Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan New York 18.08.2020: DXY tiếp tục giảm như nhận định, nhưng đây chưa phải lúc chốt lời
Tùng Trịnh
CEO
Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan New York 18.08.2020: DXY tiếp tục giảm như nhận định, nhưng đây chưa phải lúc chốt lời
EUR (Scott McMurray)
Không ngạc nhiên khi tình hình ảm đạm trong tháng 8 đang diễn ra đúng dự báo, vì có rất ít thông tin mới để cân nhắc trước thềm cuộc bầu cử Mỹ. Mặc dù khối lượng giao dịch giảm đáng đáng kể trên diện rộng, nhưng USD tiếp tục suy yếu, không chỉ so với EUR, mà còn với các đồng tiền khác, điều này củng cố quan điểm rằng xu hướng giảm của DXY sẽ tiếp tục. Chiều nay, DXY đã phá vỡ “triple bottom” ở 92.50/55, giảm xuống 92.48 trước khi bước vào phiên NY. EUR/USD đã tăng lên đến 1.1915, sát với mức đỉnh 1.1916 vào ngày 6/8. Một nến H1 đóng cửa trên 1.1920 có thể kích hoạt nhịp tăng tiếp theo lên cao hơn, nơi cản tâm lý 1.2000 sẽ là mục tiêu đầu tiên. Với việc khối lượng giao dịch hàng ngày giảm, chúng ta có thể gặp những diễn biến giật hai chiều khó chịu, vì vậy tôi sẽ kiên nhẫn chờ gia tăng vị thế Long EUR/USD khi giá giảm về khu vực 1.1830/1.1780 hoặc đóng cửa trên 1.1920.
GBP (Robert Palladino)
GBP/USD một lần nữa tiếp cận mức đỉnh ngày 6/8 (1.3185), và cả vùng kháng cự theo đường xu hướng kéo từ đỉnh ngày 2/1/2020 (1.3266) và đỉnh ngày 9/3/ 2020 (1.8200). Tùy thuộc vào cách vẽ, một đường xu hướng từ tháng 4/2018 đã bị phá vỡ trong chiều nay ở mức 1.8140/50. Tôi đã mua GBP/USD và đang tìm cách tăng thêm vị thế ở phía trên 1.32 vì xu hướng tăng có thể sẽ quay trở lại. Dữ liệu IMM của tuần trước cho thấy các vị thế short GBP đã bị cắt lỗ hoàn toàn, nhưng có vẻ như GBP/USD không có đủ lực bứt phá mạnh mẽ lên phía trên như EUR/USD. Đàm phán thương mại giữa EU và Vương quốc Anh đã có rất ít tiến triển trong tuần này, và sẽ là tiền đề cho các cuộc đàm phán căng thẳng hơn vào tháng 9. Một lưu ý đối với price action là các chi nhánh của chúng tôi đang ghi nhận nhu cầu bán GBP/USD khá ổn định từ các quỹ tiền thật trong 4 phiên vừa qua.
JPY (Shalin Patel)
Sau khi tỷ giá USD/JPY giảm xuống mức hỗ trợ 106.00/20, các trader tại Nhật Bản lưỡng lự khi Long cặp tiền này trong phiên Á. Các quỹ đòn bẩy là nhóm nhà đầu tư chính Short USD/JPY, và cuối cùng cặp tiền đã giảm mạnh xuống mức 105.40, cộng thêm việc EUR/USD tăng lên mức 1.1900 (mức đỉnh là 1.1915). Nếu EUR/USD phá được mức cản từ ngày 16/08 ở 1.1916 thì động lực tăng giá sẽ trở lại, điều này sẽ khiến USD/JPY tiếp tục chịu áp lực. Pha rơi tự do xuống gần mức 105 khiến tôi bất ngờ bởi cặp tiền này còn ở trên 107.00 vào thứ 6 tuần trước, nhưng có lẽ là bài kiểm tra về vị thế đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Sell on rallies USD/JPY là chiến lược của chúng tôi, 106.00/30 là mức kháng cự gần nhất. Miễn là cặp tiền không đóng cửa ở trên mức 106.50/00 thì xu hướng giảm vẫn còn.
CAD (Robert Palladino)
Bộ trưởng Tài chính Canada, ông Bill Morneau đã từ chức vào ngày hôm nay và hiện chưa rõ người thay thế ông là ai. Có nhiều tin đồn về lý do đằng sau, tuy nhiên có lẽ nằm ở 3 lý do chính: Bê bối từ thiện, bất đồng quan điểm với ông Trudeau về chi tiêu ứng phó với COVID và việc ông Carney lên làm cố vấn cho ông Trudeau. Bà Crystia Freeland hay ông Mark Carney là 2 ứng cử viên sáng giá cho chiếc ghế nóng này, có lẽ do chiến lược của họ hợp với mức chi tiêu tài khoá mà ông Trudeau đặt ra (với mức thâm hụt lớn hơn). Phản ứng đầu tiên từ thị trường là Sell CAD, nhưng sau đó mọi thứ lại quay đầu khi ứng viên thay thế ông Morneau có thể sẽ là người hướng tới chi tiêu tài khoá mạnh tay hơn (điều có lẽ tích cực cho đồng CAD?) Tỷ giá USD/CAD đã nằm vững ở vùng dưới 1.32 và có rất ít mức hỗ trợ quan trọng cho đến tận mức 1.3100. Tháng 8 luôn là tháng tăng giá mạnh mẽ của đồng CAD và tôi không nghi ngờ điều đó, do đó tôi ưu tiên Short khi giá tiến gần tới mức 1.3220.