Chu kỳ thắt chặt của Fed sẽ còn kéo dài đến đâu?
Nguyễn Thu Thủy
Junior Analyst
Với lịch sử tăng lãi suất của Fed và những tuyên bố từ cuộc họp FOMC gần đây nhất, nhiều khả năng Fed sẽ tăng lãi suất cao hơn dự kiến trước đó.
Vào ngày 24 tháng 2, Cục Phân tích Kinh tế đã công bố ước tính chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) mới nhất. PCE là chỉ số lạm phát chính của Cục Dự trữ Liên bang. Báo cáo mới nhất cho thấy lãi suất sẽ cần được tăng thêm trong tương lai.
Vào tháng 1, PCE đã tăng 0.6% so với tháng 12 và tăng 5.4% so với cùng kỳ, cao hơn đáng kể mục tiêu 2% của Fed. Lạm phát PCE YoY trong tháng 11 và tháng 12 lần lượt đạt 5.6% và 5.3%. Khác với các chỉ số lạm phát khác, như CPI và CPI cơ bản, lạm phát PCE không có dấu hiệu giảm rõ ràng. Với lịch sử tăng lãi suất của Fed và những tuyên bố từ cuộc họp FOMC gần đây nhất, nhiều khả năng Fed sẽ tăng lãi suất cao hơn dự kiến trước đó.
Hình 1 cho thấy tỷ lệ lạm phát PCE, CPI và CPI cơ bản từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 1 năm 2023 (tăng giảm so với tháng trước đó).
Bất chấp con số PCE gần đây, không rõ được liệu có thực sự cần tăng lãi suất nữa không. 2 năm trước, có hai yếu tố gây ra lạm phát. Giá tăng do nguồn cung hạn chế do đại dịch Covid gây ra, kéo theo hoạt động kinh tế trì trệ, cùng với đó là chiến tranh Nga-Ukraine. Những vấn đề về nguồn cung hiện nay hầu như đã được giải quyết. Do đó, dù vẫn còn tồn đọng những khó khăn từ phía cung, chính sách tiền tệ không thể làm gì để giải quyết chúng. Hơn nữa, việc áp dụng chính sách tiền tệ để bù đắp cho việc tăng giá do nguồn cung gây ra sẽ tiếp tục làm giảm sản lượng, khiến tình hình ngày càng tồi tệ hơn.
Sự gia tăng đột biến trong chi tiêu do chính sách tiền tệ nới lỏng bất thường là lý do thứ hai khiến giá cả tăng quá nhanh trong hai năm qua. Vì sự gián đoạn nguồn cung tạm thời chỉ có tác động ngắn hạn đến giá, sốc chi tiêu danh nghĩa khiến giá cả tăng lâu dài, trừ khi được bù đắp bởi chính sách tiền tệ. Khi gián đoạn nguồn cung đã được nới lỏng, chính sách tiền tệ nới lỏng là thủ phạm chính gây ra lạm phát hiện tại.
Dù đúng là chính sách tiền tệ nới lỏng lẻo Fed đã khiến giá cả tăng lên, điều này không có nghĩa là Fed nên tiếp tục thắt chặt để giảm lạm phát. Điều quan trọng là, phải hiểu rằng chính sách tiền tệ có độ trễ. Từ tháng 8/2021, tốc độ tăng tổng cung tiền M2 trong 12 tháng liên tục giảm. Con số này đạt -1.3% vào tháng 12 năm 2022. Lạm phát sẽ giảm khi tăng trưởng cung tiền M2 chậm lại. Nhưng nó cần thời gian. Và có thể hình dung rằng Fed đã thắt chặt đủ rồi.
Nếu Fed đã thắt chặt đủ, có lẽ họ không nên thắt chặt thêm chỉ vì lạm phát chưa giảm. Thay vào đó, họ nên quan sát ảnh hưởng của chính sách. Một số nhà phân tích lo ngại rằng Fed sẽ không làm như vậy. Họ tin rằng Fed sẽ phản ứng thái quá, có thể là để bù đắp cho phản ứng chậm chạp của mình.
Những người lo ngại rằng Fed phản ứng thái quá chắc chắn sẽ nói về đường cong lợi suất đảo ngược. Chênh lệch lợi suất 3 tháng/10 năm đang ở mức -1.10% (lợi suất 3 tháng lớn hơn lợi suất 10 năm). Đường cong lợi suất đảo ngược thường là một tín hiệu suy thoái sắp xảy ra, và đang đảo ngược ở mức sâu nhất từ trước đến giờ.
Một mặt, lạm phát không giảm nhanh như Fed mong muốn. Mặt khác, một số chỉ báo cho thấy Fed đang làm quá, và khó có thể “hạ cánh mềm”. Các nhà hoạch định chính sách của Fed có thể sẽ thắt chặt nhiều hơn so với dự đoán ban đầu. Phản ứng thái quá của họ sẽ không thể bù đắp những thiệt hại do phản ứng chậm trễ trước đó, khiến tình hình tồi tệ hơn.
Viện Nghiên cứu Kinh tế Hoa Kỳ