Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 27.07.2021: Buy on dip GBP là lựa chọn phù hợp lúc này
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.
EUR – Kelvin Hebburn
Thị trường FX vẫn ở trạng thái không rõ ràng, đà bán ra tài sản rủi ro đã chậm lại, và trong khi tâm lý đã ổn định và một số loại tiền tệ nhất định cung cấp điểm vào lệnh hấp dẫn hơn so với nơi chúng từng giao dịch chỉ một thời gian ngắn trước đây, thị trường vẫn còn “những vết sẹo” và di chuyển với không quá nhiều sự tự tin trong khoảng thời gian này. Khả năng duy trì mở cửa của các nền kinh tế khi biến thể Delta lan rộng là chìa khóa cho tăng trưởng trong tương lai, và vì vậy cả thế giới đang theo dõi “cuộc thí nghiệm” tại Vương quốc Anh, nơi các ca bệnh đang giảm nhanh chóng từ mức đỉnh điểm để chứng minh rằng tiêm chủng là con đường duy nhất thoát khỏi mớ hỗn độn này. Mặt khác, các giả định về tăng trưởng đang bị kiềm chế cùng với tình trạng không chắc chắn hiện tại, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục bị xáo trộn và tiến độ chương trình tiêm chủng trên toàn cầu khá không đồng đều. Nhìn chung, môi trường hiện tại không phù hợp để nắm giữ một lượng lớn rủi ro, và thực tế là đó là những gì chúng ta đang thấy, hoạt động thị trường nhìn chung vẫn rất ít. Với sự không chắc chắn lúc này, trong khi lợi suất của Hoa Kỳ ổn định, tôi không cho rằng nó có thể tăng lên cao hơn trong thời gian ngắn nên quan điểm vẫn là short USD/JPY dù sự tự tin đã giảm so với tuần trước.
Đồng EUR tiếp tục dao động quanh 1.18 với việc thiếu vắng động lượng và yếu tố dẫn dắt và do đó tôi không thể dự báo những diễn biến tiếp theo vào lúc này.
GBP – Simon Spearing
Cable đã tăng so với EUR và USD hôm qua khi tìm được hỗ trợ trong thời điểm thị trường rủi ro phục hồi. Quan điểm trong vài tuần vừa qua đó là Long GBP, và dù thực tế đây là một hành động khó khăn, chúng tôi vẫn giữ lập trường buy on dip GBP. Gốc rễ của suy nghĩ Long GBP bắt nguồn từ sự thay đổi của BoE sau khi Ramsden và Saunders đưa ra những thông điệp ‘hawkish’ và mặc dù sau đó một số ý kiến đối lập đã được đưa ra, đơn cử là từ Broadbent, tôi vẫn tin NHTW này sẽ theo đuổi hướng ‘hawkish’. Cùng với đó, tôi cho rằng số ca nhiễm Covid không đáng sợ như mọi người nghĩ, khi Vương quốc Anh đã báo cáo số ca nhiễm giảm ngày thứ 6 liên tiếp, và do đó Long GBP là hợp lý. Vâng, đúng là số người nhập viện tăng, nhưng chúng ta đã lường trước và cũng không ở mức độ đáng báo động, vì vậy GBP sẽ tăng. Có một lập luận là số trường hợp xét nghiệm dương tính giảm vì các trường học đang nghỉ hè, nhưng phản biện của tôi đó là việc ít tiếp xúc thì ít lây nhiễm. Chi nhánh của chúng tôi tiếp tục ghi nhận lực mua GBP từ quỹ tiền thật, trong khi quỹ phòng hộ cũng là bên mua trong suốt 4 ngày vừa rồi. Nhưng như chúng ta đã thấy, tâm lý thị trường thay đổi chóng mặt, do đó tôi vẫn chừa lại vốn để gia tăng trạng thái Long mỗi khi GBP giảm trong tuần. Hỗ trợ gần nhất là tại 1.3790/1.3800 và xa hơn là 1.3700/20 (EUR/GBP: 0.8500). Kháng cự là tại 1.3900 (EUR/GBP: 0.8600/20).
AUD, NZD – James Clark
Các đồng Antipodes đã đánh mất phần tăng của hôm qua ngay trong phiên Á hôm nay khi thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục vật lộn. Vào lúc này mức di chuyển là khá nhỏ bởi có vẻ thị trường tài sản rủi ro vẫn không rõ nên đi theo tín hiệu nào, liệu nên theo hướng tích cực như TTCK Mỹ tăng và số ca nhiễm của Vương quốc Anh đã tạo đỉnh, hay theo hướng tiêu cực như: chứng khoán Trung Quốc giảm điểm và lợi suất TPCP Mỹ gặp thử thách. Tôi đoán chúng ta sẽ trải qua ít nhất vài tuần nữa với thị trường biến động giật hai chiều trước khi xác định một phương hướng rõ ràng, bởi tôi không thấy Fed có thể giúp gì trong tình huống hiện nay, và do đó sẽ tập trung quan sát diễn biến dịch bệnh tại Vương quốc Anh. Về nội tại của Úc thì nước này cũng đang chịu sự hoành hành của biến thể Delta, khó để áp dụng chiến lược chặt chẽ như New Zealand, trong khi đó tỷ lệ tiêm chủng lại rất thấp. Những điều này sẽ tạo áp lực lên đà tăng của AUD. Còn NZD thì sẽ tiếp tục giữ vững và lệnh đóng cửa hành lang biên giới với Úc trong 8 tuần hẳn là điều nên làm. Xu hướng lãi suất của NZ đã phản ánh vào giá, và nếu biến thể Delta gây sức ép thì xu hướng lãi suất sẽ bị điều chỉnh mạnh mẽ. Dù vậy, vào lúc này sức tăng của cặp chéo AUD/NZD vẫn sẽ bị giới hạn và có nhiều khả năng giảm sâu. Ngày mai sẽ công bố số liệu CPI quý II của Úc, có lẽ sẽ không quan trọng lúc này khi nước này có thể bị phong tỏa toàn quốc trong suốt quý III sắp tới.
CAD – Simon Spearing
Hôm qua tôi đã gợi ý rằng CAD có thể sẽ bắt đầu ngày một cách nặng nề, điều này đã xảy ra, nhưng cũng gợi ý rằng chúng ta cần phải linh hoạt trong các giao dịch của mình. Không có chất xúc tác rõ ràng để đảo chiều lúc này, nhưng thị trường ngoại hối những ngày gần đây là như vậy, những mối lo ngại vào buổi sáng, có thể dễ dàng bị loại bỏ trong phần còn lại của ngày. Đáng buồn thay, đây là những gì chúng ta đang phải đối mặt và tôi không thích thú khi nói rằng chúng tôi đang giao dịch chiến thuật tại thời điểm này. May thay, CPI và cuộc họp FOMC sẽ cho chúng ta điều gì đó để giao dịch, cũng như GDP và dòng tiền cuối tháng sẽ diễn ra vào thứ Sáu. Tiếp tục giao dịch tại các vùng giá quan trọng trong phạm vi 1.2420/40 - 1.2650/60.
JPY – James Clark
USD/JPY tỏ ra khá tẻ nhạt, không thể giảm quá nhiều với lợi suất vào chiều hôm qua và không thể tăng quá nhiều với tâm lý risk-on vào tối hôm qua. Xu hướng này nhắc lại rằng thị trường vẫn đang chờ đợi Fed vào tối mai và tiếc là tôi cũng không thực sự thấy mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhiều sau đó. Đối với tôi, Powell và đồng nghiệp không có động cơ thực sự để gây bất ngờ vào ngày mai. Họ đã thực hiện sự thay đổi ‘hawkish’ của mình trong cuộc họp trước, điều chỉnh lại cách nhìn của thị trường về họ nên không cần phải đi xa hơn ngoài việc thay đổi ngôn ngữ dần dần để cho thấy rằng họ đang dần dần tiến gần đến thắt chặt. Tương tự, bất chấp những lo ngại về biến thể Delta, họ không cần phải giảm bớt sự ‘hawkish’ của mình vì cổ phiếu đang ở mức cao mới và lợi suất giảm trở lại và tôi không thấy điều đó sẽ giúp ích gì. Khó có thể tỏ ra quá nhiệt tình với thị trường này ngay bây giờ nhưng tôi vẫn duy trì quan điểm Short USD/JPY ở vùng 110.60, dựa trên những lo ngại về tăng trưởng suy yếu do biến thể Delta.
JP Morgan Trading Desk