JPMorgan Research: Căng thẳng thương mại Mỹ-EU gia tăng, rủi ro đối với tăng trưởng và lạm phát Eurozone

JPMorgan Research: Căng thẳng thương mại Mỹ-EU gia tăng, rủi ro đối với tăng trưởng và lạm phát Eurozone

Như Quỳnh

Như Quỳnh

Junior Analyst

16:19 04/02/2025

Nhận định của JPMorgan London.

Như đã đề cập trong ghi chú “Cuộc sống thời chiến thương mại” và “Cuộc chiến Bắc Mỹ”, hiện không có dự báo cơ sở nào thay đổi, nhưng JPMorgan lưu ý về sự gia tăng đáng kể các rủi ro tiềm ẩn. Thuế quan có thể được áp dụng với EU, tác động trực tiếp đến khu vực này, dù các yếu tố như động cơ, mục tiêu, thời gian và mức thuế vẫn chưa rõ ràng. Trong khi đó, thuế quan đối với Canada, Mexico và Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi tình trạng khẩn cấp liên quan đến "những người nhập cư bất hợp pháp và ma túy bất hợp pháp". Tuy nhiên, các mục tiêu rộng lớn cũng được đưa vào (như điều chỉnh thâm hụt thương mại, tăng doanh thu, chính sách công nghiệp) có thể phù hợp hơn trong bối cảnh Eurozone, nơi đàm phán hay hành động nhanh chóng có thể hạn chế.

Dự báo GDP khu vực Eurozone đã được điều chỉnh giảm 0.5% điểm trên mỗi năm trong bốn quý tiếp theo, phản ánh sự không chắc chắn về chính sách thương mại có thể làm giảm tâm lý đầu tư. Tác động trực tiếp của thuế quan có lẽ sẽ không lớn lắm vì xuất khẩu của khu vực này sang Mỹ chỉ khoảng 3% GDP và nhập khẩu 2% GDP, đồng thời EUR yếu hơn có thể giảm mất cân bằng cạnh tranh. Tuy nhiên, nền kinh tế Eurozone cũng thể bị ảnh hưởng gián tiếp thông qua sự gián đoạn có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng Bắc Mỹ, tăng trưởng GDP Mỹ chậm lại và chi phí nhập khẩu hàng hóa tăng (đặc biệt khi đồng tiền mất giá). Về chuỗi cung ứng, các nhà sản xuất ô tô sản xuất trên toàn cầu, với các nhà máy riêng lẻ thường chuyên về các mẫu xe được chọn. Do đó, một số xe ô tô được các nhà sản xuất ô tô châu Âu bán ở Eurozone được sản xuất tại Bắc Mỹ. Mặc dù những rủi ro này khó định lượng, nhưng rủi ro đối với dự báo tăng trưởng Eurozone vốn đã thấp hiện đang nghiêng về phía tiêu cực hơn.

Về lạm phát, EU tuyên bố sẽ “trả đũa” mạnh mẽ với bất kỳ mức thuế nào của Mỹ. Các biện pháp tái cân bằng này có thể loại trừ năng lượng và bao gồm các mức thuế 50% hoặc cao hơn đối với các sản phẩm có thể gây tổn hại đến cử tri của Trump, tương tự như chiến lược năm 2018. Dù nhập khẩu từ Mỹ thấp hơn xuất khẩu, EU vẫn sẽ áp thuế lên những mặt hàng nhập khẩu đó và có thể cân nhắc biện pháp bảo hộ chống lại hàng nhập khẩu từ các nước thứ ba.

Các biện pháp trả đũa thuế quan có thể làm tăng lạm phát khu vực Eurozone, nhưng tác động trực tiếp đến giá tiêu dùng có lẽ hạn chế vì nhập khẩu Mỹ chỉ chiếm 2% GDP (trong đó 0.5% GDP là năng lượng, có thể miễn thuế), một số là hàng hóa lõi và phần còn lại có thể được thay thế bằng sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nơi khác. Việc áp dụng đầy đủ mức thuế 10% ước tính chỉ tương đương 0.2% GDP; theo Mô hình Kinh tế Oxford, chỉ ảnh hưởng khoảng 0.04% đến giá tiêu dùng. Ảnh hưởng của tỷ giá cũng khiêm tốn, khi dự báo của ECB tháng 12 cho thấy mức tỷ giá hối đoái 1.06 EURUSD, từ đó tác động lên lạm phát toàn phần chỉ khoảng 0.1-0.2 điểm phần trăm, còn ít hơn đối với lạm phát lõi nếu đồng tiền ổn định.

Nếu tác động lạm phát ngắn hạn là nhỏ, JPMorgan nghi ngờ hiệu ứng vòng hai sẽ khiêm tốn, khiến áp lực tăng trưởng tiêu cực chiếm ưu thế và kéo lạm phát trung hạn xuống. Theo quy tắc chung, việc giảm 1% GDP (so với mức cơ bản) cuối cùng sẽ làm giảm lạm phát toàn phần Eurozone xuống 0.2%. Và sự gia tăng bất ổn cùng với tăng trưởng vốn đã thấp có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền lương ngay cả khi thị trường lao động vẫn vững mạnh như năm 2018. Điều này có thể khiến lãi suất chính sách của ECB thấp hơn so với dự báo 1.75% của JPMorgan. Tuy nhiên, quan điểm của ECB về hiệu ứng lạm phát ròng chưa được rõ ràng, do đó JPMorgan vẫn hoài nghi về các động thái điều chỉnh trước. Vì vậy, JPMorgan vẫn giữ nguyên dự báo việc cắt giảm 25bp trong mỗi cuộc họp cho đến khi lãi suất chính sách đạt 1.75%.

JPMorgan

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ