Tại sao đồng Dollar sẽ có triển vọng u ám?

Tại sao đồng Dollar sẽ có triển vọng u ám?

15:39 23/04/2020

Đồng đô la Mỹ đang hướng tới sự sụt giảm vào cuối năm nay, theo các chiến lược gia, đánh dấu sự đảo ngược của đà tăng giá kỷ lục khi coronavirus lần đầu tiên quét qua thị trường.

Đồng tiền quan trọng nhất thế giới đã tăng cao hơn trong tháng 3, đạt đến đỉnh mạnh nhất từ ​​trước đến nay khi thị trường chứng khoán và trái phiếu chịu đựng giai đoạn khốc liệt nhất của tác động từ Đại dịch. Một tháng sau, đồng đô la - được coi là thiên đường trong thời kỳ căng thẳng - vẫn mạnh mẽ một cách bất thường.

Nhưng một số nhà phân tích và nhà đầu tư tin tưởng rằng xu thế sẽ sớm thay đổi, sau khi các ngân hàng trung ương trên thế giới hành động để giảm bớt dòng chảy đô la xung quanh hệ thống tài chính. Sự cắt giảm lớn về lãi suất của Mỹ, vốn lớn hơn nhiều so với những nền kinh tế lớn khác, cũng có khả năng kéo đồng đô la xuống trong những tháng tới.

Eric Stein, một nhà quản lý danh mục đầu tư tại Eaton Vance cho biết, kết quả sẽ khiến đồng đô la giảm giá mạnh nhất là nền kinh tế toàn cầu phục hồi như mong đợi và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vẫn nới lỏng. Chúng tôi đang thấy một số điều kiện sẵn sàng để đồng đô la yếu hơn sắp tới.

Các nhà đầu tư, công ty và hộ gia đình đã tích cực gom góp đô la vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3 khi sự bùng phát của virus khiến kinh tế đóng băng và khiến doanh thu của các công ty sụt giảm đột ngột.

Đây là lý do dollar sẽ rớt?

Sự căng thẳng về vốn đó đã giảm bớt sau khi Fed tung ra hoặc khôi phục các hạn mức hoán đổi với 14 ngân hàng trung ương khác, giúp các loại tiền tệ như đồng Euro và đồng bảng Anh phục hồi phần nào. Ngay tiếp sau Fed đã nhanh chóng cho phép các cơ quan tiền tệ quốc tế tạm thời repo trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ họ đang nắm giữ để lấy đô la.

Bất chấp tất cả, đồng đô la vẫn tăng gần 10% so với đồng đô la Úc và 25% so với đồng peso Mexico so với đầu năm. Trên cơ sở trọng số thương mại, nó ở mức đỉnh ba năm.

Điều đó gây rủi ro cho các chính phủ và các công ty trên toàn thế giới đã vay nợ bằng đô la và giờ phải đối mặt với thời gian khó khăn để trả các khoản nợ đó.

“Có rất nhiều khoản nợ bằng đô la bên ngoài Hoa Kỳ, trên toàn cầu, và các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới muốn đảm bảo rằng đồng đô la không tăng mạnh hơn nữa”, ông Stein nói.

Đồng đô la có thể vẫn còn tăng tiếp một phần do sự bùng nổ của sự căng thẳng. Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết họ tiếp tục thiên về đồng đô la mạnh hơn so với đồng euro trong ngắn hạn.

Nhưng phản ứng mạnh mẽ của Fed đối với cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến đồng đô la yếu hơn vào cuối năm nay, Mark McCormick, người đứng đầu chiến lược ngoại hối toàn cầu tại TD Securities cho biết.

“Chúng ta sẽ thấy thị trường tạo đỉnh... Trong vài tháng tới khi hành động của Fed có hiệu quả lên đồng đô la”, ông nói.

Trước khi đại dịch lan rộng, Mỹ có lãi suất cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển, và điều này hỗ trợ đồng đô la khi các nhà đầu tư bán các loại tiền tệ với lãi suất âm như đồng Euro để mua đồng bạc xanh và thu lợi nhuận từ lợi suất cao hơn. Nhưng sau khi coronavirus xảy ra, Fed đã thực hiện cắt giảm lãi suất khẩn cấp liên tiếp xuống 0, cũng như thông báo các biện pháp can thiệp vào thị trường trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ, chứng khoán thế chấp, giấy tờ thương mại và nợ doanh nghiệp.

“Các ngân hàng trung ương khác, chẳng hạn như Ngân hàng Anh và Ngân hàng Dự trữ Úc, đã làm theo và cắt giảm lãi suất điều hành xuống gần bằng không. Bằng cách loại bỏ chênh lệch lãi suất, các ngân hàng trung ương đã xóa đi động lực để carry trade (giao dịch ăn chênh lệch lãi suất) và đặt giá trị dài hạn làm trọng tâm”, Ugo Lancioni, người đứng đầu tiền tệ toàn cầu tại Neuberger Berman cho biết.

“Không nghi ngờ gì, hoạt động sẽ phục hồi trở lại sau khi hết phong tỏa, nhưng thiệt hại đã xảy ra và điều đó khiến các chính phủ đang phải tiêu tiền hỗ trợ, có nghĩa là nợ trên GDP sẽ tăng cao hơn đáng kể trên toàn cầu”, ông nói.

Theo dự báo từ IMF, nợ công toàn cầu sẽ tăng từ 69.4% GDP năm ngoái lên 85.3% vào năm 2020. Nhưng sự gia tăng sẽ rõ rệt hơn ở Mỹ, nơi IMF cho biết thâm hụt khu vực công đã gần như gấp ba trong khi nợ công sẽ tăng lên đến 107% thu nhập quốc dân.

Mathieu Savary, một chiến lược gia tại BCA Research cho biết, “Mỹ đang trở nên tích cực nhất với việc nới lỏng và chi tiêu của chính phủ. Kết quả, chúng tôi hy vọng tài chính công ở đó sẽ xấu đi nhiều nhất.”

Ông Savary dự báo ​​đồng euro sẽ giao dịch ở mức 1.15 vào cuối năm nay, tăng từ mức 1.08 hiện tại. Sự phục hồi của Bảng Anh có thể còn sắc nét hơn, theo Thomas Flury, một chiến lược gia tại UBS Wealth Management. Ông dự báo đồng bảng Anh sẽ giao dịch ở mức 1.33 vào cuối tháng 6 và ở mức 1.40 vào cuối năm nay, từ mức 1.24 hiện tại.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ