Liệu Fed có đang sa lầy tương tự như cuộc chiến tranh Việt Nam?

Liệu Fed có đang sa lầy tương tự như cuộc chiến tranh Việt Nam?

23:28 12/05/2020

Động thái mua nợ doanh nghiệp bị xếp hạng có rủi ro của Fed có thể được ví như quyết định vào năm 1961 của Tổng thống John F Kennedy về việc đưa quân đội Hoa Kỳ đến Việt Nam. Dù gần đây họ đã hành động một cách khá thận trọng - giống như việc Kennedy chỉ gửi vài trăm binh lính Mỹ để huấn luyện cho quân đội miền Nam Việt Nam vào năm 1961 - nhưng nếu thị trường bị hạ gục thêm một lần nữa, liệu họ có tiếp tục phá vỡ ranh giới.

Chúng ta không nên sử dụng cụm từ “Chưa từng có tiền lệ” bởi nó mang chút màu sắc thái quá, nhưng quy mô, số lượng và sự mới lạ của các biện pháp mà Fed công bố trong những tuần vừa qua gần như không giống với những gì trong quá khứ. Fed đã sử dụng một trong những viên đạn cuối cùng trước lễ Phục sinh, khi đó họ công bố một gói chính sách trị giá 2.3 tỷ đô la.

Theo Alan Ruskin (Deutsche Bank), Fed dường như đang hành động trên cơ sở cho rằng trong các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, hầu như không có trường hợp nào các cơ quan điều hành tiền tệ bị nhắc đến và bị buộc tội là đã bơm tiền quá nhiều. Vì vậy, chẳng có giới hạn nào được đặt ra cho Fed.

Công việc của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ là tối đa hóa việc làm, ổn định giá cả và đảm bảo hệ thống tài chính hoạt động tốt. Cuộc khủng hoảng do coronavirus gây ra là mối đe dọa cho cả ba mục tiêu này. Gánh nặng chính phải thuộc về các chính phủ, nhưng trong các tình huống khủng hoảng như thế này, các ngân hàng trung ương bắt buộc phải hành động một cách quyết đoán.

Tuy nhiên, các chính sách gần đây của Fed khiến họ đối mặt với rủi ro mà khó có thể thoát ra. Giống như khi Kennedy lần đầu tiên leo thang chiến tranh tại Việt Nam, một loạt các quyết định tưởng chừng như hợp lý đã được thực thi nhưng cuối cùng người Mỹ lại sa lầy tại Đông Dương. Những người làm ngân hàng trung ương trong tương lai của Fed có thể hủy hoại các bước đi hiện tại.

Trong số một loạt các chính sách được công bố vào ngày 23 tháng 3, Fed đã tiết lộ hai chương trình cho phép họ có thể mua nợ của doanh nghiệp. Ban đầu, đây chỉ là khoản nợ an toàn, được các tổ chức xếp hạng tín dụng lớn xếp hạng là hạng đầu tư. Nhưng vào ngày 9 tháng 4, Fed đã lấn sân bằng việc công bố kế hoạch mua nợ doanh nghiệp được xếp hạng dưới mức an toàn, thường được gọi với cái tên không được chính xác cho lắm- nợ “rác”.

Trên thị trường sơ cấp, Fed sẽ chỉ mua trái phiếu được xếp hạng đầu tư tại trước và cho đến ngày 22 tháng 3 và nhưng bị xuống hạng thành trái phiếu rác do khủng hoảng gây ra bởi coronavirus.

Nhưng trên thị trường tín dụng doanh nghiệp thứ cấp, Fed sẽ mua các chứng chỉ quỹ trái phiếu rác. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã tiến hành mua các chứng chỉ quỹ ETF và Ngân hàng Trung ương châu Âu đã mua một số khoản nợ doanh nghiệp có chất lượng cao, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã đồng loạt mua nợ doanh nghiệp, đây là một bước ngoặt trong lịch sử của chính sách tiền tệ.

Thêm vào đó, chương trình hỗ trợ khủng hoảng tài chính mới đã được khởi động lại vào tháng 3 bằng việc mở rộng các gói hỗ trợ các khoản vay mang tính đòn bẩy (từ các doanh nghiệp có lịch sử tín dụng yếu kém, và đang nặng gánh nợ vay) và các khoản vay thế chấp. Ba gói chính sách hỗ trợ (mua nợ doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp và thứ cấp (PMCCF và SMCCF), mua chứng khoán có tài sản đảm bảo có kỳ hạn (TALF)) này trị giá 850 tỷ đô la, gần bằng gần một nửa kích thước của gói nới lỏng định lượng đầu tiên trong giai đoạn 2008-2010. Sự can thiệp của Fed đã làm náo loạn thị trường tín dụng, giúp một số ít các công ty có rủi ro tăng cường tài chính trước cả khi chưa một đồng cứu trợ nào được sử dụng.

Có nhiều góc nhìn gai góc về các hành động gần đây của Fed. Mặc dù sự khác biệt giữa mức xếp hạng đầu tư và nợ rác nhiều khi là do ngẫu nhiên, nhưng động thái của ngân hàng trung ương mang đầy rủi ro, cả về khía cạnh đạo đức và thực tiễn.

Nhiều công ty bị xếp hạng tín dụng thấp được sở hữu bởi các doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng nợ một cách bất hợp lý để thu về lợi nhuận. Ngay cả khi họ không được giải cứu trực tiếp như các ngân hàng vào năm 2008, điều này vẫn được cho là một sự cứu trợ gây tranh cãi. Động cơ Fed có thể là thuần túy - các công ty có mức xếp hạng tín dụng ngay dưới mức đầu tư (sub-investment grade) là những công ty sử dụng một lượng lớn lao động - nhưng việc lặp lại mô hình xã hội chịu tổn thất mà một số doanh nghiệp lại được hưởng lợi là rất khó chấp nhận.

Ngay cả khi điều này có thể không bị soi mói dưới danh nghĩa giải cứu nền kinh tế, Fed đã tự đặt mình vào thế khó xử. Động thái gần đây của Fed có thể thận trọng - giống như việc Kennedy chỉ gửi vài trăm binh lính Mỹ để huấn luyện cho quân đội miền Nam Việt Nam vào năm 1961 - nhưng nếu thị trường bị hạ gục một lần nữa, liệu họ có tiếp tục phá vỡ ranh giới sang nợ doanh nghiệp có mức rủi ro hơn nữa? Làm thế nào để quyết định ai xứng đáng được giúp đỡ, và ai phải tự tìm cách mà bảo vệ mình? Một cơ quan độc lập không phải do người dân bầu cử, có được phép lựa chọn, thậm chí có được phép đưa ra quyết định quan trọng như vậy?

Về lâu dài, hậu quả có thể còn phức tạp hơn. Fed khẳng định rằng các biện pháp hỗ trợ này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng chấm dứt một khi cuộc khủng hoảng do coronavirus dịu đi. Các cuộc khủng hoảng tài chính rồi sẽ qua đi, nhưng Fed có thể bị sa lầy, và phải phụ thuộc vào sự vận động hành lang từ các chủ thể kinh tế khu vực công và tư nhân khác nhau để hỗ trợ cho tiến trình mà họ đã chọn.

Quy mô và sự biến đổi của cuộc khủng hoảng coronavirus đòi hỏi một phản ứng cực kỳ lớn và nhanh nhạy. Nhưng những gì Fed đã làm trong gấp rút có thể sẽ khiến họ phải hối hận sau này.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ