Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Phần 3: Quan điểm của Trung Quốc về cuộc đối đầu chiến lược với Mỹ

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Phần 3: Quan điểm của Trung Quốc về cuộc đối đầu chiến lược với Mỹ

11:00 11/01/2019

Chiến tranh thương mại, trade war

(Nguồn BIDV Treasury Research)

Giấc mộng Trung Hoa

Trung Quốc từng là cường quốc số một thế giới về kinh tế trong phần lớn lịch sử của mình. Nhưng vị thế ấy đã sụp đổ tan tành sau “một thế kỷ nhục nhã”, và người Trung Quốc luôn tự đặt ra cho mình sứ mệnh lấy lại những gì đã mất. Mộng tưởng ấy được chính người Trung Quốc đặt tên là “giấc mộng Trung Hoa”, và vì giấc mộng ấy mà Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách không được phương Tây hoan nghênh cho lắm, đặc biệt là về công nghệ và đầu tư, trong quá trình trỗi dậy. Cái giá phải trả cho việc này là sự phản ứng mạnh mẽ từ phía Mỹ, mà điển hình là cuộc chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, đối với người Trung Quốc mà nói, nếu có thể rút ngắn khoảng cách về kinh tế và công nghệ với Mỹ, qua đó từng bước hoàn thành giấc mộng Trung Hoa, thì mọi cái giá phải trả đều là xứng đáng...


Những khác biệt của “Made in China 2025”
Như đã nói ở phần 2, sự trỗi dậy nhanh chóng cũng như tham vọng vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ cao của Trung Quốc là nguyên nhân khiến phía Mỹ áp dụng các biện pháp thuế quan, đầu tư, pháp lý… để kiềm chế tốc độ phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới. Tuy nhiên trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 này thì Trung Quốc không phải là nước duy nhất đang tăng cường đầu tư vào việc phát triển các ngành công nghệ cao. Nhiều quốc gia châu Âu đã và đang triển khai những chương trình tương tự như “Industry 4.0” của Đức, “Industry of the Future” của Pháp, “High Value Manufacturing Catapult” của Anh, nhưng chỉ có “Made in China 2025” của Trung Quốc là phải hứng chịu nhiều chỉ trích dữ dội từ phía Mỹ. Bởi, thứ nhất, mức độ hỗ trợ về tài chính của chính phủ Trung Quốc cho các doanh nghiệp là lớn hơn rất nhiều (tới 40-50 lần) so với các nước EU. Thứ hai, chính phủ Trung Quốc trực tiếp gánh chịu một phần chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp, trong khi chính phủ các nước EU chỉ tài trợ chi phí nghiên cứu. Thứ ba, và cũng là quan trọng nhất, Trung Quốc bị phía Mỹ cáo buộc là “áp dụng các chính sách cạnh tranh không công bằng” như (i) yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ nếu như muốn kinh doanh tại Trung Quốc, (ii) đầu tư để mua lại các doanh nghiệp công nghệ cao nước ngoài, chủ yếu là Mỹ và (iii) tấn công mạng để đánh cắp các dữ liệu bí mật thương mại và thông tin kinh doanh nhạy cảm của phía Mỹ. Vậy sự chỉ trích của phía Mỹ chính xác đến đâu ?

Hơi phóng đại, nhưng cũng có phần đúng
Đầu tiên, phải đính chính rằng những cáo buộc của phía Mỹ là có phần hơi phóng đại, đặc biệt là trong vấn đề ép buộc chuyển giao công nghệ của phía Trung Quốc. Cựu Thống đốc PBoC, Chu Tiểu Xuyên, từng khẳng định rằng Trung Quốc không có một chính sách cụ thể nào ở tầm quốc gia về vấn đề ép buộc chuyển giao công nghệ, và những hành động đó nhiều khả năng đến từ sự chủ động của các địa phương . Đương nhiên có thể là ông Chu có những sự thiên vị nhất định cho phía Trung Quốc, nhưng có một sự thực là nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô, không hề chuyển giao những công nghệ mới nhất cho các doanh nghiệp Trung Quốc , ngoài ra trong trường hợp có phát sinh chuyển nhượng thì Trung Quốc cũng phải thanh toán một khoản tiền đáng kể để sở hữu các công nghệ này. Năm 2017, Trung Quốc đã bỏ ra gần 30 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Mỹ) về số tiền chi ra để mua lại công nghệ nước ngoài. Riêng Mỹ đã nhận được 7,2 tỷ USD chi phí bản quyền sở hữu trí tuệ từ Trung Quốc trong năm 2017, và con số này vẫn đang tăng theo từng năm.

Các giao dịch chuyển nhượng công nghệ kể trên được các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện một cách tự nguyện, do đó cách nói “ép buộc” của phía Mỹ là không thực sự có cơ sở. Có quan điểm cho rằng Mỹ thực ra đang lo ngại về tiềm năng phát triển công nghệ của Trung Quốc và chỉ sử dụng vấn đề ép buộc chuyển nhượng công nghệ như là cái cớ để áp dụng các chính sách hạn chế xuất khẩu công nghệ, nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận với nhiều loại hình công nghệ cao . Năm 2017 vừa qua, Trung Quốc đã đầu tư 254 tỷ USD vào hoạt động nghiên cứu phát triển, tương đương 50% của Mỹ (tính theo giá trị danh nghĩa) và 95% (tính theo sức mua tương đương), có khoảng 77 triệu sinh viên tốt nghiệp đai học mỗi năm, nhiều hơn gần 20% so với Mỹ và trong mắt người Mỹ thì đây mới là yếu tố đáng lo ngại trong dài hạn.
Tuy nhiên đúng là Trung Quốc đang thực thi một chính sách có phần thiếu công bằng trong đầu tư và bảo hộ tài sản tri thức. Bên cạnh những quan ngại từ phía Mỹ, mới đây Đức cũng đã thắt chặt các quy định về đầu tư nước ngoài nhằm hạn chế làn sóng thâu tóm doanh nghiệp từ các nhà đầu tư Trung Quốc. Giống như Mỹ, chính phủ Đức cũng cho rằng các doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ của Trung Quốc đang tiếp cận được quá nhiều công nghệ then chốt , trong khi các nhà đầu tư nước ngoài lại gặp phải nhiều cản trở tại thị trường Trung Quốc. Chưa hết, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tấn công vào hệ thống mạng của Mỹ để đánh cắp các bí quyết công nghệ cũng như bí mật kinh doanh, và mới nhất thì 2 hackers có liên quan đến Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc vừa bị Bộ Tư pháp Mỹ kết tội . Câu hỏi là vì sao Trung Quốc lại thực hiện những chính sách có phần “gấp gáp” như vậy, vì sao họ không chọn những giải pháp phát triển công nghệ theo hướng ôn hòa hơn như cái cách mà EU đang làm ?

Giấc mộng Trung Hoa
Thứ nhất, Trung Quốc cần đẩy mạnh phát triển công nghệ để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Năm 2015, Bộ trưởng Tài chính Lâu Kế Vĩ từng nhận định rằng Trung Quốc có 50% khả năng rơi vào bẫy thu nhập trung bình nếu không thực hiện các cuộc cải cách kinh tế. Cải cách kinh tế không chỉ có nghĩa là đẩy mạnh chi tiêu nội địa cũng như tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp, mà còn bao gồm việc tăng cường năng lực sáng tạo về công nghệ. Đó mới là yếu tố tiên quyết để giúp Trung Quốc tránh bẫy thu nhập trung bình và trở thành một nền kinh tế phát triển (nhận định của tiến sĩ Edmund Phelps, người từng giành giải Nobel kinh tế năm 2006 ). Việc nghiên cứu và phát triển cần có thời gian, do đó tiếp nhận lại công nghệ Mỹ (dù theo những cách không được phía Mỹ hoan nghênh cho lắm) vẫn là giải pháp nhanh nhất trong khi công nghệ trong nước chưa phát triển kịp.

Thứ hai, Trung Quốc có phần đánh giá sai mức độ quyết tâm của Mỹ . Khi những mâu thuẫn giữa hai quốc gia bắt đầu xuất hiện, một bộ phận giới lãnh đạo Trung Quốc cho rằng Tổng thống Trump chỉ đang “đe dọa” nhằm đạt được các mục tiêu chính trị và sẽ nhanh chóng xuống thang khi cuộc bầu cử giữa kỳ đến gần. Bản thân Trung Quốc cũng đã phải rằng mình thừa nhận sai lầm trong nhận định về Mỹ. Khi chiến tranh thương mại có dấu hiệu leo thang thì nội bộ Trung Quốc đã có những rạn nứt nhất định , khi mà ông Tập Cận Bình và Vương Hỗ Ninh - Ủy viên bộ Chính trị phụ trách tư tưởng, truyền thông bị phe phản đối cáo buộc là đã xây dựng một chính sách đối ngoại quá cứng rắn, dẫn đến phản ứng ngược từ phía Mỹ.

Thứ ba, và cũng là quan trọng nhất, khác với các quốc gia EU, Trung Quốc có một mục tiêu rõ ràng mang tên “Giấc mộng Trung Hoa”, theo đó Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc số một thế giới vào năm 2049. Cuộc đối đầu chiến lược Mỹ - Trung, với biểu hiện rõ ràng nhất là chiến tranh thương mại, là kết quả tất yếu của sự va chạm giữa hai cường quốc số 1 và số 2 thế giới. Tuy nhiên sự trỗi dậy của Trung Quốc lại được các bên nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau. Đối với phía Mỹ thì Trung Quốc đang từng bước đe dọa đến vị trí dẫn đầu thế giới của Mỹ cả về kinh tế lẫn quân sự, chính trị. Ngược lại, phía Trung Quốc lại cho rằng họ chỉ đơn giản đòi lại vị thế của mình, vị thế mà Trung Quốc xứng đáng được hưởng. Ngay sau khi nhậm chức thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc đến khái niệm “Trung Quốc mộng”, hay nói đúng hơn là “cường Trung Quốc mộng” (một nước Trung Quốc mạnh mẽ) . Nguyên văn lời ông Tập: “Mộng tưởng vĩ đại nhất của dân tộc Trung Hoa từ cận đại đến nay chính là phục hưng sự vĩ đại của Trung Quốc” . Vậy trong quá khứ thì Trung Quốc vĩ đại đến đâu ?

Trong phần lớn lịch sử của mình, Trung Quốc (hay nói đúng hơn là các nhà nước cai trị một phần lớn hoặc toàn bộ vùng lãnh thổ mà bây giờ là Trung Quốc) thường xuyên giữ vai trò cường quốc số một trong khu vực Đông Á, thậm chí là trên toàn thế giới. GDP của Trung Quốc thường chiếm từ 30-50% GDP toàn cầu, cá biệt có giai đoạn lên tới 80%.

Họ chỉ bắt đầu đánh mất vị thế số 1 thế giới về kinh tế vào giữa thế kỷ 19, và đây cũng là giai đoạn khởi đầu cho “một thế kỷ nhục nhã” của Trung Quốc, khi nhà Thanh liên tiếp bị các quốc gia phương Tây đánh bại và phải đưa ra vô số nhượng bộ về kinh tế cũng như lãnh thổ. Đến năm 1949, lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là khoảng 9,5 triệu km2, chỉ bằng khoảng 75% so với mức đỉnh điểm 13,1 triệu km2 vào năm 1820. Và những gì đã xảy ra trong một thế kỷ nhục nhã đó đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược phát triển của Trung Quốc hiện đại, một chiến lược cứng rắn và luôn nhấn mạnh đến khái niệm “phục hưng” (lấy lại vinh quang đã mất). Hiện tại GDP của Trung Quốc mới chiếm khoảng 15% GDP toàn cầu, còn kém khá xa so với thời đỉnh cao.

Nói như Kerry Brown, một nhà ngoại giao kỳ cựu từng có 30 năm làm việc tại Trung Quốc và từng đảm nhiệm vị trí Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Bắc Kinh, thì “Trong con mắt các nhà lãnh đạo Trung Quốc, một nền văn minh vĩ đại và huy hoàng đã bị tàn phá và hủy hoại bởi sự hung hãn của các thế lực nước ngoài… Kể từ năm 1949, Trung Quốc đã đặt ra nhiệm vụ khôi phục lại vai trò trung tâm của mình trên trường quốc tế”. Tháng 11/2018 vừa qua, Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đã có bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế mới ở Singapore: "Lịch sử, hiện tại và tương lai có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cần phải tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Trung Hoa để hiểu được sự lựa chọn về con đường phát triển của Trung Quốc hiện nay. Để hiểu được lịch sử Trung Quốc trong vòng 70 năm trở lại đây, cần phải quay lại năm 1840 - thời điểm mà Trung Quốc bị các thế lực nước ngoài áp bức". Năm 1840 là thời điểm nổ ra chiến tranh nha phiến, cuộc chiến mà Trung Quốc đã thất bại thảm hại và buộc phải chấp nhận mở cửa thị trường cho người Anh. Cuộc chiến đó cũng dạy cho Trung Quốc một điều rằng sự thua kém về công nghệ sẽ dẫn đến sự yếu nhược về kinh tế, kéo theo đó là sự sụt giảm trong vị thế chính trị. Vì thế, trong mắt người Trung Quốc thì tất cả những chiến lược cứng rắn về công nghệ mà họ đang thực hiện đều là điều cần thiết để lấy lại vị trí số 1.

Dần xa rời khỏi chính sách “thao quang, dưỡng hối”

Từ khoảng năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền, thì Trung Quốc đã thực hiện chính sách “thao quang, dưỡng hối” (giấu mình chờ thời). Một trong những chính sách đầu tiên của Đặng Tiểu Bình khi nắm quyền là bình thường hóa quan hệ với Mỹ và tích cực khai thác các tri thức khoa học, công nghệ (đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, robotics, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, công nghệ vũ trụ..... ) từ phía Mỹ để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa Trung Quốc. Tuy nhiên sự giấu mình này không phải là mãi mãi. Trung Quốc biết rằng họ cần 30-40 năm nữa để bắt kịp phần còn lại của thế giới, và khi cán cân quyền lực thay đổi thì cách thức hành xử của Trung Quốc cũng sẽ thay đổi .

Trong suốt thập niên 1990 và 2000, các nhà lãnh đạo Trung Quốc về cơ bản vẫn tiếp tục “giấu mình” theo đúng đường lối của Đặng. Cụm từ phổ biến nhất mà giới lãnh đạo nước này thường sử dụng để mô tả về sự trỗi dậy của Trung Quốc là “phát triển trong hòa bình”. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã làm cho giới lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc thay đổi cách nhìn về Mỹ sau khi nhận ra những điểm yếu trong mô hình kinh tế của nước này. Từ chỗ coi Mỹ là mẫu hình để học theo, giờ đây Trung Quốc cho rằng: “Các ông từng là thầy giáo của chúng tôi. Nhưng sau khi nhìn vào những gì đã xảy ra với hệ thống của các ông thì chúng tôi không chắc rằng mình nên tiếp tục học tập mô hình của Mỹ” (Vương Kỳ Sơn, lúc đó là Phó Thủ tướng Trung Quốc, nói với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson ). Trong mắt người Trung Quốc, khoảng cách giữa họ với Mỹ đã được thu ngắn lại và không còn là không thể vượt qua, và đó mới là nguyên nhân sâu xa khiến Trung Quốc tự tin thách thức Mỹ với những động thái có phần quyết liệt trong vài năm trở lại đây. Đương nhiên những động thái đó ít nhiều mang dấu ấn cá nhân của ông Tập Cận Bình – người đang trên đường trở thành lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc sau thời Mao Trạch Đông - đặc biệt là chính sách “Một vành đai, một con đường” cũng như chiến lược Made in China 2025, tuy nhiên sự cứng rắn của ông Tập cũng phải dựa trên điều kiện cần thiết là tiềm lực quốc gia đã đủ mạnh.

Nới lỏng và nhượng bộ
Dựa trên các phản ứng mạnh mẽ từ phía Mỹ, mà điển hình nhất là các biện pháp trừng phạt thuế quan, thì có vẻ như ông Tập đã hành động quá mạnh tay. Và có lẽ ông cần phải thu bớt tay lại, vì Trung Quốc vẫn chưa muốn đối đầu toàn diện với Mỹ vào lúc này và vẫn cần Mỹ với vai trò thị trường xuất khẩu, nhà đầu tư cũng như nguồn cung cấp công nghệ. Hiện tại, Trung Quốc có hai sự lựa chọn để hóa giải bớt những áp lực từ phía Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Thứ nhất là áp dụng các chính sách nới lỏng tiền tệ và kích cầu để tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế nội địa, thứ hai là ít nhiều nhượng bộ phía Mỹ để xóa bỏ bớt những tác động tiêu cực mà cuộc chiến tranh thương mại nói riêng hay đối đầu chiến lược giữa hai quốc gia nói chung có thể mang lại.

Trong khoảng vài tháng trở lại đây, Trung Quốc đã triển khai một loạt biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế trong nước như trong bảng dưới.
05-09-18 Công bố quyết định hoàn thuế cho một số mặt hàng
26-09-18 Giảm thuế nhập khẩu cho 1585 mặt hàng, giúp tiết kiệm khoảng 60 tỷ Nhân dân tệ cho người tiêu dùng và doanh nghiệp TQ
07-10-18 Bộ Tài chính tuyên bố sẽ tiếp tục giảm thuế và đẩy mạnh chi tiêu công, đặc biệt trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. PBOC giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1%.
08-10-18 Tiếp tục nâng tỷ lệ hoàn thuế cho một số mặt hàng
31-10-18 Bộ Chính trị TQ họp thường kỳ và đưa ra một số kết luận quan trọng về kinh tế (i) không tiếp tục nhắc đến việc "deleveraging" và kiềm chế bong bóng BĐS, (ii) áp dụng chính sách tài khóa chủ động để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng và đối phó với những thay đổi trong môi trường bên ngoài, (iii) áp dụng các chính sách cần thiết để tăng cường thanh khoản cho các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
24-12-18 Cắt giảm thuế thu nhập cá nhân khá mạnh, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trung bình. Những người có thu nhập dưới 10.000 RMB/tháng được miễn thuế (trước đây là 10%) và dưới 20.000 RMB/tháng chỉ phải chịu thuế 6% (trước đây là 20%).
Nguồn: Citibank, HSBC, Xinhuanet

Trong năm 2019, dự kiến Trung Quốc sẽ tiếp tục cắt giảm thuế giá trị gia tăng cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp, cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng cường nguồn cung tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân nhằm tăng cường sức chịu đựng của nền kinh tế trong nước trước các biến cố từ bên ngoài. Đối với các yêu cầu của phía Mỹ trong cuộc gặp giữa hai bên vào ngày 1/12 bên lề hội nghị G20, Trung Quốc cũng đã có những nhượng bộ nhất định, đặc biệt là trong chính sách công nghiệp. Tuy nhiên đó lại là chủ đề của phần tiếp theo...

 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Management - Phần II: Nền kinh tế hậu chu kỳ đối mặt với nhiều bất ổn về chính sách hơn
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Management - Phần II: Nền kinh tế hậu chu kỳ đối mặt với nhiều bất ổn về chính sách hơn

Việc tái đắc cử của Donald Trump và Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế tại Quốc hội có thể dẫn đến những thay đổi chính sách đáng kể, gây ra sự mơ hồ trong triển vọng kinh tế. Dù các chi tiết và thời điểm thay đổi chính sách vẫn chưa rõ ràng, chúng tôi dự đoán sẽ có các biện pháp giảm thuế, tăng thuế quan, hạn chế nhập cư và nới lỏng quy định ở nhiều lĩnh vực.
Báo cáo Kaiko Research tuần 4 tháng 11: Quyền chọn ETF báo hiệu đà tăng của BTC
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 4 tháng 11: Quyền chọn ETF báo hiệu đà tăng của BTC

Trong tuần qua, Bitcoin “suýt” chạm tay vào ngưỡng $100,000. Trong khi đó, sàn Cboe BZX đã nộp lại đơn đăng ký thành lập ETF giao ngay Solana. Chủ tịch SEC Gary Gensler tuyên bố kế hoạch từ chức vào tháng 1, và một tòa án Thượng Hải phán quyết rằng việc sở hữu tiền điện tử của cá nhân không phải là bất hợp pháp tại Trung Quốc.
Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Managment - Phần I: Sức bật từ "Magnificent 7" và làn sóng đầu tư mới tại thị trường quốc tế
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Managment - Phần I: Sức bật từ "Magnificent 7" và làn sóng đầu tư mới tại thị trường quốc tế

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã chứng kiến một giai đoạn thăng hoa ấn tượng trong hai năm qua, với mức tăng trưởng vượt trội lên đến 60%. Ba trụ cột chính tạo nên thành công này bao gồm: sức bền của nền kinh tế, động thái nới lỏng chính sách tiền tệ từ Fed, và làn sóng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi cục diện thị trường. Đặc biệt trong năm 2023 và nửa đầu 2024, nhóm "Magnificent 7" đã dẫn dắt đà tăng trưởng mạnh mẽ này, và giờ đây xu hướng tích cực đang lan tỏa rộng khắp thị trường.
Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ