Theo tổng giám đốc IMF, nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi nhưng dịch Covid-19 tiếp tục kìm hãm đà phục hồi này, và trở ngại chính đặt ra là "sự bất cân bằng lớn về vaccine".
Giá khí đốt đang trải qua một đợt tăng đột biến và đó là một tin xấu cho tất cả, từ các nhà sản xuất gốm sứ ở Trung Quốc cho đến khách hàng của các tiệm bánh ở Paris. Giá nhiên liệu hóa thạch này đã tăng lên mức cao kỷ lục theo mùa vụ ở hầu hết các thị trường lớn và có thể sẽ tăng hơn nữa, đe dọa kìm hãm đà phục hồi kinh tế toàn cầu sau cao trào khủng hoảng đại dịch Covid-19.
Mặc dù đã gần hai năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thế giới vẫn chưa thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh và còn rất nhiều yếu tố không chắc chắn có thể xảy ra.
Giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường hàng hóa nông nghiệp, vật liệu xây dựng và kim loại từ bắp cho đến gỗ xẻ đang lập đỉnh trong ngắn hạn, giúp giới đầu tư gạt bỏ phần nào nỗi lo lạm phát.
Giá nhiều loại hàng hóa, từ nguyên vật liệu cho tới thành phẩm, đều tăng vọt trong thời gian gần đây là do thiếu hụt nguồn cung trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làm gián đoạn hoạt động sản xuất, chuỗi cung ứng, trong khi các doanh nghiệp hạn chế tồn kho trong nhiều thập kỷ qua.
Các nhà máy trên thế giới đang đối mặt nhiều bất lợi từ tình trạng giá hàng hóa tăng, phí vận tải biển tăng và nguồn cung bán dẫn khan hiếm, dấy lên lo ngại rằng lạm phát toàn cầu sắp bùng nổ trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn phục hồi từ đại dịch Covid-19.
Năm 2020 có thể sẽ kết thúc với các chỉ tiêu kinh tế không mấy khả quan. Các tác động của đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng một cách nặng nề và sâu sắc, trong viễn cảnh sự phục hồi của nền kinh tế thế giới không mấy tươi sáng.