Nhận định của FX Trader JPMorgan London 18/2

Nhận định của FX Trader JPMorgan London 18/2

19:00 18/02/2020

JPMorgan, Forex

EUR (Jeffrey Simmons)

Đồng Euro đi ngang tích luỹ phiên hôm qua khi thị trường Mỹ nghỉ lễ, tuy nhiên kết thúc phiên tiếp tục đóng cửa ở mức thấp. Các quỹ tiền thật tại châu âu vẫn đang bán Euro một cách bền bỉ. Rạng sáng nay, triển vọng tiêu cực về doanh thu quý 1 của Apple do ảnh hưởng trực tiếp của virus Covid Corona theo tôi thấy không có gì quá đỗi ngạc nhiên, tuy nhiên đang gây ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý rủi ro của thị trường và có thể gây áp lực lên các đồng tiền có mối tương quan chặt chẽ với nền kinh tế Trung Quốc. Tất nhiên là đồng Euro nằm trong số đó, và chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm “Bearish” với đồng Euro (đối với cả hai đồng USD và CHF). Khảo sát ZEW hôm nay công bố gây thất vọng có thể gây nghi ngờ cho số liệu PMI sản xuất vào thứ Sáu này. Có một vài nghi ngờ về việc vị thế Short đồng Euro đang bắt đầu tăng lên, nhưng miễn là các quỹ tiền thật không bán tháo quy mô lớn thì viễn cảnh đồng Euro không quá thê thảm trong tương lai gần. Khuyến nghị của tôi vẫn là tiếp tục duy trì vị thế Short về vùng giá 1.07.

GBP (Karim Mir)
Cable giảm dưới 1.30 phiên hôm qua trong điều kiện thanh khoản thấp. Bình luận từ trưởng đoàn đàm phán Brexit của UK lại một lần nữa làm những ai đang nắm giữ đồng Bảng Anh phải lo lắng, nhưng thực sự thì điều này không có gì quá mới mẻ hay bất ngờ. Tuy nhiên như chúng tôi đã lặp lại nhiều lần, đà tăng của Sterling sẽ bị hạn chế ít nhất trong giai đoạn đầu của các cuộc đàm phán giữa UK và EU. Do đó, tôi giữ quan điểm tỷ giá GBP/USD sẽ duy trì trong biên độ rộng 1.2875-1.3200, và tôi có thiên hướng nghĩ chặn trên có thể giảm dần xuống khi thị trường đánh giá lại tình hình tổng thể, đặc biệt là tâm lý Risk-off đang thống trị thị trường hôm nay. Tất nhiên số liệu việc làm tích cực mới công bố hôm nay đã giúp Bảng Anh hồi phục, tuy nhiên đây chưa phải yếu tố thay đổi bức tranh chung.

JPY (Charlie Cass)
Thông tin về Apple là điểm đáng chú ý nhất của phiên giao dịch ảm đạm hôm qua. Điều này dẫn tới biến động không quá mạnh nhưng tâm lý rủi ro có phần đi xuống vào hôm nay khi thị trường đã không còn quá chú trọng vào các số liệu về tình hình dịch bệnh Covid 19 của Trung Quốc mà tập trung hơn vào những ảnh hưởng kéo dài đối với kinh tế (mô hình phục hồi chữ V có thể chuyển thành kỳ vọng chữ U hoặc L). Thực tế là các quan sát theo dõi hàng ngày của chúng tôi về Trung Quốc vẫn chưa cho thấy dấu hiệu tích cực nào mặc dù chúng ta được nghe những thông tin “gọi là tốt” từ truyền thông Trung Quốc. Chúng tôi đã thêm đồng Yên nhật vào danh mục sở hữu từ phiên hôm qua. Short EUR/JPY (do chúng tôi tiếp tục nhận thấy dòng tiền bán Euro của các quỹ tiền thật), Short AUD/JPY (vị thế thị trường rõ ràng hơn, quan điểm bồ câu của RBA trong biên bản hôm nay) và Short cả USD/JPY phiên hôm nay. Không có nhiều sự kiện quan trọng sắp tới, sự kiện đáng chú ý nhất là chỉ số sản xuất PMI của Mỹ và châu âu sẽ được công bố vào thứ 6 này, phần nào sẽ phản ánh những tác động đầu tiên có thể định lượng được của virus Corona tới nền kinh tế. Vùng hỗ trợ đầu tiên nằm ở 109.5 sau đó là 109.25/30 (đối với EUR/JPY 118.70/75, 118.40/45, với AUDJPY là 73.00, 72.40); trong khi đó 110.00/05 là kháng cự đầu tiên, tiếp sau là 110.30 ở phía trên (119.25, 119.60 với EURJPY, 73.80/85, 74.30 với AUDJPY).

CAD (James Clark)
Hôm nay có thể là 1 ngày biến động mạnh cho đồng Loonie khi quốc hội Hà Lan đang có cuộc bỏ phiếu về việc có thông qua thỏa thuận thương mại tự do EU-Canada (CETA) hay không. Tôi thì không phải là chuyên gia về chính trị của Hà Lan tuy nhiên sáng nay trên Financial Times có đưa tin “có vẻ như sẽ có rất ít khả năng thỏa thuận này được Quốc hội Hà Lan thông qua mà không bị sứt mẻ gì”. Tôi có một niềm tin khá vững vào đồng CAD khi quốc gia này không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi Trung Quốc và mức tỷ giá 1.33 tạo động lực cho các quỹ phòng hộ mua vào trong khi các quỹ tiền thật thì bán ra. Các nhà làm luật ở châu âu thì luôn tìm cách để xới tung mọi chuyện lên nên tôi nghĩ rằng kể cả có tin xấu về thỏa thuận thương mại này thì đó cũng không phải là mối bận tâm dài hạn mà ngược lại có thể giúp chúng ta có một mức giá tốt hơn để Long CAD. Tôi đã đóng bớt vị thể Short USD/CAD ngày hôm qua do phản ứng giá gặp khó khăn khi chạm tới đường trung bình 200 ngày ở 1.3217 và sẽ canh sell trở lại khi giá hồi lên 1.33. Chúng ta cũng cần chú ý quan sát vùng hỗ trợ quan trọng 1.44 của EUR/CAD xem có bị phá vỡ không.

AUD/NZD
Thị trường có lẽ đã kỳ vọng vào một phiên họp ít “bồ câu” hơn từ Ngân hàng TW Úc sau những bài phát biểu khá lạc quan gần đây. Việc RBA có sự cân nhắc về khả năng nới lỏng không phải là điều mà ai cũng biết tuy nhiên giọng điệu lo lắng tăng cao về ảnh hưởng của Virus Covid-19 (của RBA) mới chính là yếu tố “bóp cò” hiện tại. Cũng cần phải chú ý rằng hầu hết hành động giảm giá sáng nay của Aussie có vẻ là do tin xấu từ Apple nhiều hơn là từ biên bản cuộc họp RBA, điều đó được thể hiện qua việc tỷ giá AUD/NZD gần như không có gì thay đổi so với hôm qua. Tôi đánh giá AUD có thể vẫn sẽ tiếp tục giảm giá tuy nhiên sẽ là khôn ngoan khi đợi “sell on rally“ từ vùng giá 0.6755/75, đặc biệt trong bối cảnh mùa chia cổ tức sắp đến và khả năng cao sẽ có lực mua từ các công ty/tập đoàn trong nước ở vùng 0.6650/70.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ