Ngân hàng DBS 22.07.2022: Lạm phát là mối lo hàng đầu của Fed!
Lê Nhật Thanh
Junior Analyst
Quan điểm Forex của DBS Strategy Team tại Singapore.
DXY giảm 0.2% xuống 106.91, phiên giảm thứ 4 trong 5 phiên gần đây. Trái ngược với kỳ vọng của thị trường, cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Châu u hóa ra không phải là một sự kiện “mua tin đồn, bán sự thật” đối với đồng EUR. Xu hướng mua đồng bạc xanh trên thị trường trước thềm cuộc họp FOMC vào tuần tới đã yếu đi do lợi suất trái phiếu Mỹ giảm và khẩu vị rủi ro phục hồi trở lại. Các chỉ số Dow, S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt tăng 0.5%, 1% và 1.4%.
Sự phục hồi trong khẩu vị rủi ro đã khiến AUD, NZD và CAD tăng cao hơn. Những đồng tiền chủ chốt trên thị trường hàng hóa này được nhận định rằng sẽ khởi sắc và duy trì trên mức MA 20.
Điều thú vị là đồng JPY cũng tăng 0.6% lên 137.36 cho mỗi USD mặc dù Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn kiên định với chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của mình. Thị trường đã cảnh giác hơn với các biện pháp can thiệp kể từ khi USD/JPY giao dịch gần với ngưỡng tâm lý 140 vào giữa tháng Bảy.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 15.2 điểm cơ bản xuống 2.875% trong khi kỳ hạn 2 năm giảm 14.2 điểm cơ bản xuống 3.085%. Bất chấp ý định tiếp tục tăng lãi suất thêm 75 điểm lần thứ 2 của Fed, thị trường không thể bỏ qua các dấu hiệu cho thị trường lao động Mỹ đang hạ nhiệt. Trong tuần từ 3 - 9 tháng 7, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ không giảm từ 244 nghìn của tuần trước xuống 240 nghìn như dự đoán, mà thay vào đó đã tăng lên mức cao nhất trong tám tháng là 251 nghìn. Giá dầu thô Brent cũng giảm 2.9% xuống 103.86 USD/thùng.
Sự suy giảm trong tăng trưởng GDP của Trung Quốc và số lượng ca Covid-19 gia tăng đã đè nặng lên phía cầu. Về nguồn cung, gần đây Nga đã thông báo nối lại nguồn cung khí tới châu u thông qua đường ống Nord Stream 1. Libya dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu dầu mỏ; sản lượng dầu dự kiến sẽ tăng từ 700,000 lên 1.2 triệu thùng trong 7-10 ngày tới.
EUR tiếp tục tăng trên mức 1.02 sau cuộc họp của ECB. Thị trường nên yên tâm hơn khi ECB chú ý đến lời kêu gọi đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. ECB khẳng định tầm quan trọng của đồng EUR trong cuộc chiến ổn định giá cả - lý do cho đợt tăng 50 điểm cơ bản trong cả 3 chính sách lãi suất. Quyết định ngày hôm qua lớn hơn mức thông báo 25 bps tại cuộc họp tháng 6 và đồng thời quyết định chấm dứt chính lãi suất âm từ tháng 9 cũng được đưa ra. Mặc dù đồng bạc xanh dự kiến sẽ nhận được sự ủng hộ trước thềm cuộc họp FOMC vào tuần tới, lần tăng tiếp theo sẽ đưa lãi suất quỹ của Fed lên 2.50%, ở giữa khoảng trung lập 2-3% của Fed. ECB đang loay hoay để đưa lãi suất trở lại phạm vi trung lập 1-1.5% và cũng để ngỏ khả năng tăng thêm 50 bps vào cuộc họp tháng 9.
Quyết định của ECB cũng cung cấp hỗ trợ cho đồng GBP trong khoảng 1.20. Vào ngày 24 tháng 8, Ngân hàng Trung ương Anh được kì vọng sẽ cùng Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, Riksbank và ECB tham gia vào việc thực hiện mức tăng 50 bps, sau 5 lần tăng 25 bps từ trước đến nay. Giống như các ngân hàng trung ương khác, BOE đang lo ngại về kỳ vọng lạm phát và vòng xoáy tiền lương - giá cả. Thống đốc BOE Andrew Bailey đã nói "làm bất cứ giá nào" để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. Không giống như nửa đầu năm nay, các ngân hàng trung ương khác đang dần đuổi kịp Fed trong việc ổn định giá cả - mục tiêu tối quan trọng của nền kinh tế toàn cầu.
DBS