JPMorgan Research: Duy trì quan điểm bearish với EUR khi sự bi quan tại Eurozone chưa được định giá đầy đủ
Như Quỳnh
Junior Analyst
Nhận định của JPMorgan London.
USD cuối cùng đã phản ứng như kỳ vọng sau các kết quả quan trọng của cuộc bầu cử Mỹ và EURUSD đã đạt mục tiêu giảm tại 1.05. Tiếp theo sẽ là gì? Liệu sự bi quan về EUR đã được định giá đủ chưa và bây giờ có phải là thời điểm thích hợp để long ngược lên?
JPMorgan cho rằng còn quá sớm để đảo sang long và dự báo EUR sẽ suy yếu thêm vì những lý do sau:
Thứ nhất, sự bi quan về châu Âu chưa được định giá đầy đủ. Mặc dù đúng là EUR đã suy yếu kể từ mức đỉnh 1.12 vào tháng 9, nhưng động thái này là do sự phục hồi của Mỹ chứ không phải do sự bi quan của EU. Mức lãi suất dài hạn của Fed được định giá bởi thị trường đã tăng 100bp lên 3.75% kể từ đầu tháng 9, phần lớn nhờ dữ liệu kinh tế mạnh mẽ từ Mỹ thay vì kết quả bầu cử. Trong khi đó, lãi suất dài hạn của ECB vẫn không thay đổi ở mức dưới 2%. Vì vậy, mặc dù gap Mỹ-EU đã mở rộng, nhưng thị trường lãi suất vẫn chưa thừa nhận rằng với câu chuyện áp thuế, ECB có thể sẽ hạ lãi suất nhiều hơn so với dự kiến trước đây.
JPMorgan ước tính rằng 55% sự suy yếu của EURUSD từ mức 1.12 có thể được lý giải bởi sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Mỹ, trong khi tác động do tâm lý bi quan về thuế quan chỉ chiếm 30 pip (theo mô hình giá trị hợp lý ngắn hạn của JPMorgan). Điều này cho thấy mức giảm hiện tại không đáng kể. Để so sánh, vào năm 2018/19, khi các biện pháp thuế quan được công bố, mức chiết khấu so với lãi suất danh nghĩa đã đạt đỉnh tới 6% và duy trì ở mức đó. Hơn nữa, các chỉ số định giá rộng hơn của EUR vẫn chưa cho thấy sự hấp dẫn, với chỉ số giá trị thương mại của đồng tiền này vẫn nằm ở mức cao nhất trong phạm vi 5 năm, cả về giá trị danh nghĩa lẫn thực tế.
Thứ hai, dữ liệu khảo sát có thể tiết lộ cú sốc tâm lý tại Eurozone trong những tuần tới, duy trì khoảng cách tăng trưởng và hiệu suất tài sản lớn giữa Mỹ và Eurozone. Điều này đã được nhìn thấy trong chỉ số ZEW của Đức, mặc dù đây là một cuộc khảo sát các nhà phân tích, nhưng chỉ số PMI sơ bộ vào thứ Sáu tới có thể là xúc tác tiếp theo. Ngoài ra, Tổng thống đắc cử Trump vẫn chưa nhắc đến các chính sách thuế mới, và mô hình tăng trưởng FX của JPMorgan đã chuyển sang bullish với USD.
Cuối cùng, quan điểm cho rằng tác động của thuế quan sẽ nhẹ nhàng hơn so với những tuyên bố trước đây không có nhiều cơ sở vững chắc, theo JPMorgan. Dù kết quả cuối cùng có thể được làm dịu đi thông qua các cuộc đàm phán, nhưng JPMorgan tin rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng sẽ xuất phát từ một lập trường cứng rắn. Điều này sẽ thúc đẩy thị trường định giá đầy đủ hơn những rủi ro này trước khi ta quay trở lại một mức trung lập hơn. Như đã đề cập, những tác động ban đầu của các cuộc đàm phán này vẫn chưa được phản ánh vào tỷ giá EURUSD.
Dự báo ban đầu của JPMorgan là EURUSD có thể tiến đến mức ngang giá trong những tháng sau kết quả bầu cử, với điều kiện mọi yếu tố khác không thay đổi. Kịch bản này vẫn là cơ sở và sẽ được điều chỉnh trong dự báo những ngày tới.
Cần gì để đạt được điều đó? Sự mở rộng thêm 50bp trong chênh lệch lãi suất dài hạn ECB-Fed thường sẽ tương đương với 5% trong EURUSD. Mặc dù con số này có vẻ lớn, nhưng JPMorgan cho rằng việc đạt được là hoàn toàn khả thi. Phần lớn có thể đến từ ECB nếu ngân hàng trung ương này sẵn sàng cắt giảm lãi suất sâu hơn, điều này có thể làm giảm lãi suất dài hạn được định giá trên thị trường 25bp. Một phần khác có thể đến từ Mỹ nếu dữ liệu kinh tế tiếp tục phục hồi, thúc đẩy Chủ tịch Powell có lập trường ít dovish hơn (như tuần qua). Ngoài ra, nếu chênh lệch lãi suất chỉ thay đổi 20-30bp nhưng mức chiết khấu của EUR mở rộng lên 6% (như từng xảy ra vào năm 2018/19), thì mục tiêu này cũng có thể đạt được trong thời gian ngắn (chỉ vài tuần), nếu dữ liệu từ cả hai khu vực hỗ trợ. Việc EURUSD giảm xuống dưới mức ngang giá không phải là không thể, tùy thuộc vào mức độ thay đổi. Nếu lãi suất dài hạn của Fed đạt 4% và dừng ở đó, trong khi ECB theo đuổi chu kỳ hạ lãi suất mạnh mẽ hơn, khiến lãi suất giảm xuống 1%, điều này có thể khiến tỷ giá phá vỡ mức ngang giá.
Những rủi ro là gì? Những từ khóa ở trên là "mọi yếu tố khác không thay đổi". Càng kéo dài thời gian dự báo, tầm nhìn về EURUSD càng trở nên khó khăn hơn do phạm vi rộng của các kết quả có thể xảy ra. Thiếu tầm nhìn này xuất phát chủ yếu từ phía Mỹ. Như đã nêu trước đó, sự lạc quan của Mỹ đã được định giá đầy đủ và sự phục hồi của Mỹ có thể yếu đi nếu các chính sách cực đoan hơn được kích hoạt, chẳng hạn như về nhập cư; nếu dữ liệu kinh tế Mỹ không đạt kỳ vọng, đây sẽ là một rủi ro đối với quan điểm bullish với USD. Ngoài ra, các yếu tố như thuế quan nhẹ nhàng hơn, xung đột Ukraine/Nga dịu đi, hoặc phản ứng tài khóa từ EU có thể xuất hiện và làm thay đổi triển vọng EURUSD.
JPMorgan đã khuyến nghị short EUR so với USD, JPY và CHF trong danh mục và tiếp tục duy trì quan điểm này. JPMorgan cũng tăng cường short EURJPY; với tỷ giá USDJPY tiến lên gần 160, các chiến lược gia kỳ vọng Nhật Bản sẽ gia tăng các biện pháp can thiệp chính sách (can thiệp tỷ giá, BoJ tăng lãi suất vào tháng 12). Trong bối cảnh lãi suất Mỹ tiếp tục tăng, JPMorgan dự đoán EURJPY sẽ duy trì sự ổn định tương đối hoặc có thể tăng nhẹ. Tuy nhiên, cặp tiền này sẽ suy yếu nếu định giá lãi suất dài hạn của ECB điều chỉnh (hoặc nếu lãi suất Mỹ bất ngờ giảm – đây cũng là một trong những rủi ro chính mà chúng tôi theo dõi).
JPMorgan