Ngân hàng DBS 21.09.2022: Trước áp lực khổng lồ từ USD và Fed, đâu là đồng tiền châu Á yếu nhất năm nay?
Đức Nguyễn
FX Strategist
Quan điểm Forex của DBS Strategy Team tại Singapore.
Trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục bị bán tháo, đặc biệt là trái phiếu dài hạn, đưa lợi suất tăng cao và gây áp lực lên thị trường cổ phiếu. S&P 500 giảm 1.13% khi thị trường chuẩn bị tinh thần cho cuộc họp FOMC, với kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008. Lợi suất 2 năm tiến sát 4% trước tình hình các quan chức sẽ thực hiện đúng lời hứa mạnh tay để giải quyết lạm phát. Có chút khả năng Fed thắt chặt 100bp khi thị trường lao động và tăng trưởng lương vẫn đang nóng. Kỳ vọng về việc tăng lãi suất sau đó hạ lãi suất trong năm 2023 cũng đã tan biến sau những dữ liệu gần đây; thị trường định giá lãi suất dài hạn ở mức 4.5% và sẽ giảm trong giai đoạn 2024-2025.
Thị trường đã sẵn sàng cho một thông điệp hawkish trong cuộc họp FOMC hôm nay. Với kỳ vọng cao, dot plot chắc chắn sẽ phải tăng mạnh trong năm nay và năm tới để USD có thể duy trì sức mạnh. Kỳ vọng lãi suất cuối năm nay đã tăng từ 3.74% lên 4.22% do lạm phát lõi vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, và hiện ở mức 4.5% trong tháng 3/2023. Thị trường cũng đang định giá một lần hạ lãi suất vào cuối năm sau. Dot plot tháng 6 dự báo lãi suất ở mức 3.25-3.5% cuối năm nay và 3.75% cuối năm 2023. USD đang tăng rất mạnh cùng lợi suất, nhưng nếu dot plot cho thấy thị trường đang định giá hơi mạnh tay, lợi suất sẽ giảm trở lại, và kéo theo cả USD.
DXY có thể thoái lui sau quyết định của FOMC khi tăng 75bp đã được phản ánh hoàn toàn vào giá. CNY có thể tiếp tục tích lũy quanh 7 trong ngắn hạn khi các đợt thiết lập tỷ giá dần dần sẽ phải tăng cùng thị trường. Trong trung hạn, USDCNY có thể tiếp tục tăng lên kiểm tra 7.2 khi chênh lệch lợi suất Mỹ-Trung Quốc tiếp tục nới rộng. Chúng tôi cũng điều chỉnh mục tiêu chênh lệch lợi suất từ 1.3% lên 1.5-1.8% do lợi suất Mỹ tiép tục tăng. Lãi suất đã tăng sớm hơn kỳ vọng trong cuối quý này, nhưng PBoC cũng đã bơm thêm thanh khoản thị trường. Lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong phần còn lại của năm, và không thể cứ thấp mãi được, do (1) hoạt động kinh tế hồi phục có thể buộc các ngân hàng trung ương nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và (2) chênh lệch lợi suất đang gây nhiều áp lực lên nhân dân tệ hơn so với quý II. Lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc ngắn hạn đã thấp hơn so với cả lãi suất repo, lợi suất dài hạn sẽ được dịnh đoạt bởi số liệu quý III.
Tại các nền kinh tế mới nổi, KRW, TWD và CNH đang bị đạp mạnh nhất trước quyết tâm đánh đổi tăng trưởng để kìm hãm lạm phát của Fed. KRW chịu áp lực từ chênh lệch lợi suất còn CNH từ việc hạ lãi suất. Đồng Peso Philippines và VND cũng chạm đáy mới. Thâm hụt thương mại kỷ lục khiến KRW trở thành đồng tiền yếu nhất Đông Bắc Á, còn PHP yếu nhất Đông Nam Á. Baht Thái và Ringgit Mã Lai cũng lần lượt chạm đáy năm 2006 và 1998. Dù USDSGD đã vượt 1.40, đô Sing vẫn đang là một trong những đồng tiền trụ vững nhất trong năm nay. Rupee Indonesia và Rupee Ấn Độ cũng rất ổn định. Tăng trưởng kinh tế Indonesia vượt kỳ vọng trong quý II/2022 và dự báo tăng trưởng sắp tới cũng không bị điều chỉnh giảm. Tăng trưởng Ấn Độ cũng được dự báo sẽ cải thiện sau khi tăng trưởng 2 chữ số trong quý II.
DBS