JPMorgan Research: Sản lượng công nghiệp Việt Nam hồi phục cùng xuất khẩu mạnh mẽ

JPMorgan Research: Sản lượng công nghiệp Việt Nam hồi phục cùng xuất khẩu mạnh mẽ

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

11:28 04/06/2024

Nhận định của bộ phận phân tích kinh tế JPMorgan Châu Á - Thái Bình Dương.

Dữ liệu tháng 5 của Việt Nam phù hợp với quan điểm của JPMorgan rằng ngành sản xuất sẽ phục hồi trong quý này sau khi có chút trì trệ trong quý I, bắt kịp nhu cầu ngoài nước mạnh mẽ. Trong tháng 5, sản lượng công nghiệp tăng 2.6% so với tháng trước, cao hơn mức tăng 2.3% của tháng 4, đưa tăng trưởng 3 tháng gần nhất lên 10.3% (so với 3 tháng cùng kỳ). Xuất khẩu hải quan cũng tăng 4.9% so với tháng trước, dù mức tăng trưởng 3 tháng gần nhất lại ở mức âm -0.7%, điều chỉnh từ mức 15-20% trong nửa sau năm 2023 và quý I/2024.


Sản lượng công nghiệp (đường cam, cột phải) và xuất khẩu (đường xanh, cột trái)


Sản phẩm xuất khẩu: Công nghệ (xanh) và Phi công nghệ (cam)


Xuất khẩu hải quan theo điểm đến: Mỹ (xanh liền), Trung Quốc (cam), 6 nước lớn nhất Châu Âu (xanh đứt)

Chi tiết về xuất khẩu cho thấy sự hỗ trợ từ chu kỳ công nghệ và cơ sở tăng trưởng nhu cầu ngoài nước ngày càng mở rộng, điều sẽ hỗ trợ trong kịch bản nhu cầu từ Mỹ dần hạ nhiệt. Do đó, JPMorgan tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng chung sẽ bình thường hóa với tốc độ ngang xu hướng (6.0% so với cùng kỳ trong năm nay) nhờ xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, bất chấp những trở ngại từ việc thắt chặt tiền tệ trong nước kể từ tháng 4.

Cụ thể, xuất khẩu công nghệ đạt mức tăng trưởng 14.8% trong 3 tháng so với cùng kỳ, duy trì mạnh mẽ trong suốt 1 năm qua (trong khoảng 10-35%), cho thấy sự hỗ trợ không ngừng từ chu kỳ tăng của lĩnh vực công nghệ. Xuất khẩu sang Mỹ giảm 5.9% trong 3 tháng tính đến tháng 4, điều chỉnh sau một năm tăng trưởng mạnh mẽ (40-50% trong quý IV/2023). Nhưng xuất khẩu sang Tây u (+22.4%) và Trung Quốc (+27.1%, sau 5 tháng giảm cho đến tháng 2) đã tạo ra một vùng đệm, phản ánh báo cáo PMI toàn cầu mới nhất cho thấy khoảng cách hoạt động kinh tế giữa các khu vực đang thu hẹp.


Lạm phát CPI: toàn phần (đường đen liền), lõi (đường đen đứt), thực phẩm (cột cam) và vận tải (cột xanh)

Lạm phát CPI toàn phần đạt 4.4% trong tháng 5, cao hơn 3.4% trong tháng 1 và 4.0% trong tháng 2-tháng 3, do hiệu ứng cơ sở (nền lạm phát thấp hơn). Trong 3 tháng gần nhất, CPI tăng 2.6%, còn lạm phát lõi ổn định ở mức 2.1%-2.3% kể từ đầu năm. Trong tháng 5, CPI lõi tăng 0.2% so với tháng trước, duy trì mức tăng nhẹ kể từ tháng 10. Giá vận tải (nhiên liệu) giảm 0.8%, trong khi giá dầu toàn cầu gần đây đã giảm so với mức đỉnh đầu tháng 4.

JPMorgan tiếp tục kỳ vọng tình trạng lạm phát lõi hạ nhiệt từ từ sẽ quyết định xu hướng lạm phát chung trong năm nay, mặc dù cần thận trọng với giá thực phẩm - lạm phát thực phẩm cao hơn so với JPMorgan dự báo, tăng 0.4% trong tháng thứ ba liên tiếp; nếu không có thêm thông tin chi tiết, đây có thể do điều kiện thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến nguồn cung nông nghiệp. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước có mục tiêu lạm phát tương đối cao ở mức 4-4.5%, do đó mục tiêu này có thể đạt được.

JPMorgan

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ