Chiến lược giao dịch ngày 23/3 của UOB
Đạt Nguyễn
Currency Analyst
Dưới đây là các bình luận thị trường đến từ ngân hàng UOB.
Tuần trước là tuần đáng quên đối với nhiều người, và tiếp theo có thể sẽ là khởi đầu cho một tuần đáng thất vọng nữa.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ chạm giới hạn giảm giá vào sáng nay do tâm lý ngóng chờ gói kích thích nền kinh tế của Mỹ đã không đạt kỳ vọng. Các ngân hàng trung ương từ bé đến lớn đang tung ra các ‘vũ khí’ còn lại để trấn an tâm lý hoảng loạn vẫn còn hiện hữu. Ngày càng có nhiều quốc gia thực hiện phong tỏa đi lại toàn bộ trong vòng 2-4 tuần và tôi cho rằng các quốc gia khác cũng sẽ hành động tương tự trong tuần này. Điều đó gần như sẽ làm tê liệt hầu hết các hoạt động kinh tế từ ở cấp độ trong nước. Trong tuần này, tôi sẽ không kỳ vọng việc tâm lý rủi ro hồi phục trở lại do biến động giao dịch trên thị trường ngoại hối còn tăng cao và thị trường hợp đồng tương lai vẫn đang chịu áp lực bán rất lớn. Hạn mức hoán đổi được cấp thêm từ Fed, cùng với việc sử dụng QE mạnh mẽ ở khắp mọi nơi sẽ giảm áp lực cân nguồn đồng USD. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể thấy lực mua Dollar giảm bớt trong tuần này.
EUR/USD: Cặp tiền này đang tạm thời tạo đáy hỗ trợ quanh vùng 1.0630/50 do nhu cầu tích trữ USD phần nào hạ nhiệt trong phiên giao dịch cuối tuần qua. Mặc dù tỷ giá có thể vươn lên tới 1.0870, nhưng tôi nghĩ rằng đà giảm giá sẽ tiếp diễn, hướng tới các vùng 1.05 và 1.03. Khu vực Châu Âu đang tiếp tục gánh chịu hậu quả nặng nề của dịch COVID-19, với bản chất không có đường biên giới và các hoạt động kinh tế trong nước sẽ thậm chí còn bị tạm hoãn trong vài tuần nữa là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, như chúng tôi đã nhấn mạnh sự lo ngại trong đợt bán tháo trái phiếu chuyển đổi của châu Âu có thể chỉ là khởi đầu cho một đợt siết chặt trên thị trường tín dụng lớn hơn các tác động của việc cấm đi lại, cho thấy EUR nên giao dịch ở mức thấp hơn. Tôi tin rằng sẽ tăng EUR còn rơi xuống sâu hơn sau khi phá vỡ mức thấp nhất trong năm là 1.0778, hướng đến một vài mức hỗ trợ cứng tiếp theo là 1.061, 1.0480-00.
USD/JPY: Những lo ngại về thanh khoản đồng bạc xanh đã giảm bớt một chút trong tuần này với các hạn mức hoán đổi được Fed tung ra tới mạng lưới các ngân hàng trung ương bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Ngoài ra, kỳ vọng về Thế vận hội Olympic ở Tokyo đang dần lu mờ cùng với việc các khoản lỗ ngày càng tăng và nhu cầu tăng vốn để trả nợ đến từ Softbank, chúng ta có thể thấy nhu cầu thoái vốn ở nước ngoài và quy đổi về đồng JPY tại Nhật Bản. Tôi đang thiên hướng bán khống cặp tiền vào đầu tuần này vì tôi cảm thấy một số sự điều chỉnh cho đồng USD có khả năng xảy ra trong bối cảnh tâm lý rủi ro không chắc chắn. Các mốc kháng cự gồm mức 111.20-30 và mốc hỗ trợ dựa trên biểu đồ ngày tại vùng 109.0 và đường trung bình động 200 ngày là 108.3.
AUD/USD: AUD sáng nay bị bán xuống tới 0.570 song song với việc thị trường cổ phiếu giảm nhẹ. Điều đó cho tôi kỳ vọng rằng việc lực mua Dollar yếu đi sẽ làm giảm áp lực cho AUD. Rất nhiều vị thế mua vào dài hạn bằng tiền mặt và các hợp đồng phá sinh có thể đã bị cắt lỗ trong tuần trước. Theo tôi, mốc 0.557 sẽ là một mức hỗ trợ rất cứng và giá có thể giữ được tại vùng giá này trong tuần tới hoặc lâu hơn, báo hiệu rằng khoảng thời gian tồi tệ nhất có thể kết thúc đối với cặp này. Bất kỳ tâm lý ‘Risk-off’ thể hiện qua đồng USD mạnh lên sẽ phản ánh qua các cặp tiền khác.
NZD/USD: NZD giao dịch sáng nay giống như AUD, và do RBNZ nhấn mạnh nhiều hơn vào nhu cầu chuyển sang chính sách phi truyền thống, tôi hy vọng NZD sẽ kém hơn so với nước láng giềng Úc. Điều này cũng phần nào thể hiện qua cặp tiền AUDNZD đã tạo đáy trong mấy ngày vừa qua. New Zealand cũng trong trạng thái phong tỏa toàn bộ đất nước trong 4 tuần dẫn tới khả năng làm tê liệt hoạt động kinh tế trong nước trong thời gian này. Không có khuyến nghị giao dịch trực tiếp với USD, vì tôi cũng mong đợi đồng Dollar Mỹ yếu đi trong tuần này. Dựa trên các mốc giá quan trọng của NZD/USD, tôi đang chú ý đến vùng 0.558 và 0.548 cho khả năng giá xuống và mức 0.5910-30 nếu giá tăng lên.