Nhận định của FX Trader JPMorgan Chase ngày 06/03
Lê Bảo Khánh
Founder
Nhận định của FX Trader JPMorgan Chase ngày 06/03
JPY (Ryota Satotomi)
Cặp USD/JPY tiếp tục giảm sâu cùng chiều với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. Chỉ số chứng khoán Nikkei tiệm cận 20,700 và cả thị trường đang hướng về mốc quan trọng 19,000. Dòng tiền trên thị trường cho thấy các tổ chức tài chính đang gia tăng vị thế Short và thị trường đang có thiên hướng gia tăng vị thế Short trên các cặp XXX/JPY. Tỷ giá USD/JPY đã chạm mức Fibo truy hồi 76.4% kéo từ đáy 104.46 đến đỉnh 112.23. Với việc lợi suất TPCP của Mỹ sụp đổ thì tỷ giá USD/JPY nhiều khả năng sẽ giảm tiếp về 104.50.
GBP (Karim Mir)
Sterling có vẻ khá thờ ơ với những “mớ lộn xộn” trên thị trường tài chính. Thanh khoản GBP trong ngày đang ở mức khá thấp. Kháng cự quan trọng với GBP/USD hôm nay nằm ở 1.3000/20. Các yếu tố dẫn dắt tỷ giá trong ngắn hạn vẫn đang nằm ở các diễn biến liên quan đến rủi ro, đặc biệt là virus Corona. Tuy nhiên với việc rủi ro cho nước Mỹ đang tăng lên thì đồng USD có thể tiếp tục chịu áp lực trên diện rộng.
EUR (Jeffrey Simmons)
Euro tiếp tục tăng lên các mức cao mới do rất nhiều vị thế Short cắt lỗ. Việc lợi suất của Mỹ tiến về các mức thấp nhất lịch sử rõ ràng gây tiêu cực cho sức mạnh của đồng USD do nhiều vị thế Net Long USD trên thị trường cho hoạt động “carry trade” có thể phải thanh khoản. Tâm lý tiêu cực đang tồn tại khắp mọi nơi, và điều này khó có thể dừng lại sớm. Bất kể đây là việc giới đầu tư đang sợ hãi virus Corona hay đây chỉ là một căn bệnh cảm cúm đang bị phản ứng thái quá, thì không ai có thể từ chối về thực tế tồi tệ mà dịch bệnh đã gây ra, và tôi cho rằng đây là yếu tố căn bản để duy trì quan điểm tiêu cực về rủi ro. Tôi kỳ vọng tâm lý hoảng sợ vẫn duy trì và sẽ có nhiều ca nhiễm mới tại Mỹ chờ công bố. Có lẽ phải mất ít nhất vài tuần hoặc cho tới tháng Tư, khi tình hình dịch bệnh có thể kiểm soát trên thế giới, thì tâm lý rủi ro của thị trường mới phục hồi, cộng với hành động nới lỏng một cách chủ động của các ngân hàng trung ương và việc thời tiết dần trở nên ấm hơn thì mọi thứ mới trở nên tươi sáng hơn. Tuy nhiên một điều chắc chắn là chúng ta chưa ở gần thời khắc đó. Hiện tại động lực thúc đẩy tỷ giá EUR/USD tăng chủ yếu là do sự suy yếu của đồng USD và thị trường đang tiếp tục đóng vị thế Short. Canh Buy EUR/USD vẫn sẽ hợp lý hơn. Chúng tôi quan sát thấy nhu cầu tiếp tục tăng từ các quỹ tiền thật tại châu âu. Tuy nhiên cần lưu ý rằng thanh khoản của thị trường đang kém đi vì tâm lý dễ tổn thương đang thống trị. Do đó hãy đánh giá vấn đề thanh khoản cho các vùng giá vào lệnh.
AUD (James Struik)
Tĩnh lặng giữa tâm bão, đồng tiền này đang có một khoảng thời gian yên ổn tạm thời trong bối cảnh đồng Dollar Mỹ suy yếu còn kinh tế toàn cầu thì ảm đạm, và có lẽ nhân tố thứ hai sớm muộn gì cũng sẽ đẩy Aussie về mức thấp hơn đúng như tính chất của đồng high beta này. Trang AFR hôm qua đưa tin rằng ngân hàng trung ương RBA đang xem xét các điều khoản của đợt nới lỏng định lượng và điều này sẽ đặt sức nặng đáng kể lên khả năng tăng giá của Aussie kể từ đây. Cơ hội giao dịch rõ ràng nhất ở thị trường tiền tệ lúc này nằm ở các đồng tiền ở các thị trường mới nổi (EM), chúng tôi khuyến nghị một danh mục đầu tư trong đó nắm giữ các đồng tiền dự trữ ( EUR, JPY, CHF, GBP) và bán ra các đồng mới nổi (ZAR, THB, TRY,IDR). Hiện nay chưa có một lý do nào để nghĩ rằng xu hướng này sẽ dừng lại nên chúng ta hãy tiếp tục giữ vững quan điểm này.
RBA sẽ nới lỏng định lượng ?
Đã đến lúc để chúng ta hoảng sợ? Khi chính phủ các nước trên thế giới đã phải miễn cưỡng mở hầu bao là lúc chúng ta nên đặt câu hỏi chính xác là điều gì đã khiến họ phải vội vã hành động như vậy. Tờ Autralian Financial Review (afr.com) ngày hôm qua cũng đưa tin cho rằng RBA đang chuẩn bị cho một phiên bản nới lỏng định lượng nhẹ hơn, trong đó sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp điều chỉnh đường cong lợi suất thay vì xác định rõ khối lượng trái phiếu mua bán hàng tháng. Đây là một động thái rất “bồ câu” vì mức độ nới lỏng này rõ ràng thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng và có vẻ như RBA đang mới chỉ ở giai đoạn đặt nền móng cho các đợt nới lỏng tiếp theo. Điều này làm tôi nhớ lại chương trình QE của FED đợt khủng hoảng kinh tế 2008: Q1, Q2, Q3, lặp đi lặp lại đến bao giờ? Một khi bạn đã bước một chân vào thì không còn đường lui nữa rồi! Nếu bạn vẫn chưa hiểu về những gì chúng ta đang phải đối mặt thì những tín hiệu trên là một cảnh bảo về đợt nới lỏng toàn diện sắp đến, hãy điều chỉnh vị thế của mình một cách khôn khoan.
NZD (James Struik)
Như đã đề cập ngày hôm qua, còn một thời gian khá dài nữa cho đến cuộc họp chính thức của RBNZ và thị trường với tâm lý “risk off” như hiện tại đang khiến NZD dao động trong biên độ hẹp trong bối cảnh đồng USD suy yếu như hiện nay. Chủ tich RBNZ, ông Orr đang phát tín hiệu rằng sẽ có một đợt cắt giảm sắp tới tuy nhiên mọi thứ phải chờ đến cuộc họp mới rõ ràng được. Điều này thật lạ, có ý nghĩa gì trong viêc ngồi chờ một cuộc chạy đua lãi suất về con số 0? RBA đã thông báo cho thị trường biết về kế hoạch QE của họ và thứ 3 tuần tới sẽ đến lượt RBNZ, hãy chú ý đến bất kỳ cuộc họp báo bên lề nào có thể xảy ra. Mặc dù khả năng môt đợt nới lỏng ở Kiwi là ít hơn so với Aussie thì đây vẫn là một rủi ro đáng kể cho giá trị của đồng tiền này và có thể kéo tỷ giá NZD/USD giảm sâu từ đà phục hồi ngắn hạn hiện nay.