Chiến thuật giao dịch các cặp ngoại tệ G7 ngày 11/3 của FX Trader JPMorgan
Quỳnh Nguyễn
Currency Analyst
Mặc dù Trader JPMorgan London duy trì quan điểm Short đồng USD so với các đồng tiền lợi suất thấp trong nhóm G-4, nhưng trọng tâm sẽ hướng vào đồng JPY, sau đó là CHF, và giữ quan điểm trung lập hơn với EUR và GBP.
CHF (Jeffrey Simmons)
Tôi cảm giác rằng EUR/CHF giữ được mức giá này là do chênh lãi suất hiện hành nhưng cặp này có vẻ như sẽ không bị khoá ở vùng giá này. Quan điểm hiện tại của tôi là đánh xuống cặp USD/CHF, tuy nhiên tín hiệu đi xuống rõ ràng hơn đối với USD/JPY, tựu chung lại thì chúng ta sẽ thấy Dollar Mỹ sẽ mất giá so với CHF và JPY trong các khung thời gian sắp tới. Có thể việc tỷ giá EUR/USD xuống giá trong phiên ngày hôm qua (10/3) có phần cản trở chiến lược này, nhưng ý tưởng bán đồng Dollar Mỹ trước các đồng tiền trú ẩn hiện nay quá hấp dẫn. Do đó, tôi vẫn giữ chiến lược bán xuống USD/CHF ở mức giá hiện tại cho tới giá mục tiêu 0.9400/20 và quan sát thận trọng tại vùng giá này.
EUR (Jeffrey Simmons)
Đồng Euro đã giảm vào phiên hôm qua. Tài sản rủi ro đã tăng trở lại vào nửa cuối phiên hôm qua, nhưng ngay cả khi chỉ số S&P 500 giảm vào giữa ngày thì đồng Euro cũng rất chật vật để tăng giá. Điều này trái ngược với các phiên gần đây khi sự tương quan giữa hai động lượng này là rõ ràng. Lý giải cho việc này là tâm điểm đang đổ dồn về khu vực Châu Âu hiện tại, khi mà Italia đã phải phong tỏa toàn bộ đất nước và số ca nhiễm được ghi nhận tại các nước lớn trong khu vực EU liên tục tăng với một tốc độ đáng báo động. Ngoài ra, xu hướng dòng tiền đóng vai trò quan trọng giúp đồng Euro tăng giá trong đợt vừa rồi đã giảm xuống tới một phần và lực nâng đỡ đồng Euro đang yếu hơn so với hồi đầu tháng Ba và giữa tháng Hai. Nhưng công bằng mà nói, tôi vẫn nhận thấy vẫn có một vài quỹ tiền thật tại châu Âu đang canh mua và hiển nhiên Price Action của Euro chùng xuống vào hôm qua. Lần này, tôi quyết định đứng ngoài đối với các giao dịch liên quan tới Euro. Mặc dù quan điểm bán đồng Dollar Mỹ so với các đồng tiền lợi suất thấp trong nhóm G-4, nhưng trọng tâm vào đồng JPY và CHF (ưu tiên JPY hơn CHF). Trong khi tình hình tại Châu Âu ở thời điểm hiện tại chắc chắn là nghiêm trọng nhất khi các tin tức về Covid-19 liên tục được cập nhật, nhưng tình hình ở Mỹ cũng không kém phần lo lắng. Tôi ghét phải nói ra điều này nhưng thật khó tin khi sự chỉ đạo từ cấp lãnh đạo xuống để làm dịu bớt tình hình gần như không tồn tại. Có thể việc tung ra các gói kích cầu sẽ tạo ra điều tích cực trên thị trường và cả đất nước, nhưng khả năng Quốc hội sẽ không thông qua một chính sách quan trọng nào nữa. Tôi cảm giác còn rất nhiều lo lắng trước khi tâm lý rủi ro được phục hồi. Do đó, quyết định đứng ngoài đối với Euro và tập trung vào các đồng tiền trú ẩn khác trong nhóm G-10 (bao gồm JPY và CHF), ngoài ra tiếp tục chiến lược ‘buy-on-dip’ đối với USD/EM (các đồng tiền mới nổi).
JPY (Charlie Cass)
Sự im lặng trong việc công bố gói kích cầu kinh tế của tổng thống Trump đêm qua đã khiến tâm lý lo sợ quay trở lại trên thị trường đẩy tỷ giá giảm xuống trong phiên giao dịch châu á, tuy nhiên USDJPY sau đó bật tăng lên đến 105.34 khi về đến cuối phiên Tokyo đầu London và tôi có dự cảm đà tăng này sẽ còn tiếp diễn nhờ dòng tiền dẫn dắt. Hôm qua là một ngày giao dịch nhộn nhịp và trong khi tổng khối lượng mua bán khá cân bằng thì chúng tôi đã nhận thấy các quỹ tiền thật (cả trong và ngoài Nhật Bản) mua vào JPY còn các quỹ phòng hộ thì bán ra. Sẽ khá là ngây thơ nếu nghĩ các nhà làm chính sách không có động thái gì để nâng đỡ thị trường trong tuần này nhưng phải thú nhận rằng tôi vẫn nghĩ đỉnh điểm của sự hoảng loạn vẫn còn đang ở phía trước (nếu số lượng ca nhiễm COVID 19 bùng nổ ở hoa Kỳ). Cặp tiền giao dịch trong biên độ hẹp trong ngày với thanh khoản ở mức thấp, chúng tôi vẫn giữ quan điểm bán USDJPY tuy nhiên sẽ giao dịch ngắn hạn ở thời điểm hiện tại. Các mức kháng cự cần chú ý là 105.25 và 105.90, về phía bên dưới các mức hỗ trợ sẽ là 103.70/80 và sâu hơn là 103.10/20.
GBP (Karim Mir)
Với việc Virus Corona tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề đến thị trường, ngân hàng trung ương Anh quốc (BOE) đã quyết định hạ lãi suất khẩn cấp 50 điểm cơ bản vào đầu phiên giao dịch London. Mặc dù động thái hạ lãi suất không được kỳ vọng rộng rãi nhưng việc này cũng đã được bàn luận từ vài ngày trước, do đó ảnh hưởng của nó lên thị trường không gì hơn là một hành động giá “Whipsaw” khi GBPUSD sụt giảm 100 pip và ngay sau đó quay đầu tăng trở lại. Hành động giá đó cũng được hỗ trợ bởi quyết định về ngân sách ngày hôm nay trong đó trọng tâm sẽ là các biện pháp được thiết kế để bảo vệ nền kinh tế Anh trước ảnh hưởng của Virus. Ưu tiên hàng đầu bây giờ chắc chắn là đối mặt với việc số ca nhiễm COVID 19 đang tăng cao và Bộ trưởng tài chính Anh có lẽ cũng đang nghĩ như vậy. Đồng Sterling hiện nay đã giảm khá sâu kể từ mức đỉnh 1.3200 được thiết lập hôm thứ 2 tuy nhiên mức hỗ trợ dự báo của chúng tôi là 1.2850 đang được giữ vững. Biến động trong ngày của cặp tiền vẫn đang ở mức cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, có lẽ đây sẽ lại là một phiên giao dịch khó lường nữa.
CAD (James Clark)
Chúng tôi đã dần quen với các biến động mạnh (và ngẫu hứng) trong ngày của đồng CAD vài ngày qua và bây giờ thì Loonie lại dao động tương đối ít so với các đồng tiên khác. Có rất nhiều lệnh giao dịch với khối lượng lớn được thực hiện bây giờ và USDCAD đang là cặp tiền có mức độ thanh khoản thấp nhất do đó hành động giá hiện tại có thể sẽ bị nhiễu. Tôi đánh giá dầu thô vẫn sẽ tiếp tục xu hướng giảm do đó chiến thuật của tôi sẽ là “buy on dip” ở cặp USDCAD. Tuy nhiên sự chú ý của thị trường có thể chuyến sang việc lãi suất đồng dollar Mỹ có khả năng giảm về 0 vào tuần tới do đó các đợt điều chỉnh xuống có thể sẽ sâu hơn chúng ta kỳ vọng, chúng tôi sẽ tính toán khối lượng vào lệnh thích hợp và sẵn sàng kế hoạch để vào thêm lệnh buy khi thị trường tiếp tục điều chỉnh. Chúng tôi dự kiến sẽ bắt đầu buy vào tối nay trong khoảng giá từ 1.36 xuống đến vùng hỗ trợ mạnh là 1.3465/3520.