ECB sẽ thông báo kết thúc chương trình mua tài sản (APP) của mình, cho phép tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 7 theo định hướng của ngân hàng trung ương.
Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất 50bp thứ Tư tuần sau nhằm kìm hãm lạm phát. Nhưng với kiểu lạm phát đến từ giá hàng hóa cao, không phải nhu cầu tiền, những nỗ lực của Fed sẽ lại đổ sông đổ bể, và sẽ chỉ gây áp lực lên thị trường chứng khoán.
Với một tháng đầy biến động trên thị trường chứng khoán sắp kết thúc, các nhà đầu tư sẽ trông đợi vào báo cáo bảng lương phi nông nghiệp vào thứ Sáu có thể giúp dự báo thị trường trong tháng mới. Dữ liệu kinh tế đáng khích lệ gần đây đã làm dấy lên hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ có thể thắt chặt chính sách tiền tệ mà không đưa nền kinh tế vào suy thoái. Các nhà đầu tư cũng sẽ chờ đợi dữ liệu PMI từ Trung Quốc, trong bối cảnh gia tăng lo ngại về triển vọng kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế COVID. Trong khi đó, dữ liệu lạm phát của Eurozone công bố vào thứ Ba dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục mới, điều này sẽ củng cố kỳ vọng về việc Ngân hàng Trung ương châu Âu bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất của chính mình. Dưới đây là những điều bạn cần biết để bắt đầu một tuần giao dịch.
Khi mà giá cả nhập khẩu đóng góp quá nhiều vào áp lực lạm phát, thay đổi chính sách không phải là điều đúng đắn lúc này. BoJ nên tập trung trực tiếp vào đồng Yên, hoặc Nhật Bản nên hưởng sái nỗ lực thắt chặt tại Mỹ và châu Âu.
Theo biên bản cuộc họp tháng Năm, các quan chức Fed đã nhấn mạnh yêu cầu tăng lãi suất nhanh chóng, thậm chí nhiều hơn thị trường kỳ vọng để giải quyết vấn đề lạm phát.
Đôi khi ít lại có lợi hơn. Không nơi nào điều này rõ ràng hơn ở ngân hàng trung ương, nơi mà dôi khi càng nhiều phát biểu lại khiến việc phân biệt giữa tín hiệu với tiếng ồn trở nên khó khăn hơn. Hôm nay là một trong những ngày như vậy.