Đừng hoài nghi sức mạnh của dầu đá phiến

Đừng hoài nghi sức mạnh của dầu đá phiến

00:16 12/05/2020

Nếu ngành năng lượng quay trở lại với trật tự cũ thì đó quả là một thế giới năng lượng không mang lại nhiều điều tốt đẹp. Đó là một thế giới mà bạn không thể đưa ra được cái nhìn khách quan, hay giúp bạn có thể đánh giá một cách tỉ mỉ dưới con mắt của một nhà kinh tế học.

Trong khi những người có quan điểm hoài nghi về đá phiến trong một thời gian dài có thể đang rêu rao quan điểm “quay trở lại với sự bình thường”, có một câu hỏi đơn giản hơn cho những người ngoài cuộc: Bạn đứng về phe nào?

Cuộc cách mạng đá phiến ở Mỹ không được nhìn nhận như một đấng anh hùng, không một tiếng vỗ tay cổ vũ nào cho nó mặc cho những lợi ích mà nó mang lại. Vì vậy, tôi (tác giả) hiếm khi ngạc nhiên trước những ví dụ về sự thờ ơ, và tầm hiểu biết còn hạn hẹp của các nhà sản xuất dầu khí, và khí gas ở Mỹ trước vấn đề này.

NIMBY (viết tắt cho Not In My Back Yard: thuật ngữ chỉ sự phản đối của người dân đối với những dự án thực hiện dự án quá gần với nơi sinh sống của họ) sẽ tồn tại cả thập kỉ gắn liền với sự khinh miệt về ô nhiễm nguồn nước. Các nhà hoạt động môi trường ở Mỹ phản đối nhiên liệu hóa thạch, họ sẽ hướng sự miệt thị vào những công ty sản xuất dầu ở Hoa Kỳ, thay vì là nước Anh. Và người Mỹ thuộc tất cả đảng phái chính trị dường như đang trở nên khó chịu khi phải trả tiền xăng, mặc dù giá xăng hiện tại đã tương đương với giá trị đô la thực cách đây 50 năm.

Nhưng tôi đã bị choáng váng bởi một sự kiện vào tuần trước trong một bối cảnh u ám nhất xảy ra với các nhà sản xuất đá phiến kể từ khi cuộc cách mạng đá phiến bắt đầu, đó là dòng nhận xét từ Tổng thống “Thật tốt cho người tiêu dùng, vì giá xăng sắp giảm”. Giá đã giảm một nửa trong vòng hai tháng, và Conavirus đang gây ra sự sụt giảm nhu cầu về dầu mạnh nhất trong lịch sử. Với Ả Rập Xê Út và Nga đây lại là thời điểm thích hợp để tăng sản lượng trong một cuộc chiến giành thị phần đang leo thang.

Nhưng sự thay đổi một cách đầy tự mãn và ngớ ngẩn trong chính sách cũng không thấm vào đâu so với các báo cáo đầy tự phụ của một số phóng viên và nhà kinh tế về năng lượng. Những nhà phân tích theo chủ nghĩa hoài nghi đá phiến trong một thời gian dài giờ đang nổi lên như những ngôi sao bằng những câu bình luận kiểu như “tôi đã nói rồi mà”. Họ đang đang rêu rao quan điểm “quay trở lại với sự bình thường”. Dù nói ít hay nhiều thì nội dung thường sẽ như thế này: Người Nga đang cố ý và người Ả Rập Xê Út đang thực hiện một cách hợp lý, thậm chí đáng khen ngợi, việc khôi phục thị trường dầu theo trật tự tự nhiên bằng cách từ chối bất kỳ công ty đá phiến nào cung cấp dầu và khí ga với chi phí cao. Tất cả nghe có vẻ rất hợp lý, ngoại trừ sự thiếu hiểu biết về lịch sử, sai sót về thực tiễn, và sự xói mòn về mặt đạo đức.

Một thế giới không có đá phiến là như thế nào?

Sự thiếu hiểu biết lịch sử bắt đầu bằng việc bỏ qua giai đoạn năm 2007-2008 của thị trường dầu mỏ toàn cầu và giai đoạn đầu những năm 2000 của thị trường khí đốt tự nhiên ở Bắc Mỹ. Tại thời điểm đó, mọi người đều đang lo lắng rằng thế giới đã hết dầu và khí đốt Bắc Mỹ. Thế hệ các nhà kinh tế hiện tại tại Goldman Sachs đã cho rằng việc cắt giảm sản lượng của liên minh OPEC+ được thực hiện vào năm 2016 bởi Nga và Bộ ba vùng Vịnh của Ả Rập Xê út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Kuwait là vô nghĩa vì những cắt giảm đó vốn tiềm ẩn sự mất cân bằng và không có căn cứ kinh tế. Những người tiền nhiệm của họ vào 13 năm trước đã dự đoán giá dầu có thể tăng vọt lên hơn 200 USD/thùng.

Những dự đoán đó đã không xảy ra trong ngắn hạn vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Điều đó vẫn chưa xảy ra vì sản lượng dầu thô “chặt” (thường có trong đá phiến) và ga tự nhiên lỏng của Mỹ tăng thêm 9 triệu thùng mỗi ngày từ năm 2010 đến 2019, đáp ứng 3/4 nhu cầu gia tăng của thế giới (nhu cầu của thế giới năm ngoái đạt hơn 100 triệu thùng dầu thô và hydrocarbons lỏng khác mỗi ngày).

Các học giả quay trở lại với thuyết hoài nghi đá phiến đã quên mất rằng nếu không có nguồn cung dầu khí và gas tăng lên trong kỷ nguyên của năng lượng rẻ tiền do cuộc cách mạng đá phiến của Mỹ mang lại thì liệu thế giới được hưởng sự thịnh vượng một cách tương đối trong thập kỷ qua. Các nhà sản xuất bên ngoài bộ 3 sản xuất lớn (Nga, Ả Rập Xê útvà Hoa Kỳ) đã cố gắng hợp sức phát triển nhưng họ vẫn gặp thất bại do địa chất (việc thăm dò địa chất trở nên khó khăn hơn mỗi năm) hoặc tình hình chính trị bất ổn. Ả Rập Saudi tăng sản lượng thêm 2.5 triệu thùng mỗi ngày từ năm 2010 đến 2019 và Nga thêm 1 triệu thùng mỗi ngày. Liệu họ có thể sản xuất nhiều hơn thế và có thể thay thế dầu được cung cấp bởi các công ty đá phiến của Hoa Kỳ? Dĩ nhiên là không. Ả Rập Xê Út đã báo cáo công suất bền vững tương ứng với mức 2.5 triệu thùng tăng thêm mỗi ngày mặc dù cuộc tranh luận về mức độ sản xuất nào là bền vững và cần bao nhiêu tỷ đô la để đạt được điều đó vẫn chưa có hồi kết. Nguồn cung tăng thêm của Ả Rập Xê Út trong cuộc chiến thị phần hiện tại là từ hàng tồn kho. Barclays gần đây ước tính rằng Ả Rập Xê Út chỉ có thể tăng sản lượng bền vững ở mức 1 triệu thùng một ngày tính từ thời điểm trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ.

Và Ả Rập Xê Út có thể chỉ muốn duy trì công suất hiện tại hơn là sản xuất theo mức mà họ có thể. Có bằng chứng cho giả thuyết này. Dù có cố gắng hết sức để giành thị phần thì Saudi cũng không thể vượt qua được vị trí thứ 3 trong vòng bốn mươi năm qua. Hai tuần không thể chứng minh được một cơn địa chấn, hay một sự thay đổi dài hạn, như một số chuyên gia đã phân tích. Vẫn là lá bài cũ: duy trì và sử dụng công suất hiện có, như Ả Rập Xê Út đã từng làm trong quá khứ, điều mà giúp họ tránh được các đột biến về giá có thể làm giảm nhu cầu trong dài hạn đối với một sản phẩm mà họ phụ thuộc hoàn toàn, đồng thời cũng giúp tiết kiệm vốn để phát triển năng lực sản xuất mới vốn khá đắt đỏ.

Còn Nga? Họ tuyên bố nhương lại thị phần cho các nhà sản xuất đá phiến. Lần cuối cùng Nga cắt giảm sản xuất là sau (và chính là cắt giảm) một mức tăng tạm thời trong ngắn hạn. Các chuyên gia tin rằng nước này năng lực sản xuất đã đi ngang và chỉ có thể cung cấp thêm được 400,000 đến 800,000 thùng mỗi ngày trước khi bước vào giai đoạn suy giảm công suất. (Và tôi đang chờ đợi các chuyên gia cập nhật dự báo của họ về khả năng tài chính của Nga và Saudi để tăng sản lượng ở mức giá dầu là 30 đô la trong dài hạn).

Nói cách khác, ngay cả khi trật tự thế giới cũ đã được kiểm soát mà không có cuộc cách mạng đá phiến, thế giới vẫn sẽ cần thêm 6 triệu hoặc 7 triệu thùng dầu mỗi ngày từ các nguồn khác nhau để đáp ứng nhu cầu. Thực tế là trong một thế giới không có đá phiến, nhu cầu đó sẽ không bao giờ xảy ra vì giá dầu sẽ tăng lên chóng mặt.

Ai thực sự quyết định giá dầu?

Nguyên lý thứ hai không chính xác của quan điểm “quay trở lại với sự bình thường” là ý tưởng cho rằng các nhà sản xuất chi phí thấp nên quyết định giá dầu. Điều này hiếm khi xảy với thị trường dầu mỏ. Các nhà cung cấp trong bất kỳ ngành nào đều có một nhiệm vụ cơ bản là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngành công nghiệp dầu mỏ lại là một ngành cực kỳ kỳ lạ, trong đó có hàng triệu giếng, một số được khoan 70 năm trước và một số vào ngày hôm qua, là các hồ chứa với các đặc điểm địa chất, hóa thạch và chi phí khác nhau, tất cả đều bán ra các phiên bản của cùng một mặt hàng. Một điểm độc đáo là do sự cạn kiệt của các giếng dầu nên đòi hỏi phải phát triển công suất mới để bù đắp sự suy giảm tự nhiên này. Có thể có những thị trường mà nhà sản xuất có chi phí thấp đang cung cấp đủ tất cả các nhu cầu thị trường. Coke sản xuất soda? Disney sản xuất các phim hoạt hình công chúa? Chúng ta có thể chúc mừng những nhà độc quyền này vì sự may mắn của họ (và chắc chắn rằng họ không vi phạm luật chống độc quyền). Nhưng trong ngành công nghiệp dầu mỏ, chúng ta cần sản xuất dầu từ ​​tất cả các giếng, khác nhau về độ tuổi, chi phí cũng như chất lượng, để đáp ứng nhu cầu không chỉ cho các quốc gia vùng Vịnh và Nga.

Và do đó, giá cả phải ở mức không chỉ để giữ các hồ chứa cũ với chi phí sản xuất thấp tiếp tục hoạt động mà còn phải phát triển thêm các nguồn cung mới. Đây là câu trả lời chính cho một câu hỏi phức tạp về lý do tại sao các nhà khai thác đá phiến không cắt giảm sản xuất ngoại trừ Nga và Saudi khi thị trường dầu mỏ đang bị thừa cung, giống như năm 2016. Các công ty dầu đá phiến không nên phát triển, những người ủng hộ quan điểm “Trở về với sự bình thường” khiến bạn phát ngán, vì cho rằng thế giới không cần nguồn cung tăng từ đá phiến.

Sản xuất đá phiến đã tăng trưởng trong năm năm qua bởi vì họ không phụ thuộc vào tính kinh tế (chi phí thấp) của các giếng già cỗi, các nhà khai thác đá phiến vẫn đang cố gắng tăng năng suất và hiệu quả kinh tế của các giếng riêng lẻ, bằng cách áp dụng thử nghiệm các kỹ thuật và công nghệ mới.

Dầu đá phiến vẫn phát triển vì nó không được cung cấp bởi các công ty dầu mỏ của nhà nước mà từ hàng trăm công ty độc lập không liên kết với nhau, mà thậm chí việc liên kết giữa họ là bất hợp pháp.

Dầu đá phiến vẫn phát triển bởi vì các nhà sản xuất trên toàn cầu vẫn phải tiếp tục giữ các giếng họat động (để cứu công ty của họ, vì họ sẽ được đền đáp khi công ty tăng trưởng).

Đá phiến vẫn phát triển vì Ả Rập Xê Út chẳng bận tâm tới việc tăng năng suất, vì Bộ ba vùng Vịnh và Nga đã cắt giảm sản lượng, bởi vì giá dầu pháp định của họ là giá dầu cần thiết để cho phép các nhà các nhà nước phụ thuộc dầu này duy trì được quản lý và cung cấp dịch vụ xã hội, một mức giá cao hơn các nhà khai thác đá phiến.

Nhưng đá phiến chủ yếu vẫn tăng trưởng vì tính kinh tế liên quan chặt chẽ với nhau, những điều tốt với Concho Resources thì cũng tốt với Chevron, và do đó, giá dầu cần hỗ trợ bằng việc gia tăng sản suất từ một đất nước chiếm 10% sản lượng dầu thô của thế giới.

Điều lạ lùng của quan điểm “Trở về bình thường” là nó chẳng hề mang tính phát kiến. Đây là cách mà các doanh nghiệp dầu khí và các nền kinh tế vẫn vận hành. Sự chỉ trích đá phiến có nội dung như “đá phiến là một nguồn cung cấp phi tự nhiên được sản xuất trong khi bị cấm tại Ả Rập Xê Út và Nga” chỉ có giá trị nếu sản lượng dầu đá phiến là không quan trọng đối với nguồn cung thế giới, hoặc nếu chi phí nằm ngoài định mức của thế giới.

Luận điểm nêu trên cũng không đúng (chi phí nằm ngoài mức bình thường). Các tập đoàn, ví dụ như RS Energy Group (RSEG) thực hiện các phân tích tinh vi về mức giá hòa vốn ở “ba phần tư chu kì sản xuất” là mức giá cần thiết để có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là 10% khi tính tất cả các chi phí khoan, hoàn thiện, xây dựng cơ sở hạ tầng và chi phí quản lí. RSEG ước tính rằng năm nhà sản xuất dầu đá phiến lỏng lớn nhất của Hoa Kỳ có chi phí hòa vốn ở mức “ba phần tư chu kì” tương đương với các nguồn cung cấp mới lớn khác: các mỏ ngoài khơi ở Biển Bắc, Châu Mỹ Latinh và Vịnh Mexico. Tất cả đều phải tốn khoảng 45 đến 60 đô la mỗi thùng tính tại thời điểm cuối năm ngoái, chi phí sau này sẽ giảm xuống trong kỷ nguyên bùng nổ về dịch vụ dầu mỏ.

Nhưng những người hoài nghi đá phiến phủ nhận điều này. Một số ít có thể chỉ căn cứ vào dữ liệu từ năm năm trước, khi mà chi phí hòa vốn của dầu đá phiến cao hơn rất nhiều. Họ đã rất máy móc khi tính toán rằng các giếng dầu đá phiến có tốc độ suy giảm cao hơn so với các giếng thông thường, nhưng quên đề cập đến yếu tố bù đắp khác đến từ việc có ít giếng dầu đá phiến bị khô cạn hơn và tốc độ thu hồi vốn nhanh hơn. Hầu hết những người hoài nghi dầu đá phiến đều mù quáng cho rằng dầu đá phiến có chi phí cung ứng cao tương đối vì họ bị lẫn lộn giữa vấn đề về chi phí cung ứng dầu với các vấn đề về lịch sử ngành dầu đá phiến cũng như mức độ hấp thụ vốn trong tương lai.

Cho đến nay, ngành công nghiệp đá phiến đã hấp thụ nhiều vốn hơn so với lợi nhuận mà nó mang lại cho các nhà đầu tư khi vét về yếu tố dòng tiền tự do (free cash flow). Nếu giá dầu ở mức cực thấp vẫn kéo dài, sẽ không phải bàn cãi thêm về việc cuộc cách mạng đá phiến thiêu rụi hàng trăm tỷ đô la. Hầu hết các giếng “dầu chặt (tight oil)” trong thập kỷ đã được khoan dựa trên các giả định doanh thu khác nhau, chứ không tính đến việc giá giảm (một phần do năng suất của các giếng dầu đá phiến không ngừng tăng lên). Cũng giống như bất kỳ cuộc cách mạng công nghệ nào, nhiệt huyết cần phải đi trước trong một số lĩnh vực nhất định, tương tự như vậy dầu đá phiến cũng không thể nào tạo ra tiền ở khắp mọi nơi được.

Giống như các ngành công nghệ đòi hỏi nguồn vốn bên ngoài để tài trợ cho sự thay đổi mang tính cách mạng, dòng tiền trong những năm đầu của một cuộc cách mạng đá phiến và dòng tiền trong giai đoạn bão hòa sẽ nhiều hơn mức trung bình. Trước cuộc khủng hoảng này, các nhà khai thác đá phiến đã đạt đến điểm hòa vốn. Họ đã sẵn sàng để tạo nên lợi nhuận cạnh tranh cả trên phương diện vềvốn lẫn dòng tiền tự do, tại các mỏ đá phiến tiềm năng nhất (chủ yếu là ở khu vực Permian), ở mức 50 đến 60 đô la mỗi thùng dầu. Các nhà khai thác đá phiến đã lắng nghe và hồi đáp lại các tín hiệu về giá cả hàng hóa và yêu cầu của nhà đầu tư. Họ đã cắt giảm đầu tư và tập trung vào lợi nhuận và tăng sản xuất một cách tạm thời.

Ngay cả trước khi ngày tận thế này xuất hiện, các nhà sản xuất đá phiến cận biên (với mức giá tại điểm hòa vốn) theo chủ nghĩa hoài nghi dầu đá phiến đã hầu hết bị loại khỏi cuộc chơi. Có rất ít nhà khai thác (hầu như không có ai khác ngoài Lưu vực Permian) có thể tạo ra dòng tiền tự do ở nếu giá ở dưới $50 mỗi thùng. Dữ liệu cho thấy các nhà khai thác đá phiến có thể tạo dòng tiền tự do bền vững nếu giá ở mức giá 65 đô la/thùng, là mức giá trung bình của dầu thô Brent kể từ năm 2000.

Nga có thể khai tử dầu đá phiến mãi mãi?

Tại thời điểm này, nhu cầu về dầu đã sụp đổ ở mức nhanh chưa từng thấy. Các nhà phân tích có lý do chinh đáng để lo lắng, vì thế giới không thể lưu trữ tất cả nguồn cung dư thừa. Các nhà sản xuất của Hoa Kỳ đã phải cắt giảm chi tiêu ngày một nhiều, làm tổn thương tới các công ty, xã hội và các gia đình. Các nhà dự báo dự đoán sản lượng đá phiến của Mỹ sẽ giảm hơn 10% trong năm nay do hiệu ứng của giảm capex, và có thể giảm tiếp một lần nữa vào năm 2021. Ả Rập Xê Út và các đồng minh vùng Vịnh đang tìm cách thực hiện trách nhiệm cắt giảm sản lượng khi phải đối mặt với việc nhu cầu sụt giảm.

Còn Nga?

Những hành động đáng chú ý của Nga trên thị trường dầu mỏ gần đây, tại thời điểm mà thế giới rất cần sự hợp tác quốc tế, lại chỉ là các hành động can thiệp bầu cử, tài trợ cho “rogue regimes” (tạm dịch là các hoạt động vũ trang, khủng bố quốc tế). Những hành động gần đây tiếp tục theo đuổi chiến lược cũ của Vladimir Putin nhằm đánh lạc hướng sự tập trung của dư luận về các vấn đề như nghành công nghiệp năng lượng của Nga đã bị thu hẹp, dân số của họ đã bị già hóa 30 năm và GDP bình quân đầu người hiện đang đứng thứ 61 trên thế giới, tương đương Malaysia, cao hơn một chút so với Mexico.

Hiện tại không rõ liệu Putin có biết Mohammed bin Salman của Ả Rập Xê Út sẽ phản ứng thế nào với thái độ không khoan nhượng ban đầu của Nga về việc cắt giảm sản lượng. Trong khi Ả Rập Xê Út dường như vẫn muốn đóng vai trò là “một người có trách nhiệm” trong thế giới thừa cung, thì chiến thuật đàm phán của các nhà độc tài Nga lại theo xu hướng không khoan nhượng, theo kiểu nếu họ chĩa dao ra, chúng tôi sẽ rút súng.

Nước Nga siêu cường đã không lùi bước. Họ rêu rao rằng họ có thể chịu được mức giá thấp trong 6 đến 10 năm. Nhưng chính xác thì mục tiêu của họ là gì? Một đứa trẻ có thể làm một bài toán cơ bản: sản xuất giảm xuống 10% để ngăn giá giảm 50% là một điều có lợi cho nhà cung cấp. Vì vậy, họ phải kiên định với các mục tiêu, để loại bỏ các công ty đã phiến của Hoa Kỳ. Trong ảo tưởng, họ có thể tin rằng họ có thể loại bỏ vĩnh viễn ngành công nghiệp sản xuất đá phiến và thiết lập trở lại thời kỳ dầu khí khan hiếm dẫn đến giá cao hơn và có lợi thế áp đảo đối với những người không phải là người Nga. Hoặc có thể Putin và chỉ cần ba năm, năm năm, đến khi năng lượng bắt đầu khan hiếm để lật màn.

Có hai cách để nói về chiến lược của Nga. Bạn có thể phân tích xem nó có khả năng thành sự thực không, và bạn có thể bàn luận về việc nó có tốt hay không. Những người ủng hộ quan điểm quay trở về sự bình thường, với giọng điệu khôn ngoan tuyên bố một cách tinh vi là không thiên vị Mỹ, nhưng rốt cuộc họ đã hành động không đúng đắn một chút nào.

Tuy nhiên cơ hội để Nga có thể tung cú đấm knockout là rất mong manh. Nga có thể thiết lập lại chi phí hoạt động bằng cách phá giá đồng rúp gây ra lạm phát trong nước (thật đáng buồn cho những người nghèo, những người có quyền ra quyết định đã có tài khoản ở nước ngoài hết rồi).  Nguồn thu từ dầu khí chiếm mức 60% đến 65% ngân sách liên bang Nga, không giống như Ả Rập Saudi ở mức 90%. Nhưng có nhiều thứ phụ thuộc vào dầu khí hơn là ngân sách tài khóa. (Ví dụ: sự quan trọng của ngành công nghệ đối với nền kinh tế Hoa Kỳ không chỉ dựa trên tiêu chí là họ đã nộp bao nhiêu thuế cho chính phủ).

Nga có một quỹ tài sản ở nước ngoài trị giá 170 tỷ đô la, dự trữ ngoại tệ 570 tỷ đô la và 100 tỷ đô la dự trữ ngoại hối là vàng. Với mức giá thấp hơn 30 USD/ thùng, sẽ làm quỹ tài sản 170 tỷ USD này cạn kiệt, và Nga phải dùng quỹ thu nhập từ dầu để bù đắp (ngoại trừ tất cả các yếu tố khác liên quan đến cắt giảm dịch vụ, giảm giá khí đốt tự nhiên và khí gas lỏng tự nhiên và phá giá tiền tệ). Nếu giá dầu thấp hơn 30 USD/thùng, Nga sẽ mất đi 120 tỉ USD trên tổng số GDP 1.7 nghìn tỷ USD. Nếu Hoa Kỳ mất một lượng GDP tương ứng, thì diều đó sẽ giống như là mất đi nền kinh tế của Texas hoặc New York.

Bạn sẽ thuộc phe nào?

Mặc dù Hoa Kỳ sẽ phải chịu những tác động kinh tế khủng khiếp đối với nền công nghiệp dầu đá phiến, nhưng nền kinh tế Hoa Kỳ lớn hơn Nga tới 13 lần và các nguồn thuế của họ cũng đa dạng hơn. Mặc dù, theo thống kê của các báo cáo kinh doanh năm 2018 của trang BP, Sản lượng khí đốt tự nhiên mà Hoa Kỳ sản xuất nhiều hơn 29% so với Nga, sản lượng dầu và các chất lỏng khác nhiều hơn 49%, tác động của sự sụp đổ giá dầu đối với Hoa Kỳ sẽ nhỏ hơn nhiều.

Và nhìn vào lịch sử gần đây. Thời kỳ khó khăn của Ả Rập Xê Út và Nga đã kéo dài khoảng hai năm kể từ khi giá dầu sụp đổ, được châm ngòi bởi Ả Rập Xê Út vào tháng 11 năm 2014, điều này đã dạy cho các công ty dầu đá phiến một bài học. Trong kinh doanh dầu mỏ, giá cả đôi khi không liên quan tới mức giá hòa vốn. Các công ty dầu khí quốc gia vẫn chiếm phần lớn sản lượng dầu khí thế giới. Các quốc gia vẫn còn quá phụ thuộc vào doanh thu từ dầu mỏ để bảo vệ sự thịnh vượng và nhà nước cầm quyền. Mohammed bin Salman đã đưa ra Tầm nhìn 2030, trong đó nguồn thu từ dầu mỏ được dùng để chuyển đổi nền kinh tế Ả Rập. Họ đã khá lúng túng ngay từ khi bắt đầu (như WeWork, Uber, đã từng gặp phải) vì nó phụ thuộc vào lợi nhuận khổng lồ từ dầu khí, và nó không phải đơn giản như là rút tiền ra để tài trợ cho các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bạn có thể khiến một người mất việc, một công ty bị phá sản nhưng bạn sẽ không đánh gục được ngành công nghiệp đá phiến, vì họ sẽ luôn biết cách chuyển mình khi thời cơ đến.

Nga một lần nữa chiếm thị phần bằng cách tăng sản lượng, không dựa trên kế hoạch hay phát kiến đột phá về giếng dầu, hay những hiểu biết về kỹ thuật. Nga đã thành công trong ngành công nghiệp lâu đời này (nhưng nó sẽ kéo dài trong bao lâu?). Nga có rất ít các dự án có thể sản xuất được 100,000 thùng dầu mỗi ngày, và những dự án đó hàng năm cũng chỉ thêm được công suất khoảng 5%.

Và Ả Rập Xê Út là những người lạc quan nhất trong khi họ cung cấp 13% nhu cầu của thế giới. Bất cứ ai tin rằng Ả Rập Xê Út đang bình tĩnh tại mức giá 25 USD/thùng như là một phần của chiến thuật của họ, thì phải đưa được ra lời giải thích điều gì sẽ xảy ra nếu phần còn lại của ngành dầu mỏ, bao gồm cả Nga, lụi tàn vĩnh viễn cùng với tất cả các nước láng giềng có nền tài chính yếu kém của Ả Rập Xê Út rơi vào khủng hoảng.

Đúng là trong ngắn hạn việc phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu đá phiến ở mức rất thấp, sẽ có thể xảy ra trường hợp dư cung và thiếu cung. Nhưng lợi ích to lớn mà dầu đá phiến mang lại là một nguồn cung cấp linh hoạt, với sản lượng được tăng thêm một cách dễ dàng, ưu thế hơn về tính kinh tế và môi trường, và cả “đạo đức” nữa, hơn là những thùng dầu được sản xuất với chi phí đắt đỏ như các dự án thân thiện môi trường của Canada, hay những thùng dầu được cung cấp bởi Nga.

Đó là lý do tại sao tôi khó chấp nhận trước quan điểm Trở về bình thường và sự thừa nhận rằng các hành động của Nga là mang tính kinh tế. Các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ đang làm gì? Các công ty dầu của Hoa Kỳ (cũng như các công ty của Na Uy, Canada, Brazil, v.v.) đang cố gắng cung cấp năng lượng cho thế giới với lợi nhuận hợp lý. Nga đang đặt cược trong ngắn hạn vì cho rằng họ sẽ có lợi trong dài hạn, bằng cách tạo ra một thế giới có ít nhà sản xuất dầu hơn, với giá cao hơn và Nga sẽ có nhiều cơ hội để khẳng định vị trí quan trọng của mình trong bản đồ năng lượng của thế giới.

Nếu ngành năng lượng quay trở lại với trật tự cũ thì đó quả là một thế giới năng lượng không mang lại nhiều điều tốt đẹp. Đó là một thế giới mà bạn không thể đưa ra được cái nhìn khách quan, hay giúp bạn có thể đánh giá một cách tỉ mỉ dưới con mắt của một nhà kinh tế học, một thế giới sẽ khiến bạn không thể hiểu nổi nó.

Tôi không cho rằng những người tin vào quan điểm “Trở về bình thường” sẽ sớm thay đổi suy nghĩ của họ bởi nó đã quá cố hữu ở bên trong họ rằng ngành công nghiệp dầu đá phiến là một bong bóng, kiểu như cho rằng người London và Manhattan luôn thông minh hơn người Houston và Dallas. Nhưng đối với những người đang ở phe trung lập, có một câu hỏi đơn giản trong thời điểm khủng hoảng này: Bạn đứng về phía ai?

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Management - Phần II: Nền kinh tế hậu chu kỳ đối mặt với nhiều bất ổn về chính sách hơn
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Management - Phần II: Nền kinh tế hậu chu kỳ đối mặt với nhiều bất ổn về chính sách hơn

Việc tái đắc cử của Donald Trump và Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế tại Quốc hội có thể dẫn đến những thay đổi chính sách đáng kể, gây ra sự mơ hồ trong triển vọng kinh tế. Dù các chi tiết và thời điểm thay đổi chính sách vẫn chưa rõ ràng, chúng tôi dự đoán sẽ có các biện pháp giảm thuế, tăng thuế quan, hạn chế nhập cư và nới lỏng quy định ở nhiều lĩnh vực.
Báo cáo Kaiko Research tuần 4 tháng 11: Quyền chọn ETF báo hiệu đà tăng của BTC
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 4 tháng 11: Quyền chọn ETF báo hiệu đà tăng của BTC

Trong tuần qua, Bitcoin “suýt” chạm tay vào ngưỡng $100,000. Trong khi đó, sàn Cboe BZX đã nộp lại đơn đăng ký thành lập ETF giao ngay Solana. Chủ tịch SEC Gary Gensler tuyên bố kế hoạch từ chức vào tháng 1, và một tòa án Thượng Hải phán quyết rằng việc sở hữu tiền điện tử của cá nhân không phải là bất hợp pháp tại Trung Quốc.
Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Managment - Phần I: Sức bật từ "Magnificent 7" và làn sóng đầu tư mới tại thị trường quốc tế
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Managment - Phần I: Sức bật từ "Magnificent 7" và làn sóng đầu tư mới tại thị trường quốc tế

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã chứng kiến một giai đoạn thăng hoa ấn tượng trong hai năm qua, với mức tăng trưởng vượt trội lên đến 60%. Ba trụ cột chính tạo nên thành công này bao gồm: sức bền của nền kinh tế, động thái nới lỏng chính sách tiền tệ từ Fed, và làn sóng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi cục diện thị trường. Đặc biệt trong năm 2023 và nửa đầu 2024, nhóm "Magnificent 7" đã dẫn dắt đà tăng trưởng mạnh mẽ này, và giờ đây xu hướng tích cực đang lan tỏa rộng khắp thị trường.
Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ