Cú ngã nhào trong tháng 5 sau thời gian hồi phục nóng

Cú ngã nhào trong tháng 5 sau thời gian hồi phục nóng

08:43 05/05/2020

Những ngày đầu tiên của tháng 5 rơi vào cuối tuần tại rất nhiều quốc gia trên thế giới và được đánh dấu bằng một sự sụt giảm lớn trên thị trường chứng khoán, là kết quả sau khi Amazone và Apple công bố kết quả kinh doanh không như mong đợi, và căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc bùng phát trở lại

Căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đang bùng phát trở lại với việc Tổng thống Donald Trump cân nhắc khả năng sử dụng một vũ khí quen thuộc đó là thuế quan thương mại. Áp thuế quan cũng đồng nghĩa với việc nhà lãnh đạo Mỹ đã quyết định có bước đi trực diện và thẳng thừng hơn, là điều mà hệ thống tài chính cần tại thời điểm này, thay vì hủy các nghĩa vụ nợ của nước này với Trung Quốc như những thông tin đồn đoán trước đó.

Tuy nhiên, một trong những tác động khác của Covid-19 là sự gia tăng tình trạng “chiến tranh lạnh” giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay sẽ bị chi phối bởi chính sách "đánh vào Trung Quốc" (China bashing), là một chiêu bài ăn khách trong các cuộc vận động tranh cử, đồng thời tăng áp lực lên các công ty sản xuất và/hoặc phân phối hàng hóa và dịch vụ bên kia bờ Thái Bình Dương.

Đối với thị trường, điều này đã thể hiện qua áp lực lên tỷ giá hối đoái. Đồng Nhân dân tệ trên thị trường nước ngoài vào thứ sáu vừa qua đã suy yếu 0.7% xuống Rmb7.1269, mức thay đổi trong ngày lớn nhất kể từ tháng 3 (Những ngày đầu tháng 5 rơi vào nghỉ lễ tại Trung Quốc và các nước Châu Âu), mặc dù mức thay đổi này đã bị giới hạn do bối cảnh vĩ mô hiện tại.

Ông Alan Ruskin, Deutsche Bank cho biết, "xu hướng tăng giá đồng đô la Mỹ đã bị suy yếu do các chính sách quyết liệt từ Fed", và ông cho rằng đồng Nhân dân tệ sẽ giảm theo. Ông nhấn mạnh thêm: “Sẽ dễ dàng hơn để theo đuổi một tỷ giá hối đoái cố định khi Fed có xu hướng sử dụng chính sách tiền tệ lỏng mang tính hỗ trợ, thay vì chính sách chặt chẽ”.

Hình 1: Đồng Nhân dân tệ giảm giá khi căng thẳng gia tăng

Điều đáng lo ngại là việc căng thẳng gia tăng sẽ đánh gục thị trường. Theo kịch bản đó, đồng đô la Mỹ sẽ tăng mạnh do tâm lý rủi ro ở mức cao, sẽ dẫn đến “Chính sách diều hâu” (chính sách kinh tế ủng hộ việc tăng lãi suất để chống lạm phát). Tâm lý sợ rủi ro trong giai đoạn chờ đợi biến chuyển mới của thị trường đã làm câu chuyện phục hồi của thị trường chứng khoán từ mức thấp trong tháng ba trở nên sinh động hơn bao giờ hết.

Mark Dowding tại BlueBay Asset Management đã cân nhắc rất kĩ mối quan hệ giữa lợi nhuân và rủi ro tại thời điểm hiện tại: “Tháng tư bắt đầu bằng việc tìm kiếm tài sản để phục hồi, nhưng chúng tôi tin rằng lực bán mạnh và chiến lược giảm rủi ro tại thời điểm bây giờ có thể mới là phù hợp, trên quan điểm rằng có thể có cơ hội hấp dẫn hơn, nếu thị trường chứng kiến một sự biến động mới.”

Tập đoàn quản lý đầu tư toàn cầu BlackRock ước tính rằng giá trị tài sản của Fed mua vào cuối năm sẽ lên tới gần 28% vốn hóa thị trường của các công ty thuộc S&P 500 hoặc bằng 20% của chỉ số Trái phiếu Tổng hợp Hoa Kỳ (US Aggregate Bond index). Đó là một con số khổng lồ. Nhưng những tin tức xấu về kinh tế mà được bù đắp bằng thanh khoản của Ngân hàng trung ương chỉ có giới hạn nhất định.

Thomas Costerg tại Pictet Wealth Management cho biết tâm lý thị trường đang đi trước những lo ngại về thiệt hại kinh tế do việc đóng cửa các nhà máy đang gây ra. Ông cho rằng nền kinh tế Mỹ chỉ có thể phục hồi bằng với mức cuối của năm 2019 vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022. Fed đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhưng họ không thể bù đắp được tất cả những mất mát về vốn của nền kinh tế.

Các nhà quản lý tài sản tại Carmignac cho biết: “Trạng thái cân bằng mong manh đang được tài trợ bởi các chính sách, theo đó giá trị định giá tài sản rủi ro có thể vẫn giữ nguyên vì thị trường có đủ niềm tin rằng triển vọng kinh tế trung hạn tuy rằng sẽ rất chậm nhưng tăng cung tiền vẫn đủ để hỗ trợ cho giá thị trường.”

Một lĩnh vực thu hút rất nhiều nguồn vốn đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng yếu và lợi suất trái phiếu chính phủ xấp xỉ bằng 0 là công nghệ. Các công ty công nghệ lớn đã được hưởng lợi khá nhiều từ đại dịch, và Amazon được biết đến như là một trong những công ty được hưởng lợi nhiều nhất. Những cổ phiếu công nghệ này có thể khiến chỉ số S&P 500 sụt giảm hoặc tăng lên đáng kể, như được hiển thị dưới đây. Điều này cho thấy thị trường đã bị dẫn dắt bởi một nhóm nhỏ các công ty, tương tự như điều đã xảy ra vào cuối năm 1999, khi bong bóng Dotcom bị vỡ.

Hình 2: Chỉ số S&P 500 thực tỏ ra vượt trội hơn (outperform) so với chỉ số S&P 500 giả định có trọng số các mã cổ phiếu bằng nhau

Quỹ đầu tư DWS lưu ý rằng đến một lúc nào đó, việc một vài mã dẫn dắt thị trường như vậy sẽ giảm dần, nhưng tại thời điểm hiện tại, các nhà quản lý tài sản cho rằng những gã khổng lồ công nghệ vẫn có thể có cơ sở để duy trì ảnh hưởng lớn của mình lên thị trường, phụ thuộc vào việc coronavirus thúc đẩy các xu hướng kinh tế và xã hội theo hướng nào. Quỹ này tin rằng sự chiến thắng của cổ phiếu công nghệ không chỉ là một hiện tượng theo chu kỳ mà là một xu hướng có khả năng kéo dài hơn một thập kỷ.

Lĩnh vực công nghệ cũng có một đặc điểm quan trọng khác đó là sức mạnh của bảng cân đối kế toán (các công ty công nghệ thường có nhiều khoản mục tiền hơn là nợ). Không nên bán đi cổ phiếu các công ty chất lượng, cho đến khi nào xảy ra cơn bão tín dụng song hành cùng việc hạ xếp hạng tín dụng, phá sản và tái cấu trúc.

Trong xếp hạng tín dụng, có sự phân chia giữa các tài sản có và không có đảm bảo từ ngân hàng trung ương. Các công ty được xếp hạng đầu tư (Investment grade-rated) là những công ty có thể vay nợ, trong khi các công ty khác, lại đang quay cuồng bởi hạn chế về dòng tiền.

Daniel Tenengauzer tại Ngân hàng BNY Mellon đã nghiên cứu các Báo cáo Ổn định Tài chính gần đây của IMF và đưa ra một nhận xét đáng lưu ý về nền kinh tế Mỹ và các công ty được phân loại là có rủi ro về nợ (bao gồm cả những công ty có xếp hạng tín dụng ở mức đầu cơ nhưng có chi phí lãi thấp hơn thu nhập trước lãi vay, thuế, và khấu hao hoặc các công ty có nợ bị xếp hạng đầu cơ). Daniel cho rằng, tại Mỹ, nợ có rủi ro của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 64% GDP. Ngược lại, nợ có rủi ro tại các công ty lớn chỉ chiếm 10% GDP. Điều này giải thích vì sao Bộ Tài Chính và FED đang nỗ lực để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua nhiều chương trình khác nhau.

Hình 3: Nợ của các tổ chức phi tài chính (nonfinancial corporation debt): Nợ xếp hạng đầu cơ và nợ có rủi ro (có hệ số khả năng thanh toán lãi vay (ICR)<1), %GDP

Khái quát nhanh – Các chỉ báo trên thị trường bao gồm những gì?

Tiền mặt đang chồng chất ở ngoài thị trường, đang chờ để bắt đáy hoặc sẵn sàng để đầu tư vào các ngành công nghiệp đang ở trong chu kỳ tăng trưởng nếu không xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Dữ liệu mới nhất của EPFR chỉ ra: Các quỹ thị trường tiền tệ đã chứng kiến dòng tiền mặt chảy vào lớn nhất từ trước đến nay, với mức ròng 91.5 tỷ đô la, nâng tổng lũy kế dòng tiền trong năm 2020 (total year to date) vượt mốc 1.1 nghìn tỷ đô la.

Hình 4: Dòng tiền ròng hàng tuần, tính theo % tài sản đang quản lý, phân chia thành các nhóm chính, 2019- tới hiện tại

EPFR cũng lưu ý là dòng tiền ròng chảy vào các quỹ trái phiếu được EPFR theo dõi đã vượt 10 tỷ đô la trong tuần thứ ba liên tiếp tính tới đầu tháng 5 và dòng tiền chảy vào các quỹ trái phiếu châu Âu đạt mức cao nhất trong 30 tuần; các quỹ trái phiếu toàn cầu của Mỹ và trên thế giới cũng ghi nhận dòng tiền vào khá ổn định và vững chắc.

Các ngân hàng trung ương dường như đã khuyến khích dòng vốn đổ vào trái phiếu. Các nhà phân tích tại Bank of America nhận định rằng nhiều người đang chờ đợi các động thái của Fed trong bối cảnh doanh số trái phiếu được xếp hạng đầu tư (investment-grade) được bán ra của Hoa Kỳ đạt mức kỷ lục 296.6 tỷ đô la trong tháng 4, làm lu mờ dấu ấn của doanh số tháng 3 là 261.4 tỷ đô la. Lũy kế doanh số trái phiếu được xếp hạng đầu tư được bán ra của Mỹ từ đầu năm đến nay là 807.1 tỷ đô la, là mức cao nhất từ trước đến nay.

Bank of America cho biết thêm: “Fed cần phải lưu ý rằng rất nhiều nhà đầu tư (bao gồm cả những nhà đầu tư phi tín dụng), trong hai tháng vừa qua, đã mua trái phiếu được xếp hạng đầu tư với kỳ vọng họ có thể bán lại cho Fed. Vì vậy, sẽ rất hữu ích nếu Fed sớm bắt đầu mua lại một khối lượng lớn trái phiếu này.”

Chris Iggo tại Axa Investment Manager đã phác thảo kịch bản lợi nhuận/rủi ro cho các nhà đầu tư tín dụng:

“Nếu chênh lệch lợi suất quay trở lại mức bằng với thời điểm trước khủng hoảng trong năm tới thì tổng lợi nhuận của trái phiếu Mỹ được xếp hạng đầu tư sẽ đạt mức 10%. Đối với thị trường tín dụng châu Âu, tương tự sẽ là khoảng 6% và Vương quốc Anh là từ 9% đến 10%. Đây là trường hợp siêu lạc quan vì trong thực tế, có thể mất nhiều thời gian hơn để thu hẹp chênh lệch lợi suất và sẽ xảy ra trường hợp hạ mức tín nhiệm và phá sản, làm giảm tổng lợi nhuận trên thị trường tín dụng”.

Xem thêm các chủ đề: #...

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Management - Phần II: Nền kinh tế hậu chu kỳ đối mặt với nhiều bất ổn về chính sách hơn
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Management - Phần II: Nền kinh tế hậu chu kỳ đối mặt với nhiều bất ổn về chính sách hơn

Việc tái đắc cử của Donald Trump và Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế tại Quốc hội có thể dẫn đến những thay đổi chính sách đáng kể, gây ra sự mơ hồ trong triển vọng kinh tế. Dù các chi tiết và thời điểm thay đổi chính sách vẫn chưa rõ ràng, chúng tôi dự đoán sẽ có các biện pháp giảm thuế, tăng thuế quan, hạn chế nhập cư và nới lỏng quy định ở nhiều lĩnh vực.
Báo cáo Kaiko Research tuần 4 tháng 11: Quyền chọn ETF báo hiệu đà tăng của BTC
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 4 tháng 11: Quyền chọn ETF báo hiệu đà tăng của BTC

Trong tuần qua, Bitcoin “suýt” chạm tay vào ngưỡng $100,000. Trong khi đó, sàn Cboe BZX đã nộp lại đơn đăng ký thành lập ETF giao ngay Solana. Chủ tịch SEC Gary Gensler tuyên bố kế hoạch từ chức vào tháng 1, và một tòa án Thượng Hải phán quyết rằng việc sở hữu tiền điện tử của cá nhân không phải là bất hợp pháp tại Trung Quốc.
Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Managment - Phần I: Sức bật từ "Magnificent 7" và làn sóng đầu tư mới tại thị trường quốc tế
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Managment - Phần I: Sức bật từ "Magnificent 7" và làn sóng đầu tư mới tại thị trường quốc tế

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã chứng kiến một giai đoạn thăng hoa ấn tượng trong hai năm qua, với mức tăng trưởng vượt trội lên đến 60%. Ba trụ cột chính tạo nên thành công này bao gồm: sức bền của nền kinh tế, động thái nới lỏng chính sách tiền tệ từ Fed, và làn sóng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi cục diện thị trường. Đặc biệt trong năm 2023 và nửa đầu 2024, nhóm "Magnificent 7" đã dẫn dắt đà tăng trưởng mạnh mẽ này, và giờ đây xu hướng tích cực đang lan tỏa rộng khắp thị trường.
Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ