Dự kiến mới về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế ở châu Á, theo hai chiều hướng khác nhau...
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã giữ nguyên các thiết lập chính sách của mình như dự kiến, vẫn giữ thái độ dovish và giữ cho lợi suất của nước này sát với đường cong lợi suất của Đức. Điều đó khiến đồng franc dễ dàng giảm giá hơn nữa.
Nếu những gì diễn ra trong lịch sử sẽ được lặp lại thì chứng khoán ở Việt Nam và Malaysia sẽ vượt trội hơn các nước khu vực, trong môi trường lợi suất tăng và một đồng Dollar mạnh.
Hóa ra là cuộc họp của Fed thật sự đem đến nhiều phấn khích hơn dự kiến. Tăng trưởng mạnh mẽ và áp lực lạm phát đã thúc đẩy một sự thay đổi mạnh mẽ, tạo nền tảng cho sự xoay trục chính sách. Và trong khi các tín hiệu diều hâu trước đó có thể bị coi là muối bỏ bể, thì ngày hôm qua đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với việc bình thường hóa chính sách - khiến các tài sản rủi ro bị bán tháo ngay sau FOMC.
Xu hướng tăng của đồng đô la có thể chỉ mới bắt đầu. Trong khi các nhà bình luận có cùng quan điểm đôi khi cảm thấy có vấn đề, tôi không thể không đồng ý với nhận xét của đồng nghiệp Mark Cudmore rằng quyết định của Fed là một bước ngoặt quan trọng và Cormac Mullen lưu ý rằng điều này vừa mở lại cánh cửa cho một thời kỳ mạnh mẽ của đồng bạc xanh.
Khi được hỏi liệu Ngân hàng Trung ương Châu Âu có kế hoạch thảo luận về việc thu hẹp quy mô mua trái phiếu trong cuộc họp vào tháng 9 hay không, nhà kinh tế trưởng Philip Lane cho biết “chúng tôi không nhất thiết sẽ nói về mọi vấn đề mà thị trường mong muốn".
Sự chuyển hướng sang hawkish của Cục Dự trữ Liên bang đã khiến cả Goldman Sachs Group và Deutsche Bank AG từ bỏ dự báo rằng đồng euro sẽ tăng giá so với đô la Mỹ.
Tỷ giá USD/JPY chạm mức cao nhất kể từ ngày 1 tháng 4 vào thứ Năm. Tuy nhiên, tiến trình tiếp theo có thể diễn ra chậm chạp, với một số mức kháng cự đang ở gần kề.