Quan điểm của các nhà kinh tế học về tương lai của Hoa Kỳ còn rất nhiều khác biệt
Suy thoái vĩnh viễn? Phục hồi trong một năm? Các nhà kinh tế học dự báo khác biệt khá sâu sắc về tương lai của Hoa Kỳ
Trong năm tới, Hoa Kỳ có thể thoát khỏi hố sâu kinh tế do đại dịch với tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với xu hướng trước đó và sản lượng phục hồi phần lớn.
Hoặc có thể họ đang phải vật lộn để tăng tổng sản phẩm quốc nội thêm 2 nghìn tỷ dollar, với tốc độ tăng trưởng bị kẹt ở mức thấp, với cuộc khủng hoảng sức khỏe đang tiếp diễn và tình trạng thất nghiệp kinh niên.
Trò chơi phỏng đoán mà nền kinh tế Hoa Kỳ đang tham gia đã tạo ra sự phân kỳ đáng kể giữa các nhà kinh tế học từ Fed cho tới các doanh nghiệp hàng đầu Wall Street cố gắng dự báo những điều bất định như xu hướng của đại dịch và khả năng rạn nứt của Quốc hội trong việc thỏa thuận về chi tiêu.
Điều này khiến các nhà hoạch định chính sách khó có thể lập kế hoạch và Fed ngần ngại khi công bố các động thái mới nhằm hỗ trợ nền kinh tế cho tới khi mọi thứ trở nên rõ ràng hơn – như điều gì là cần thiết và sẽ cần trong bao lâu.
Các chuyên gia phân tích vĩ mô của Cornerstone cho biết: Khi các quan chức Fed gặp nhau vào tuần này, họ khó có thể đưa ra những bước tiến tiếp theo trong chính sách vì “triển vọng kinh tế chưa rõ ràng”. “Việc điều chỉnh trong điều kiện kinh tế này rất rủi ro”.
Bất kỳ sự phục hồi nào của GDP – thước đo rộng nhất về nền kinh tế - cũng có thể không phù hợp với thị trường việc làm, khiến hàng triệu người Mỹ thất nghiệp sẽ không cảm thấy sự phục hồi, bất chấp tốc độ tăng trưởng đột biến.
Thực tế, kể từ thập niên 90, việc làm trong suy thoái phục hồi chậm hơn nhiều so với GDP khi các công ty tái cấu trúc để sử dụng ít nhân sự hơn và chờ đợi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn trước khi thuê thêm lao động mới. Giữa hàng triệu người thất nghiệp làm trong những ngành bị tổn hại như du lịch, khách sạn cũng như những thay đổi về thương mại sau đại dịch, sẽ khiến người lao động mất nhiều thời gian hơn để tìm kiếm chỗ đứng mới.
Nền kinh tế hiện tại đang có 11 triệu việc làm, thấp hơn mức đạt được trong tháng Hai. Phải mất hơn 4 năm, cho đến giữa năm 2014, để phục hồi lại 8 triệu việc làm bị mất trong cuộc suy thoái 2007 – 2009.
Sự phục hồi này rõ ràng là khác nhau. Việc nền kinh tế có thêm hơn 10 triệu việc làm trong bốn tháng qua đã khiến nhiều nhà hoạch định chính sách ngạc nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp 8.4% tính đến tháng 8 đã thấp hơn kỳ vọng trung bình 9.3% vào nửa cuối năm của các quan chức Fed.
Các quan chức NHTW trong tuần này sẽ phải đánh giá xem liệu sự phục hồi này có tiếp diễn hay không.
Khi dự đoán gần nhất của họ được công bố vào tháng 6, đã có một sự phân kỳ đáng kể diễn ra. Các dự báo riêng lẻ cho năm 2020 cho thấy mức giảm nhiều nhất của GDP là 10%, so với mức giảm thấp nhất là 4.2%. Mức chênh lệch này đã tăng gấp 10 lần so với tháng 12 năm 2019, khi dự báo giữa các quan chức lạc quan và bi quan nhất chỉ cách nhau nửa điểm %.
Ước tính tỷ lệ thất nghiệp cuối năm dao động từ khoảng 7% tới 14%, chênh lệch hơn rất nhiều so với những dự báo thông thường trong những cuộc suy thoái trước.
Tăng trưởng kỷ lục, rồi sao nữa?
Các nhà kinh tế đều đồng tình rằng, khi chính phủ liên bang công bố những ước tính đầu tiên về GDP cho giai đoạn từ tháng 7 tới tháng 9, nó có thể phá vỡ kỷ lục tăng trưởng, tương tự như sự suy giảm kỷ lục trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 6.
Nhưng sự phân kỳ đó không đến từ những mô hình hay khả năng toán học của họ. Nó dựa trên cách họ dự báo những sự kiện chính trị và những dự đoán về vaccine Covid-19.
Giả sử Quốc hội thông qua một khoản kích thích trị giá 1 nghìn dollar Mỹ khác, các doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động và vaccine được cung cấp vào đầu năm sau, chúng ta sẽ nhận được một dự báo của Goldman Sachs về mức tăng trưởng hàng năm 35% từ tháng 7 tới tháng 9, tiếp tục tăng trưởng ổn định từ đó và nhanh chóng vượt mức sản lượng tiền đại dịch.
Giả sử không có kích thích, chậm triển khai vắc-xin và chi tiêu lãng phí vì gia đình và chính quyền địa phương bị phá sản, và “nền kinh tế sẽ không bao giờ lấy lại được đường xu hướng trước COVID”, Daniel Bachman, quản lý cấp cao của Deloitte LP, đã viết, trong số ít các nhà phân tích dự đoán suy thoái hiện tại tạo ra một tác động kinh tế vĩnh viễn.
Nhiều nhà dự báo đã nâng cao triển vọng của họ cho quý hiện tại theo thời gian, vì dữ liệu đã gây bất ngờ với chiều hướng tích cực. Theo ghi nhận thường xuyên về dự báo của Fed ở Atlanta, tăng trưởng kinh tế đã tăng gần gấp ba kể từ tháng 7 với tỷ lệ hàng năm 30.8%, gần khớp với mức giảm 31.7% trong quý thứ hai.
Vấn đề quan trọng bây giờ là liệu tin tốt có tiếp tục hay không.
Nhưng để điều đó tiếp tục tốt “bạn sẽ phải chứng kiến một mùa cúm không quá tệ. Không có làn sóng thứ hai (của Covid-19). Không có chuyện gây hấn với Trung Quốc. Tin tức mang tính tích cực về vaccine. Và một kết quả bầu cử không dẫn đến một cuộc khủng hoảng hiến pháp, ”Erik Weisman, chuyên gia kinh tế trưởng tại MFS Investment cho biết. "Một trong số những yếu tố trên có thể sẽ đi sai hướng."