Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế thế giới trước sự dịch chuyển của quá trình toàn cầu hóa?
Tú Đỗ
Senior Economic Analyst
Liệu việc Joe Biden thắng cử có phải là một tín hiệu tốt cho quá trình toàn cầu hóa và triển vọng kinh tế toàn cầu
Mối quan hệ Mỹ-Trung rơi xuống mức đáy trong vòng một thế hệ vừa qua, tiến trình Brexit ồn ào và tình trạng khó khăn của chuỗi cung ứng xuyên biên giới trước đại dịch đã dấy lên những lo ngại về những tổn thất nếu của quá trình toàn cầu hóa bị ảnh hưởng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu.
Việc tăng cường lưu lượng trao đổi hàng hóa cũng như hoạt động nhập cư đã mang tới những người thắng và thua cuộc. Sự xích lại ngày càng gần hơn của biên giới đã buộc phải đánh đổi bởi an toàn chủ quyền của mỗi quốc gia. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đã sắp xếp lại bảng xếp hạng GDP toàn cầu và làm thay đổi cán cân địa chính trị, mang tới những lo lắng cho các quốc gia phương Tây. Đây cũng là một vấn đề cần tính tới.
Thương mại toàn cầu giúp tăng cường tính hiệu quả của quá trình phân bổ nguồn lực, qua đó thúc đẩy năng suất. Các dòng vốn chảy xuyên biên giới hỗ trợ cho hoạt động đầu tư - một cấu phần quan trọng trong tăng trưởng. Cả hai điều này đều đẩy mạnh cho dòng chảy tự do của các ý tưởng và sự cải tiến đổi mới, mở rộng tầm ảnh hưởng của công nghệ tại các nước phát triển và cho phép các quốc gia đang phát triển bắt kịp nhanh chóng hơn. Chặn đứng quá trình toàn cầu hóa hay đảo ngược nó có thể sẽ đe dọa xóa bỏ những lợi ích trên.
Dựa trên dữ liệu về mối tương quan giữa mức độ toàn cầu hóa và tăng trưởng, chúng tôi có thể ước tính những tổn thất có thể xảy ra. Bloomberg đã phác họa 3 kịch bản có thể xảy ra đó là:
- Kịch bản lạc quan: Quá trình toàn cầu hóa tiếp tục duy trì với tốc độ ổn định như trong 10 năm qua. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau khi cú shock Covid-19 đi qua sẽ ở mức khoảng 2.6%/năm.
- Kịch bản đình trệ: Quá trình toàn cầu hóa dừng lại ở mức hiện tại, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm xuống mức 2.2%/năm. Tính tới năm 2050, thu nhập toàn cầu sẽ thấp hơn khoảng 25 nghìn tỷ USD so với kịch bản lạc quan.
- Kịch bản đảo ngược: Mức độ toàn cầu hóa giảm về mức những năm 2000, tăng trưởng toàn cầu giảm xuống còn 2.0%/năm. Tính tới năm 2050, thu nhập toàn cầu sẽ thấp hơn khoảng 31 nghìn tỷ USD so với kịch bản lạc quan.
Ai sẽ là những người chịu ảnh hưởng lớn nhất?
Những con số trên sẽ bao trùm đối với nhiều quốc gia. Nhìn chung, chính các quốc gia đã hưởng lợi lớn từ quá trình toàn cầu hóa, các thị trường mới nổi dịch chuyển từ kinh tế đóng sang mở, có thể sẽ chịu tác động tiêu cực nhất nếu quá trình trên đảo ngược.
Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc chính là một trong số chịu thiệt hại nặng nề nhất. Cả ba quốc gia xuất khẩu lớn này đều đã chứng kiến sự hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu trong nhiều năm qua. Việc quá trình toàn cầu hóa bị đảo ngược có thể sẽ làm giảm 30% GDP của nhóm nước này vào năm 2050 so với kịch bản lạc quan nhất.
Mỹ, Pháp và Anh sẽ là những nước sẽ chịu tác động tiêu cực ít nhất. Đây đều là những nền kinh tế đã phát triển do vậy sẽ hạn chế những ích lợi đạt được từ quá trình toàn cầu hóa. Trong kịch bản đảo ngược, GDP của nhóm này vào năm 2050 sẽ giảm 5-10% so với kịch bản lạc quan.
Những ước tính trên được dựa trên mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và tiềm năng tăng trưởng trên bình diện từng quốc gia. Trên thực tế, quá trình toàn cầu hóa có thể sẽ có sự phân hóa khi một số nước có quan điểm tăng cường gắn kết quốc tế trong khi một số khác lại trở nên ngày càng biệt lập, giống như trường hợp quyết định rời khỏi EU của Vương quốc Anh.