[Phân tích kỹ thuật] FX Trader JP Morgan: Nhịp điều chỉnh tăng của USD là chưa đủ để thay đổi bức tranh lớn!
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Nhịp tăng mới nhất của USD từ vùng hỗ trợ chính, 92.45 (Fibo 76.4%) trên DXY vẫn chưa thể thay đổi xu hướng giảm dài hạn, nhưng với việc DXY đang kiểm tra vùng kháng cự 92.87/97 (Fibo 38.2%/Pivot), rủi ro về việc USD điều chỉnh cao hơn chắc chắn đã tăng lên. Mặc dù vậy, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thấy bất kỳ động thái tiếp diễn nào với các nhịp tăng này, do đó bức tranh lớn vẫn sẽ là USD suy yếu trong dài hạn.
Để USD trở nên tích hơn, rất có thể EUR/USD sẽ cần phá vỡ đường xu hướng hiện ở 1.1721, tương đương 93.59 trên chỉ số DXY. Miễn là những mức này vẫn giữ vững, bên bán USD vẫn còn nắm quyền kiểm soát và sẵn sàng đẩy giá xuống dưới mức hỗ trợ chính được đề cập ở trên, nới rộng xu hướng giảm dài hạn. Tuy nhiên, đối với AUD/USD, sẽ cần một sự bứt phá lên trên 0.7198 (đường xu hướng trên khung Daily) để loại bỏ rủi ro giảm về mức 0.6866 (Fibo 38.2%) và hỗ trợ khả năng tiếp diễn xu hướng tăng dài hạn đến 0.7462/0.7552 (Fibo 38.2%).
DXY – Nhịp tăng gần đây nhất từ 92.45 (Fibo 76.4%) mở ra khả năng bắt đầu một đợt phục hồi lên 94.90 (điểm bứt phá đường xu hướng khung Weekly). Nhưng miễn là đường xu hướng kháng cự Daily, hiện ở mức 93.59 ngày hôm nay, đang giữ vững ở phía trên, chúng tôi vẫn thấy khả năng cao DXY sẽ giảm về 92.45. Ở phía dưới, chúng tôi kỳ vọng xu hướng tăng sẽ được nới rộng đến 91.73 (Fibo 76.4%), thậm chí là 88.25 hoặc 87.42 (đáy 2018/mô hình ABCD).
GBP – Nhịp bứt phá gần đây nhất trên 1.3181/83 (Fibo 50%/cạnh trên của biên độ) ở GBP/USD đã mở ra cơ hội cho một nhịp phục hồi lên đến 1.3293 (Fibo 76.4%). Điều này sẽ chỉ sẽ chỉ được xem xét lại nếu giá quay lại bên dưới 1.3025 (pivot). Tỷ giá EUR/GBP vẫn nằm trong vùng tiêu cực và sẵn sàng kiểm tra mức hỗ trợ chính mức 0.8966/43 (Fibo 76.4%/mô hình tam giác trên khung Daily). Phía trên, khả năng phục hồi là khá cao. GBP/JPY vẫn có khả năng điều chỉnh giảm sâu hơn, trừ khi bứt phá lên trên 137.99, mở ra khả năng nới rộng nhịp tăng lên đến 140.45 (Fibo 76.4%).
USD/JPY – Nhịp bán tháo gần đây nhất xuống bên dưới 104.49 (Fibo 76,4%) đã làm tăng đáng kể rủi ro giảm về đến 103.67 (Fibo 76.4%). Chỉ có sự phục hồi vượt qua vùng kháng cự giữa 104.88 và 105.03 (Fibo 38.2%/pivot) mới mở lại khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn lên 106.34 (đường xu hướng trên Daily), thậm chí là 107.05 (mức đỉnh tháng 8).
NZD/USD – Việc giữ vững ngưỡng hỗ trợ đường neckline (hiện ở 0.6530) trong tuần trước đã kích hoạt một nhịp phục hồi, hiện gặp phải vùng kháng cự quan trọng giữa 0.6716 và 0.6731 (vai trái/Fibo 76.4%). Vùng kháng cự này sẽ tạo ra sự khác biệt giữa việc đây chỉ là một nhịp phục hồi tạm thời hoặc đây sẽ là sẽ tiếp diễn xu hướng tăng dài hạn về phía 0.6970 (đỉnh tháng 12 năm 2018).
USD/CAD – Lần thất bại gần nhất trong việc bứt phá xuống dưới 1.3094 (Fibo 76.4%) đã kích hoạt một nhịp phục hồi gần đây, nhưng trừ khi giá phá vỡ vùng đỉnh ở mức 1.3260, cặp này vẫn nằm trong vùng tiêu cực với nguy cơ giảm xuống dưới 1.3065 theo xu hướng giảm dài hạn. Tuy nhiên, sẽ phải phá vỡ 1.2952 (mức đáy năm 2019) để mở ra tiềm năng giảm về 1.2676 (Fibo 76.4%).
EUR/USD trên khung thời gian Daily
Việc cụm hỗ trợ tại 1.1685/64 (pivot/Fibo 76.4%) vẫn giữ vững, cùng với việc bứt phá phạm vi gần đây ở 1.1833 (cạnh trên của phạm vi) chắc chắn có lợi cho việc nối lại xu hướng tăng dài hạn và sóng thứ 5 của đà tăng, nhưng vẫn có nguy cơ đó chỉ là một nhịp điều chỉnh tăng ngược xu hướng.
Rủi ro này sẽ chỉ bị loại bỏ thông qua việc bứt phá lên trên vùng kháng cự giữa 1.1917 và 1.1959 (Fibo 76.4%/đường xu hướng trên Monthly). Chỉ một cú “breakout” như vậy mới mang 1.2103 (Fibo 76.4%) vào tấm ngắm. Mặt khác, hiện tại, vùng hỗ trợ chính tại 1.1734/21 (Fibo 76.4%/đường xu hướng Daily) cần được bảo vệ để EUR/USD duy trì trong vùng tích cực.