Điều gì đang chờ đợi Syria phía trước?
Kiều Hồng Minh
Junior Analyst
Sau 53 năm trị vì, gia tộc Assad đã để lại đằng sau một Syria đổ nát, tham nhũng và khốn khổ.
Khi quân nổi dậy tiến vào Damascus vào ngày 08/12, quân đội chính quy đã mất hết lý do để chiến đấu cho Bashar al-Assad. Những người dân Syria bị bần cùng hóa bởi sự cai trị của gia tộc Assad chỉ biết hướng ánh mắt về phía những cung điện bị bỏ hoang, trong khi những tù nhân suy sụp và kiệt quệ về mặt tinh thần trong các nhà giam đang chờ đợi một sự giải thoát.
Giờ đây, khi Assad đã chạy trốn sang Moscow, câu hỏi cần được đặt ra hiện tại là cuộc lật đổ này sẽ dẫn Syria đi về đầu. Ở một khu vực luôn bị ảnh hưởng bởi bạo lực sắc tộc và xung đột tôn giáo, nhiều người đã nghĩ tới điều tồi tệ nhất. Mùa xuân Ả Rập năm 2010-12 đã dạy rằng các quốc gia rằng việc lật đổ các nhà độc tài của họ thường kết thúc bằng một cuộc chiến tranh giành quyền lực khác hoặc chấp nhận thống trị bởi những người đàn ông không kém phần độc đoán. Đó là tất cả những lý do mà tất cả đề người dân mong muốn và nỗ lực cho một điều gì đó tốt đẹp hơn ở Syria.
Không thể phủ nhận rằng nhiều thế lực đang âm mưu tiếp tục khiến đất nước này rơi vào cảnh lầm than. Syria là một bức tranh tổng hòa của các dân tộc và tín ngưỡng được tách ra từ đế chế Ottoman và chưa bao giờ được sống trong một nền dân chủ ổn định. Gia tộc Assad, thuộc về nhóm dân tộc thiểu số Alawite chiếm khoảng 10-15% dân số, áp đặt và duy trì sự thống trị của mình bằng bạo lực trong hàng thập kỷ.
Người dân Syria có nhiều lý do để tìm kiếm sự trả thù. Trải qua nội chiến 13 năm ở một đất nước chứa đầy vũ khí, một số phe phái sẽ muốn giải quyết ân oán; một số thành phần nguy hiểm vừa được thả ra khỏi tù cũng vậy. Dưới sự tra tấn đến từ các tay sai của Assad, phần lớn là người Alawite và Shia, người Sunni đã phải chịu đựng những hành động phi nghĩa và tàn ác, bao gồm cả việc bị nhiễm độc khí clo và chất độc thần kinh.
Lực lượng nắm quyền mới tại Syria cũng không phải là những người yêu chuộng hòa bình. Lực lượng nổi dậy, được đầu Hayat Tahrir al-Sham (HTS hay Jabhat al-Nusra), là một chi nhánh của al-Qaeda tại Syria cho đến năm 2016 . Người sáng lập của nó, Ahmad al-Sharaa, trước đó đã từng chiến đấu chống lại người Mỹ với tư cách là thành viên của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq dưới cái tên Abu Muhammad al-Jolani. Mặc dù HTS và Sharaa đã thề rằng sẽ bỏ lại những ngày đó phía sau, nhưng nếu tình hình trở nên hỗn loạn, các quốc gia nước ngoài, có thể bao gồm cả Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, sẽ tài trợ cho các lực lượng khác để chống lại họ.
Thật vậy, một số các quốc gia đã chiến đấu ở Syria nhằm thu được lợi ích riêng từ sự hỗn loạn. Ở phía bắc, lực lượng ủy nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ đang đụng độ với người Kurd, những người muốn nền tự trị. Ở miền trung Syria, Mỹ đang ném bom các trại thuộc nhóm IS, vì sợ rằng nhóm này sẽ bắt đầu lại cuộc thánh chiến của họ. Israel đã phá hủy thiết bị quân sự và vũ khí hóa học — và xâm lấn sâu hơn vào Cao nguyên Golan, chiếm đóng thêm lãnh thổ Syria.
Với quá nhiều xung đột vây quanh, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người tin rằng Syria sẽ lại chìm trong các cuộc nội chiến một lần nữa. Nếu điều đó xảy ra, dòng người người tị nạn và tình hình bất ổn sẽ di chuyển ra khỏi khu vực Trung Đông và chảy dần vào châu Âu.
Nhưng tình hình vẫn phải là quá tuyệt vọng. Ít nhất, sự sụp đổ của Assad đã loại bỏ tầm ảnh hưởng từ Iran và Nga, hai kẻ gây ra tình trạng hỗn loạn toàn cầu, ra khỏi đất nước này. Và hãy chứng kiến niềm hân hoan ở Syria trong tuần này: một quốc gia kiệt quệ vì chiến tranh vẫn có thể chọn hướng tới hòa bình thay vì chìm đắm trong vòng xoáy khổ đau.
Điều kiện thiết yếu để Syria ổn định là nó cần một chính phủ khoan dung và hòa nhập. Bài học kinh nghiệm đã rút ra từ những năm tháng chiến tranh là không một nhóm nào có thể thống trị nếu không đàn áp các nhóm yếu thế khác. Ngay cả hầu hết những người Sunni cũng không muốn bị những kẻ cuồng tín cai trị.
Nhiệm vụ khó khăn này, tạo ra một giải pháp chính trị mới trong một đất nước bị chia cắt, có thể sẽ thuộc về Ahmad al-Sharaa. Với tư cách là thủ lĩnh của khu vực Idlib, một tỉnh nổi dậy ở phía bắc, ông đã điều hành một chính phủ có năng lực, người đã đồng thuận với chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo và tạo ra một nền kinh tế phát triển tương đối tích cực. Tuy nhiên, mặc dù đã cố gắng tránh xa các nhóm cấp tiến hơn từ phương Tây, nhưng ông ta ngày càng trở nên độc đoán, và đã thanh trừng các đối thủ và bỏ tù những người phản đối.
Chính phủ lâm thời của ông, được công bố trong tuần này, bao gồm những người hoàn toàn trung thành với HTS. Bởi vì đất nước vẫn đang trong tình trạng hỗn loạn sau cuộc nổi dậy, chức năng và năng lực thực tế của nhà nước sẽ còn lâu mới đạt được. Tuy nhiên, nếu Sharaa cố gắng điều hành Syria như một Idlib khổng lồ — một thái ấp của nhóm người Sunni do HTS thống trị — ông sẽ thất bại. Syria sẽ vẫn bị chia cắt bởi lãnh chúa thù địch, với nhiều người trong số họ là những nhà độc tài nhỏ theo đúng nghĩa của họ.
Syria cũng sẽ thất bại nếu nó trở thành đấu trường để các cường quốc bên ngoài cạnh tranh tầm ảnh hưởng. Nếu không bị ảnh hưởng bởi sự tranh giành từ các cường quốc, quốc gia này mới có thể phục hồi. Và chỉ khi đất nước phục hồi thì hàng triệu người tị nạn mới chọn trở về nhà. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà người dân đang mệt mỏi với 3 triệu người Syria tị nạn. Là quốc gia ủng hộ HTS, bản thân đất nước này sẽ đạt được nhiều lợi ích tại một Syria đang phục hồi. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cũng nên hiểu rằng cách tốt nhất để làm suy yếu những lời kêu gọi tự trị của người Kurd là tạo ra một Syria nơi người Kurd và các nhóm thiểu số khác có tiếng nói.
Thế giới có thể không thích HTS, nhưng hành động phá hoại việc thành lập một chính phủ ổn định sẽ có thể khiến tình hình tại Iraq, Jordan và Lebanon xấu đi nhanh chóng. Do đó, Mỹ và Saudi Arabia nên gây sức ép lên Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE để không phá hỏng cơ hội này của Syria. Nếu như Sharaa có thể trở thành một nhà lãnh đạo phù hợp, phương Tây nên chuẩn bị để loại bỏ HTS ra khỏi danh sách khủng bố.
Syria đã có một món quà tuyệt vời ở trang sử mới: thoát khỏi sự kiểm soát của Iran và Nga. Hai quốc gia này đã chi hàng chục tỷ USD để giữ ông Assad duy trì quyền lực, nhưng những kẻ bạo chúa ở Tehran và Moscow đã không còn có khả năng để duy trì một chính phủ chuyên chế ở một quốc gia vừa lật đổ nhà độc tài của mình như cách mà phương Tây có thể duy trì nền dân chủ ở Iraq và Afghanistan. Nga đã không thực hiện được tham vọng của mình — một thông điệp sẽ vang vọng khắp Caucasus và Trung Á. Chỉ trong hơn một năm, Iran đã chứng kiến các lực lượng ủy nhiệm của mình bị đánh bại ở Gaza, Lebanon và giờ là Syria. Ảnh hưởng của quốc gia ở Trung Đông đã giảm đi đáng kể, mở ra khả năng cho các cuộc đàm phán với chính quyền Trump sắp tới.
Syria chắc chắn sẽ gặp rất nhiều trở ngại. Nỗ lực tái thiết đất nước nhiều khả năng sẽ dẫn đến một cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát và tầm ảnh hưởng. Những lãnh đạo can trường của đất nước này sẽ cần có sự dũng cảm, tầm nhìn xa và con bài tẩy mà họ vẫn chưa tiết lộ. Nhưng trước khi trở lại với thực tế tàn khốc mà Syria sắp phải đối mặt, hãy dừng lại một chút và chia sẻ niềm vui của người dân sau khi hạ bệ một triều đại chuyên chế bạo lực đã kéo dài hàng thập kỷ.
**Bài viết trên thể hiện quan điểm của tác giả
The Ecomomist