Lợi suất kỳ hạn 2 năm của Hoa Kỳ đã tăng mạnh vào tuần trước sau quyết định chính sách của FOMC. Nhưng chúng sẽ ít có khả năng xuống thấp hơn bất chấp Chủ tịch Fed Powell có cố gắng kiềm chế kỳ vọng lạm phát trong phiên điều trần của ông vào đêm nay.
Kết luận cơ bản rút ra từ các cú sốc chính sách của Fed năm 2013 và 2015 là sự bất ngờ của cuộc họp FOMC trong tháng này sẽ giúp đồng đô la tăng ~ 2.5% trong 6 tuần tới. Cả hai giai đoạn này Fed đều có chính sách dovish nhẹ, vì vậy kịch bản dự kiến là đồng dollar sẽ chuyển động ngược với xu hướng trước đó. Diễn biến năm 2013 cung cấp một hình ảnh phản chiếu rõ ràng hơn, vì vậy xu hướng đồng đô la yếu đi có thể tự trở lại một cách khá mạnh mẽ sau khi nhịp tăng ban đầu diễn ra.
“Bạn đã thấy phản ứng trên thị trường khi Cục Dự trữ Liên bang ám chỉ về việc thắt chặt. Tôi không nghĩ rằng họ có thể thắt chặt quá mức mà không có tác động tiêu cực lớn.” - Ray Dalio, người sáng lập Bridgewater Associates cho biết.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm lần đầu tiên giảm xuống dưới 2% kể từ tháng 2 khi các nhà giao dịch tiếp tục tháo chạy khỏi “reflation trade” sau khi Cục Dự trữ Liên bang chuyển sang “hawkish” vào tuần trước.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn ngắn đang nới rộng đà tăng kể từ cuộc "tắm máu" hôm thứ Sáu - trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn dài hơn giảm trong phiên Á sáng nay.
Sự tan rã đột ngột của reflation trade vốn được ưa chuộng trên thị trường trái phiếu kho bạc có thể vẫn chưa kết thúc, khi trước đó các trader đặt cược rằng sự phục hồi kinh tế sẽ thúc đẩy lợi suất kỳ hạn dài với tốc độ được thấy một thập kỷ trước.
Quan điểm diều hâu từ Fed trong tuần này đã làm rung chuyển đường cong lợi suất, nhưng khi nhìn lại năm 2014, có thể sẽ có sự khởi sắc trở lại của TPCP kỳ hạn 30 năm và sự phục hồi của đồng đô la. Đây là câu trả lời từ Chamath De Silva, giám đốc danh mục đầu tư tại BetaShares Holdings, cho câu hỏi liệu đây có phải là một bước ngoặt quan trọng của thị trường?
Nhà quản lý quỹ phòng hộ huyền thoại David Tepper cho rằng Cục Dự trữ Liên bang đã thể hiện khá tốt, đồng thời cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách không hề "ngó lơ" tình hình trên thị trường
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã giữ nguyên các thiết lập chính sách của mình như dự kiến, vẫn giữ thái độ dovish và giữ cho lợi suất của nước này sát với đường cong lợi suất của Đức. Điều đó khiến đồng franc dễ dàng giảm giá hơn nữa.
Nếu những gì diễn ra trong lịch sử sẽ được lặp lại thì chứng khoán ở Việt Nam và Malaysia sẽ vượt trội hơn các nước khu vực, trong môi trường lợi suất tăng và một đồng Dollar mạnh.