Nhóm nông sản giao dịch trên Sàn hàng hóa Chicago (CBOT) đã có một tuần giao dịch khó lường. Thị trường trong tuần vừa qua hầu như chỉ xoay quanh việc Nga phát động tấn công vào Ukraine, đẩy leo thang lên một tầm cao mới. Giá các ngũ cốc như lúa mì, ngô và đậu tương thậm chí tăng kịch trần khi khu vực diễn ra chiến sự còn được gọi là vựa lúa mì của Châu Âu hay thậm chí là khu vực xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Ukraine là quốc gia xuất khẩu ngô đứng thứ 4 trên thế giới. Tuy nhiên, vào phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng kiến các lực bán rất mạnh khi các nhà đầu tư có động thái chốt lời cũng như thông tin đã dần được hấp thụ.
Triển vọng nguồn cung thu hẹp tại Nam Mỹ không những thúc đẩy giá đậu tương kỳ hạn trên Sàn giao dịch Chicago (CBOT) chạm mức kỷ lục mà còn là yếu tố nền tảng cho giá dầu đậu tương – một sản phẩm quan trọng của quá trình ép dầu đậu tương liên tục tăng điểm. Điều này còn chưa kể đến việc thị trường hàng hóa đang trải qua giai đoạn bất ổn về rủi ro chính trị tại khu vực Biển Đen, giá dầu thô neo ở mức cao và nhu cầu từ quốc gia nhập khẩu dầu đậu tương lớn nhất thế giới là Ấn Độ ngày một tăng cao. Trung Quốc cũng đang có khả năng lớn sẽ tăng cường thu mua trong ngắn hạn cho nhu cầu nội địa khi nguồn cung cho hoạt động ép dầu đang thiếu hụt nghiêm trọng.
Giá cafe Arabica kì hạn tháng 5/2022 sau 2 tuần liên tiếp tăng mạnh đã có một nhịp điều chỉnh lại trong tuần qua. Giá Arabica mở cửa ở mức 251.25 cent/lb, sau đó giảm về mốc 248 vào cuối ngày thứ hai trước khi có 2 phiên tăng trong 2 ngày tiếp theo và đạt đỉnh 254.75. Sau đó giá Arabica đã giảm liên tiếp trong 2 phiên cuối tuần và đóng nến tuần ở mốc 246, ngay gần mức hỗ trợ mạnh 245.
Tương tự Arabica, giá cà phê Robusta kì hạn tháng 5/2022 tuần qua cũng đã điều chỉnh lại sau khi giá tăng mạnh trong 2 tuần liên tiếp trước đó. Trong tuần, giá cà phê Robusta liên tục giằng co quanh vùng 2230-2260. Tuy nhiên, nhịp điều chỉnh của Robusta tương đối yếu so với Arabica khi giá Robusta mở cửa tuần ở mức 2260 $/tấn và giá đóng cửa thứ sáu chỉ thấp hơn giá mở cửa ngày thứ hai 5$.
Thị trường hàng hóa thế giới cuối tuần qua trải qua phiên giao dịch kém khởi sắc. Nguồn cung thu hẹp tại Nam Mỹ vẫn là yếu tố hỗ trợ cho đà tăng của ngô và đậu tương trong phiên giao dịch cuối tuần.
Trong tuần qua, giá giao dịch của các hợp đồng 3-Month trên sàn LME tiếp tục ổn định ở vùng 9,900 - 10,000 $/tấn. Trong các phiên giao dịch qua, căng thẳng về tình hình chính trị giữa Ukraine và Nga đã trở thành tâm điểm ảnh hưởng tâm lý thị trường. Về nguồn cung, Glencore, một trong những công ty khai thác đồng hàng đầu thế giới, cho biết lượSng đồng khai thác trong năm 2021 của công ty giảm so với công suất do hàm lượng kim loại quặng thấp. Thêm vào đó, các chính sách bình ổn thị trường từ Trung Quốc cũng đã góp phần tăng triển vọng cho giá đồng.
Thị trường nông sản trong tuần vừa qua chịu nhiều tác động từ môi trường vĩ mô bao gồm các thông tin từ Biên bản cuộc họp FOMC của Cục Dự trữ Liên bang (FED) và xung đột tại khu vực Hắc Hải chưa có hồi kết. Giá đậu tương trong tuần qua vẫn giữ được sắc xanh, trên bình diện chung nguồn cung Nam Mỹ có khả năng thu hẹp là yếu tố thúc đẩy cho đà tăng, ngoài ra đây cũng là lý do kích hoạt cho các hoạt động thu mua đậu tương của Trung Quốc từ Mỹ. Giá ngô và giá lúa mì chịu cùng sự tác động từ cục diện chính trị leo thang tại Biển Đen và sự rối ren về mặt trận thông tin truyền thông giữa các bên trong căng thẳng đó. Giá ngô tăng nhẹ và giá lúa mì giảm điểm trong tuần giao dịch vừa qua.
Thị trường hàng hóa thế giới vẫn đang chìm trong sự hồi hộp và rối ren trên mặt trận thông tin truyền thông thế giới cũng như trên mặt trận địa chính trị giữa Nga và Phương tây về các vấn đề Ukraine.
Thị trường ngày hôm qua 14/02 đã có một phiên giao dịch phân hóa rõ ràng giữa dầu thô và những hàng hóa còn lại, khi dầu thô tiếp tục đà tăng mạnh mẽ của mình trong lúc căng thẳng giữa Nga và Ukraina ngày càng leo thang.