Chiến lược giao dịch JPMorgan London: Hold Long USD, nhưng cần thận trọng trước khả năng chốt lời vào phiên cuối tuần (15.05.2020)
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Giữ vị thế Short EUR và GBP nhưng ở mức trạng tháo vừa phải, cẩn thận trước khả năng chốt lời trong phiên cuối tuần. Đặt ‘take-profit’ một phần ở ngưỡng hỗ trợ 1.2165 đối với GBP/USD . Giữ vị thế mua JPY nhưng cần thận trọng. Giảm bớt vị thế short AUD, NZD, CAD để chờ đợi cơ hội tốt hơn tại các vùng 0.6500/20, 0.6050/60 và 1.3295/50.
EUR – Jeffrey Simmons
Vùng giá 1.07xx tiếp tục cho thấy đây là mức hỗ trợ khá cứng của EUR, nhất là khi thị trường chứng khoán tăng mạnh vào tối hôm qua và rạng sáng nay. Do đó, đồng USD giảm nhẹ vào buổi sáng phiên London hôm nay. Price action kiểu này như lời nhắc nhở rằng, dù cho USD có tăng khoảng 2-3% trong thời gian tới, thì như đã nhắc đến vào hôm qua, vẫn còn khá sớm để điều chỉnh vị thế một cách quyết liệt, nhất là nếu bạn vẫn đang đuổi theo xu hướng. Chúng tôi cần phải quan sát kỹ hơn về các chỉ số kinh tế và số liệu ca nhiễm bệnh khi các nước tái mở cửa vào các tuần sắp tớ đây. Theo tôi, thị trường chứng khoán đang đánh giá triển vọng vài tháng tới khá lạc quan cả về 2 khía cạnh tôi vừa nêu, nhưng không may là tôi lại chẳng lạc quan thế, và tôi nghi ngờ có thể chúng ta sẽ chứng kiến làn sóng Risk-off trở lại vào một thời điểm không xa. Dù vậy, chúng tôi vẫn luôn quan sát dao động giá hàng ngày cũng như vị thế ngắn hạn, và giá đóng cửa của chứng khoán hôm qua chính là thông điệp cứng rắn cho phe Bear, rằng họ chớ ăn mừng quá sớm. Quan điểm chúng tôi không thay đổi, nhưng khuyến nghị mở trạng thái vừa phải vào lúc này.
GBP – Karim Mir
Sterling vẫn tiếp tục được giao dịch một cách tẻ nhạt vào sáng nay sau 24 tiếng khá im ắng, đồng nghĩa với việc cặp GBP/USD đang được giao dịch trong biên độ hẹp quanh ngưỡng 1.2200 và cùng với đó, cặp EUR/GBP cũng đang ở quanh ngưỡng 0.8850. Các chỉ số cổ phiếu của Mỹ đảo chiều tăng vào cuối phiên hôm qua khiến tỷ giá GBP/USD tăng lên 1.2243, nhưng vẫn nằm dưới ngưỡng 1.2250 – điểm ‘pivot’ quan trọng, và tỷ giá lại quay về 1.2200 vào buổi sáng phiên London hôm nay. Chiến lược giao dịch của chúng tôi tiếp tục Short và đặt ‘take-profit’ một phần ở ngưỡng hỗ trợ 1.2165 đối với GBP/USD. Dù chúng tôi nghĩ rằng thứ Sáu sẽ chứng kiến một nhịp hồi của GBP/USD bởi cả thị trường dường như đang short sẽ phải ‘square’ trạng thái vào cuối tuần, tuy nhiên, vẫn giữ quan điểm Short.
JPY – Charlie Cass
Thị trường khá trầm lắng vào sáng nay sau khi các tài sản rủi ro tăng mạnh vào ngày hôm qua nhưng chỉ gây ra những biến động tương đối nhỏ trong G10, nhu cầu USD tăng trong "ngày Gotobi" đã đưa USD/JPY trở lại mức 107.50, nhưng sau đó đã giảm nhẹ trở lại về mức đóng cửa phiên London ngày hôm qua. Không thực sự có điều gì để nói thêm vào lúc này, trừ một vài diễn biến như sự hiếu chiến của Trump đối với Trung Quốc, nền kinh tế mở cửa trở lại, và sự tiến bộ của ngành dược. Chúng tôi vẫn cho rằng thị trường tài sản rủi ro đang có quá nhiều tin tức tốt. Chúng tôi vẫn giữ các vị thế mua JPY, dù niềm tin có phần giảm dần trong vòng 24 giờ qua – không có gì để thêm vào bức tranh của dòng tiền mua bán, ngoài việc một số tài khoản đang tích cực bán USD/JPY về mức thấp của ngày hôm qua. Rất nhiều dữ liệu của Mỹ sẽ được công bố ngày hôm nay mặc dù số liệu tháng 4 phần lớn đều không được quan tâm như: Chỉ số bán lẻ, Chỉ số sản xuất, và Chỉ số tuyển dụng và Khảo sát Doanh thu lao động (JOLTS). 106.70/75 vẫn là hỗ trợ tốt, xa hơn là 106.00/20, trong khi 107.75 là mức kháng cự và 108.10/20 ở mức cao hơn phía trên.
AUD, NZD, CAD – James Clark
Hôm qua dường như là một ngày rất then chốt trên thị trường FX khi mọi thứ đều ủng hộ cho quan điểm bearish sau những phát biểu không mấy tích cực của những nhà tạo lập thị trường gần đây. Tuy nhiên điều đang làm chúng tôi khá bối rối là trong khi các tin tức tiêu cực bao phủ khắp các mặt báo ngày hôm qua, như việc Trump ngụ ý rằng có thể "nghỉ chơi" hoàn toàn với Trung Quốc, thì chúng ta vẫn không được lần đầu tiên chứng kiến ngày thứ 3 giảm điểm liên tiếp của S&P500, kể từ khi Fed khai hỏa phát đại bác đầu tiên của họ vào tháng 3 vừa qua. Về mặt trung hạn tôi vẫn không có nhiều niềm tin vào đà tăng của thị trường chứng khoán, do đó tôi vẫn tiếp tục bảo lưu quan điểm của mình rằng sự mất giả của đồng bạc xanh chỉ mang tính chất tạm thời. Thêm vào đó, vị thế short Kiwi của tôi còn được củng cố bằng việc tôi đã thấy một số dấu hiệu bán ra NZD của các quỹ tiền mặt. Tuy nhiên sau ngày hôm qua chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro về một động thái siết giá cho đến cuối tuần và sẽ có một mức giá tốt hơn để mua USD. Tôi đã giảm bớt một vài vị thế long USD của mình trước các vị thế lõi short AUD, NZD, CAD và sẽ tìm kiếm cơ hội xây dựng lại vị thế trên các cặp tỷ giá AUD/USD, NZD/USD, USD/CAD khi giá hướng về các vùng 0.6500/20, 0.6050/60 và 1.3925/50.
CHF – Jeffrey Simmons
EUR/CHF hôm qua giảm về 1.0505 do chịu áp lực bởi tâm lý Risk-on quay trở lại mạnh mẽ, nhưng sau đó cặp chéo này tăng nhẹ trở lại. Vào cuối giờ chiều phiên London hôm qua, tổng bán ròng cặp chéo EUR/CHF trên cơ sở ghi nhận của hệ thống EBS (thuộc CME Group) ghi nhận mức độ lên đến 2 tỷ EUR, con số không hề nhỏ. Chúng tôi không có dòng tiền mua bán CHF đáng kể nào tuần này, tuy nhiên rõ ràng có rất nhiều người bán ra EUR/CHF trên thị trường. Từ góc nhìn chiến thuật, trượt giá tại mức dừng lỗ ở 1.05 tiếp tục là điều đáng quan tâm, khiến chúng tôi thận trọng khi với việc mở trạng thái Long tại đây. Các cú tăng gần đây không nhiều. Chúng tôi sẽ bỏ qua tỷ giá EUR/CHF và tiếp tục đứng ngoài cho đến khi nào biên độ giá trong ngày được nới rộng hơn. Chỉ còn là vấn đề thời gian để mức cản 1.05 bị phá vỡ, tuy nhiên với việc chứng khoán đóng cửa tăng vào hôm qua thì áp lực tạm thời được giảm bớt. Với mức giao động của EUR/CHF quá nhỏ hiện nay, tỷ giá USD/CHF cũng vì thế thiếu hấp dẫn.