPM). Bên cạnh đó, kế hoạch mở cửa của ông khá cẩn trọng – đây là lựa chọn đúng trong thế giới khó lường này, nếu xét về tốc độ và mức độ hiệu quả của chương trình vắc-xin. Các cặp chéo so với Sterling vẫn ở vùng quá mua trên RSI, nhưng chưa có tín hiệu mean reversion. Chúng tôi vẫn giao dịch chiến thuật và không vội vã gia tăng vị thế ở vùng giá này, giữ trạng thái Long lõi với Cable và sẽ chờ tăng thêm tại vùng 1.3950/80 nếu tỷ giá có thể may mắn quay về đây trong tương lai gần. Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh vẫn xấu hơn kỳ vọng nhưng thị trường không quan tâm. Phát biểu của Powell vào đêm nay có thể đề cập mối quan tâm đến xu hướng di chuyển của lợi suất TPCP Mỹ, cũng như đối với phát biểu của Lagarde vào hôm qua. 1.4100/10 là ngưỡng kháng cự kế tiếp, xa hơn là 1.4150 phía trên (EUR/ GBP: 0.8670/80, 0.8740). Hỗ trợ ngắn hạn đang tại mức 1.4050, và 1.3950/55 phía dưới (EUR/GBP: 0.8635/40, 0.8590/00).
AUD, CAD – James Clark
Tôi đã thảo luận rất kỹ gần đây rằng lợi suất toàn cầu cao hơn sẽ hỗ trợ cho các đồng tiền high-beta trong G10 so với USD và JPY. Hôm qua Lagarde nói rằng “ECB đang theo dõi chặt chẽ lợi suất danh nghĩa trái phiếu kỳ hạn dài” và các đồng tiền high-beta trong G10 tiếp tục thể hiện tốt. Powell sẽ có phát biểu vào buổi tối nay và nếu ông đưa ra điều gì đó tương tự như Lagarde hoặc thậm chí gợi ý về việc kéo dài thời gian mua tài sản thì đó chắc chắn là tín hiệu bullish. Do đó, có vẻ như các đồng tiền trong nhóm G10 đang ở một vị trí tốt thời điểm hiện tại. Tôi có xu hướng nghĩ rằng điều duy nhất có thể làm trật đường tăng giá của các đồng high-beta trong thời gian tới là lợi suất trái phiếu tăng cao gây tổn hại đến TTCK, và dựa trên hành động giá vào tuần trước cũng như mức độ sẵn sàng bắt đáy khi giá giảm của thị trường gần đây, tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn còn cách xa thời điểm đó. Vì vậy, chúng ta cần duy trì khối lượng giao dịch tốt và kiên trì với quan điểm short USD so với GBP, CAD và AUD trong G10. Tôi không thích NZD do RBNZ sẽ có cuộc họp vào sáng mai.
NZD – James Clark
Cuộc họp RBNZ sẽ diễn ra vào sáng sớm ngày mai và rủi ro ở đây sẽ là động thái “dovish” bất ngờ từ phía NHTW này. Tôi chờ đợi để mở Short NZD trước cuộc họp. Kinh tế New Zealand có sự tăng trưởng tốt trong năm vừa qua nếu so với những quốc gia khác, nhưng việc biên giới vẫn đóng cửa thêm một thời gian dài nữa sẽ gây tổn hại đến tiềm năng tăng trưởng nhờ vào làn sóng định cư và du lịch. Vẫn còn nhiều việc cần làm để thu hẹp khoảng cách GDP và mọi thứ trở nên khó khăn hơn khi các quy định siết chặt tỷ lệ Loan-to-Value (LTV) được áp dụng vào tháng Ba tới nhằm kiềm hãm cơn sốt giá nhà, và sẽ trở nên khó khăn hơn nữa vào quý II. Giá nhà bùng nổ chính là yếu tố then chốt cho phục hồi kinh tế New Zealand năm ngoái, và chính phủ không hài lòng với khoảng cách giàu-nghèo ngày càng mở rộng bởi giá nhà tăng cao, trong khi tỷ lệ việc làm vẫn tiêu cực. Chương trình nới lỏng tiền tệ của NZ đang tồn tại một yếu tố kỹ thuật, trong đó quy định nếu khối lượng mua vào trái phiếu của họ chạm ngưỡng giới hạn được định ra từ trước, thì RBNZ sẽ sở hữu hơn 60% thị trường trái phiếu nước này. Đây là ngưỡng then chốt đối với mức độ sở hữu trái phiếu của RBNZ, và nếu vượt qua mức này thì thị trường trái phiếu sẽ biến dạng và do đó RBNZ sẽ cần phải giảm quy mô QE. Liệu RBNZ có phớt lờ điều này vào kỳ họp ngày mai hay không vẫn là yếu tố cần chú ý, nhưng bởi thị trường cũng hết sức quan tâm đến điều này, nên RBNZ cũng sẽ rất thận trọng. Việc thừa nhận thất bại của chương trình QE khi lợi suất TPCP đang tăng mạnh, kéo theo đồng tiền mạnh lên gây bất lợi khi kinh tế vẫn còn cần phải nới lỏng tiền tệ, sẽ không phù hợp với lịch sử điều hành và quan điểm về đồng tiền suy yếu của RBNZ trước đây. Do đó, nếu RBNZ thực sự đề cập vấn đề về QE, họ sẽ làm dưới hình thức chuyển từ QE sang một chính sách khác. Cắt giảm lãi suất, định hướng thị trường, hoặc mua vào tài sản nước ngoài đều là các phương án khả dĩ, tuy nhiên tôi có dự cảm sẽ là 2 yếu tố đầu tiên. Tình huống giả định như trên của tôi khác xa với kỳ vọng thị trường, trong đó cho rằng RBNZ sẽ tránh tăng thêm QE và không có phương án thay thế. Do đó, thị trường chủ yếu đang Long NZD và rơi vào rủi ro RBNZ phát đi động thái “dovish” bất ngờ. Tôi không có trạng thái Short NZD lúc này bởi vẫn tin rằng USD suy yếu và ưu tiên Long các đồng high-beta. Tuy nhiên, tôi sẽ giao dịch chiến thuật: hoặc là Short NZD so với USD, hoặc là trên các cặp chéo trước thềm kỳ họp sáng mai.
JPY – James Clark
Một ngày biến động trên thị trường trái phiếu khiến cho việc short JPY trở nên khó khăn vì vị thế ngắn hạn ủng hộ USD/JPY giảm (các quỹ phòng hộ mua vào JPY ngày hôm qua) ngày càng rõ ràng. Cặp tỷ giá này đã quay trở lại dưới mức MA 200 ngày khi Lagarde nói rằng ECB đang “theo dõi chặt chẽ” lợi suất trái phiếu danh nghĩa có kỳ hạn dài, khiến các cặp chéo JPY suy yếu và USD/JPY phá vỡ vùng hỗ trợ 105.15/20. Rõ ràng Powell sẽ trở thành tâm điểm ngày hôm nay lúc 22:00 giờ Việt Nam khi ông đưa ra quan điểm về vấn đề này và một bình luận nào đó giống như Lagarde hoặc mạnh mẽ hơn sẽ khiến USD bị ảnh hưởng khá nặng vào hôm nay. Chúng tôi vẫn thấy các nhu cầu mua USD/JPY tiềm năng trong tuần này vì vậy bám trụ với các vị thế Long ở đây. Nhật Bản trong kỳ nghỉ lễ nên sáng nay rất yên tĩnh, 105.20 là kháng cự ngắn hạn với 106.20 ở trên trong khi 104.90 là hỗ trợ ngắn hạn với 104.40 bên dưới.
CHF – Matthew Pheasant
Hôm qua là một ngày biến động giật 2 chiều trên thị trường FX, mặc dù vậy EUR/CHF tiếp tục tăng cao hơn khi các chi nhánh của chúng tôi ghi nhận các quỹ phòng hộ bán ra CHF. Tôi vẫn giữ thái độ trung lập đối với USD/CHF hiện tại vì có nhiều cách tốt hơn để thể hiện quan điểm bearish USD trên G7 (cụ thể là trên GBP, AUD, CAD), vì vậy hãy đứng ngoài. Liệu Powell có kéo dài thời hạn chương trình QE hay không sẽ là tâm điểm phát biểu hôm nay, và điều này nếu có sẽ khiến đồng USD giảm mạnh.