"Cơn bão" nào đang ập tới với đồng CAD?

"Cơn bão" nào đang ập tới với đồng CAD?

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

06:48 22/12/2024

Đồng CAD đang chao đảo trước nhiều rủi ro nghiêm trọng: nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ-Canada, khả năng Ngân hàng Trung ương Canada cắt giảm lãi suất mạnh, triển vọng giá dầu ảm đạm, cùng với tình hình chính trị bất ổn - tất cả đã làm suy yếu đáng kể vị thế vốn có của đồng CAD như một lựa chọn an toàn trong nhóm tiền tệ của các quốc gia sản xuất hàng hóa với độ nhạy cảm cao.

Dấu hiệu rõ ràng nhất của sự thay đổi này trong tâm lý thị trường là việc biến động hàm ý của đồng CAD có sự gia tăng so với biến động lịch sử - một chỉ số đo lường rủi ro được thị trường dự đoán đối với những biến động mạnh hơn của tỷ giá trong tương lai. Theo như biểu đồ cho thấy, tỷ lệ đạt 1.39 của đồng CAD đang cao nhất trong nhóm G10 khi xét kỳ hạn 6 tháng. Đây là điểm tương phản rõ rệt so với sự ít biến động thông thường của đồng CAD. Nếu không tính đến cú sốc Covid hồi tháng 2-3, lần cuối cùng tỷ lệ này chạm hoặc vượt mức 1.40 là 10 năm trước (tháng 10 năm 2014).

Chi phí phòng hộ đồng CAD tăng cao

Phần bù rủi ro được ước tính bằng khoảng 2% USDCAD

USDCAD đã tăng 7.5% kể từ đầu năm 2024. Nguyên nhân chính là do sự gia tăng trong chênh lệch lãi suất ngắn hạn giữa Mỹ và Canada, xuất phát từ sự phân kỳ chính sách của FedBoC. Cho đến tháng 11, điều này hoàn toàn có cơ sở vĩ mô: lạm phát thấp hơn và tăng trưởng yếu hơn tại Canada so với Mỹ đã dẫn đến việc BoC cắt giảm lãi suất sớm hơn và nhanh hơn.

Việc ông Donald Trump đắc cử và những phát ngôn cứng rắn về việc áp thuế 25% lên Canada đã gây ra nhiều sự bất ổn cho đồng CAD. Điều này đã tạo ra một phần bù rủi ro mà chúng tôi ước tính vào khoảng 2% so với USDCAD hiện tại (1.43). Mức tăng này của USDCAD không đến từ các yếu tố thị trường như lãi suất, cổ phiếu hay hàng hóa, mà liên quan đến một áp lực “bearish” tác động lên đồng CAD - trong trường hợp này là rủi ro từ thuế quan.

USDCAD dần tiến vào vùng định giá quá cao

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần nhìn nhận phần bù rủi ro 2% này trên phương diện lịch sử. Hiện tại, phần bù rủi ro đang ở ngưỡng trên của mức độ lệch chuẩn 1.5, từ góc độ kỹ thuật, điều này cho thấy có thể đà tăng của USDCAD sẽ tạm dừng trong thời gian chờ đợi ông Trump nhậm chức.

Khi căng thẳng thương mại Mỹ-Canada leo thang vào giữa năm 2018 trước thềm tái đàm phán NAFTA (sau đổi tên thành USMCA), phần bù rủi ro đã đạt đỉnh khoảng 2.5%. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, thuế của Mỹ chỉ tác động đến thép và nhôm của Canada.

Động thái cắt giảm lãi suất của BoC có thể đẩy đồng CAD vào thế yếu

Đồng CAD đang đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng hơn đáng kể so với năm 2018. Thái độ quyết liệt hơn của ông Trump về chủ nghĩa bảo hộ và lời đe dọa về việc áp thuế 25% lên tất cả hàng xuất khẩu là một rủi ro rất lớn đối với nền kinh tế Canada, vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ. Quan điểm chung cho rằng thuế quan của Mỹ sẽ đẩy Canada vào suy thoái, và phản ứng của Ngân hàng Trung ương Canada - vốn ngày càng tập trung vào tăng trưởng - có thể là tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Thực tế, những nỗ lực gần đây của BoC đã hướng tới việc tạo đà tăng trưởng cho một nền kinh tế nhạy cảm cao với lãi suất trước bất kỳ tác động tiềm tàng nào của chủ nghĩa bảo hộ. BoC là ngân hàng trung ương nhóm G10 hạ lãi suất nhiều nhất trong năm nay, cắt giảm tổng cộng 175bps, và thị trường OIS đang định giá thêm hai đợt hạ lãi suất nữa trong năm 2025 xuống 2.75%. Tính linh hoạt theo hướng “dovish” của BoC dựa trên lo ngại về tăng trưởng có thể dễ dàng kích hoạt một đợt cắt giảm lãi suất mới, và USDCAD sẽ tăng thêm nếu nỗi lo về chủ nghĩa bảo hộ trở thành hiện thực.

Sự phân kỳ chính sách giữa Fed và BoC

Dựa trên tương quan gần đây giữa phí swap và tỷ giá ngoại hối, việc mức chênh lệch phí swap giữa Mỹ và Canada nới rộng thêm 25bps sẽ đẩy USDCAD tăng cao hơn. Từ mức hiện tại, USDCAD có thể tăng lên trên 1.45, và chênh lệch nới rộng thêm 50bps sẽ đưa cặp tỷ giá này tiến gần đến 1.50. Ở giai đoạn này, chúng ta chắc chắn không thể loại trừ khả năng USDCAD chạm mức 1.50 trong những tháng tới nếu sự phân kỳ chính sách giữa Fed và BoC ngày càng rõ rệt, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Canada có thể diễn ra.

Tuy nhiên, theo ước tính mô hình BEER trung hạn mới nhất của chúng tôi, việc USDCAD tăng thêm 4-5% sẽ đẩy cặp tỷ giá này vào tình trạng định giá quá cao, vượt ngưỡng trên độ lệch chuẩn 1.5. Tình trạng định giá sai lệch đối với một đồng tiền có sự biến động thấp như đồng CAD có thể dẫn đến rủi ro điều chỉnh giá nhanh hơn, trừ khi đi kèm với sự suy giảm mạnh của các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng tới đồng tiền.

Chính trị Canada là yếu tố bất ngờ

Trong tháng 12, rủi ro chính trị cũng trở thành một trong các yếu tố tiêu cực tiềm tàng tác động lên đồng CAD. Việc Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland bất ngờ từ chức tuần này do mâu thuẫn với Thủ tướng Justin Trudeau về các biện pháp ngân sách trước rủi ro thuế quan có thể làm tăng khả năng diễn ra bầu cử đột xuất trước thời hạn lập pháp vào tháng 10/2025. Rõ ràng, quan hệ thương mại Mỹ-Canada sẽ là trọng tâm của chiến dịch.

Theo nhận định của chúng tôi ở giai đoạn này, ông Trudeau sẽ muốn giảm thiểu rủi ro leo thang với Mỹ về thương mại trước cuộc bầu cử, vì điều đó có thể cản trở cơ hội vốn đã mong manh của ông trong việc thành lập chính phủ thiểu số mới, theo các cuộc khảo sát gần đây. Việc bổ nhiệm ông Dominic LeBlanc làm tân Bộ trưởng Tài chính dường như là một quyết định phù hợp với chiến lược này khi ông từng là thành viên phái đoàn bay đến Mar-a-Lago gặp ông Trump vào tháng 11.

Khảo sát cho thấy đảng Bảo thủ đang dẫn trước

Các cuộc khảo sát mới nhất cho thấy khả năng cao rằng chính phủ tiếp theo sẽ là đảng Bảo thủ, với ông Pierre Polievre làm thủ tướng. Ông Polievre có quan điểm chính trị gần với ông Trump hơn, điều này về lâu dài có thể là điểm tốt cho mối quan hệ Mỹ-Canada, mặc dù gần đây ông đã chỉ trích lời đe dọa áp thuế của ông Trump là "không có cơ sở" và nói rằng việc trả đũa thương mại là một khả năng.

Chương trình nghị sự chính trị của ông tập trung vào chính sách tài khóa nới lỏng hơn và tăng sản xuất tài nguyên năng lượng, cả hai đều có những ảnh hưởng tích cực cho đồng CAD trong trung hạn. Tuy nhiên, khả năng tái đàm phán USMCA và giảm căng thẳng thương mại với Mỹ của ông chắc chắn sẽ là kênh tác động chính đến tỷ giá.

Hiệu ứng quả cầu tuyết

Câu hỏi hiện nay là liệu USDCAD sẽ tiếp tục tăng bao nhiêu. Như đã thảo luận ở trên, cặp tỷ giá này sẽ bước vùng định giá sai lệch quanh mức 1.50. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, mức này sẽ phù hợp với kịch bản chiến tranh thương mại toàn diện - nghĩa là khi Mỹ áp thuế 25% và Canada trả đũa.

Trong kịch bản như vậy, chúng ta có thể thấy "hiệu ứng quả cầu tuyết" khi BoC cắt giảm lãi suất sâu hơn để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi thuế quan, tạo thêm áp lực tăng giá lên USDCAD. Ông Trump có thể phản đối rằng sự suy yếu của đồng CAD như một lợi thế cạnh tranh giống như ông đã làm với đồng Nhân dân tệ và Trung Quốc năm 2019. Nếu điều đó dẫn đến việc Mỹ tăng thêm thuế quan, USDCAD sẽ tiếp tục tăng, có thể vượt qua mức 1.50.

Nếu như căng thẳng trong tranh chấp thương mại giữa ông Trump và Canada giảm bớt, chúng tôi kỳ vọng USDCAD sẽ trượt về vùng 1.40, và thậm chí thấp hơn nếu BoC dừng nới lỏng chính sách sớm hơn dự kiến. Ở giai đoạn này, chúng ta đang đối mặt với những kết quả rất trái ngược cho đồng CAD: những tuần và tháng đầu tiên của nhiệm kỳ ông Trump sẽ cho chúng ta biết thêm nhiều điều.

Seeking Alpha

Broker listing

Cùng chuyên mục

U.S. Steel bên bờ vực sụp đổ: Cần rót vốn khẩn cấp để cứu vớt "gã khổng lồ" thép
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

U.S. Steel bên bờ vực sụp đổ: Cần rót vốn khẩn cấp để cứu vớt "gã khổng lồ" thép

Vào tháng Ba, tôi đã cảnh báo về khả năng thương vụ sáp nhập giữa U.S. Steel và tập đoàn Nhật Bản Nippon sẽ bị chặn lại trong bài viết "Thương vụ sáp nhập U.S. Steel đối mặt với phản ứng chính trị lưỡng đảng". Tôi nhận định rằng với trọng tâm chống độc quyền của chính quyền Biden và sự chú ý của giới truyền thông, đây đã trở thành một vấn đề chính trị then chốt. Do U.S. Steel là một công ty lâu đời và là thương hiệu nổi tiếng của Mỹ, các yếu tố kinh tế có thể ít quan trọng hơn so với rủi ro từ phản ứng chính trị tiềm tàng.
Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần III: Đa dạng hóa danh mục đầu tư cổ phiếu và tập trung vào cơ hội dài hạn
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần III: Đa dạng hóa danh mục đầu tư cổ phiếu và tập trung vào cơ hội dài hạn

Chúng tôi dự đoán cơ cấu lợi nhuận của thị trường chứng khoán sẽ đa dạng hơn trong năm 2025, nhờ vào chu kỳ cắt giảm và tăng trưởng ổn định. Mức định giá cao ở một số lĩnh vực tạo động lực để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Chúng tôi nhận thấy những cơ hội dài hạn tiềm năng đang bị định giá thấp tại Mỹ, thị trường quốc tế và ở nhiều phân khúc vốn hóa khác nhau.
Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần II: Thu nhập cố định: Cơ hội lớn từ chu kỳ cắt giảm lãi suất
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần II: Thu nhập cố định: Cơ hội lớn từ chu kỳ cắt giảm lãi suất

Việc cắt giảm lãi suất mang lại lợi thế cho thu nhập cố định. Chúng tôi tin rằng các quyết định phân bổ tài sản tập trung vào trái phiếu có thể mang lại lợi nhuận trong năm 2025. Có nhiều cơ hội để tận dụng chu kỳ cắt giảm lãi suất, thu lợi từ trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng có bảo đảm, đồng thời áp dụng cách tiếp cận đầu tư linh hoạt trên các lĩnh vực và khu vực khác nhau.
"Cơn bão" nào đang ập tới với đồng CAD?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

"Cơn bão" nào đang ập tới với đồng CAD?

Đồng CAD đang chao đảo trước nhiều rủi ro nghiêm trọng: nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ-Canada, khả năng Ngân hàng Trung ương Canada cắt giảm lãi suất mạnh, triển vọng giá dầu ảm đạm, cùng với tình hình chính trị bất ổn - tất cả đã làm suy yếu đáng kể vị thế vốn có của đồng CAD như một lựa chọn an toàn trong nhóm tiền tệ của các quốc gia sản xuất hàng hóa với độ nhạy cảm cao.
Triển vọng kinh tế và định hướng đầu tư 2025: Kỳ vọng và thách thức trong bối cảnh toàn cầu đầy bất định (Phần 2)
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Triển vọng kinh tế và định hướng đầu tư 2025: Kỳ vọng và thách thức trong bối cảnh toàn cầu đầy bất định (Phần 2)

Trong giai đoạn hậu đại dịch, làn sóng lạm phát đã đẩy lãi suất chính thức lên cao, thu hút một lượng vốn khổng lồ lên tới 6 nghìn tỷ USD đổ vào các khoản đầu tư tiền mặt ngắn hạn. Khi bước sang năm 2025, các ngân hàng trung ương bắt đầu hạ lãi suất, câu hỏi đặt ra là dòng vốn khổng lồ từ thị trường tiền tệ này sẽ tìm được bến đỗ mới ở đâu? James McAlevey sẽ phân tích những cơ hội đầy hứa hẹn trong bối cảnh thuận lợi của thị trường trái phiếu.
Triển vọng kinh tế và định hướng đầu tư 2025: Kỳ vọng và thách thức trong bối cảnh toàn cầu đầy bất định (Phần 1)
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Triển vọng kinh tế và định hướng đầu tư 2025: Kỳ vọng và thách thức trong bối cảnh toàn cầu đầy bất định (Phần 1)

Triển vọng năm 2025 đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng nền kinh tế toàn cầu có thể "hạ cánh mềm" như kỳ vọng. Những biến động chính trị và sự thiếu chắc chắn trong các chính sách đang tạo ra những rủi ro đáng quan ngại cho ổn định kinh tế. Các ngân hàng trung ương đối mặt với thách thức lớn trong việc điều hành chính sách tiền tệ, khi cả phương hướng lẫn tác động thực tế của các chính sách kinh tế sắp tới vẫn còn là những ẩn số khó lường.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ