Tại sao mọi người đều nghĩ rằng một cuộc suy thoái sẽ đến vào năm 2023?

Tại sao mọi người đều nghĩ rằng một cuộc suy thoái sẽ đến vào năm 2023?

09:05 26/12/2022

Các nhà kinh tế đã dự báo về một cuộc suy thoái trong nhiều tháng nay và hầu hết đều cho rằng nó sẽ bắt đầu vào năm sau. Cho dù là một cuộc suy thoái sâu hay chỉ quy mô nhỏ, sẽ kéo dài hay chỉ trong thời gian ngắn, điều đó vẫn còn phải tranh luận, nhưng ý kiến cho rằng nền kinh tế đang bước vào thời kỳ suy thoái gần như là quan điểm đồng thuận giữa các nhà kinh tế.

Mark Zandi, Kinh tế trưởng của Moody's Analytics cho biết: “Trong lịch sử, khi bạn thấy lạm phát cao và Fed tăng lãi suất để dập tắt lạm phát, điều đó thường dẫn đến suy thoái ”.

“Nó luôn xảy ra. Chúng tôi đã thấy câu chuyện này trước đây. Khi lạm phát gia tăng và Fed phản ứng bằng cách đẩy lãi suất lên, nền kinh tế cuối cùng sẽ chịu ảnh hưởng của thềm lãi suất cao hơn.”

Zandi nằm trong số ít các nhà kinh tế tin rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể tránh được suy thoái kinh tế bằng cách tăng lãi suất vừa đủ lâu để tránh làm giảm tốc độ tăng trưởng. Nhưng ông cho biết giới đầu tư có kỳ vọng rất cao rằng nền kinh tế sẽ suy yếu.

“Thường thì mỗi khi có suy thoái xảy đến, các CEO không bao giờ nói về suy thoái. Bây giờ có vẻ như các CEO đang thất vọng khi nói rằng chúng ta đang rơi vào suy thoái. ... Mọi người trên TV đều nói suy thoái. Mọi nhà kinh tế đều nói về suy thoái. Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như vậy.

Fed là "thủ phạm"

Trớ trêu thay, Fed đang làm chậm lại nền kinh tế, sau khi họ ra tay giải cứu nó trong hai cuộc suy thoái kinh tế vừa qua. Ngân hàng trung ương đã giúp kích thích cho vay bằng cách đưa lãi suất về 0 và tăng tính thanh khoản của thị trường bằng cách thêm hàng nghìn tỷ đô la tài sản vào bảng cân đối kế toán. Họ hiện đang giải phóng bảng cân đối kế toán đó và đã nhanh chóng tăng lãi suất từ 0 vào tháng 3 - lên mức 4.25% - 4.5% trong tháng này.

Nhưng trong hai cuộc suy thoái gần đây nhất, các nhà hoạch định chính sách chưa cần phải lo lắng về việc lạm phát cao ảnh hưởng đến sức chi tiêu của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp, và len lỏi khắp nền kinh tế thông qua chuỗi cung ứng và tăng lương.

Fed hiện đang có một trận chiến nghiêm trọng với lạm phát. Họ dự báo các đợt tăng lãi suất bổ sung, lên tới khoảng 5.1% vào đầu năm tới và các nhà kinh tế cho rằng Fed sẽ duy trì mức lãi suất cao để kiểm soát lạm phát.

Những lãi suất cao đã gây thiệt hại cho thị trường nhà ở, doanh số bán nhà giảm 35.4% so với năm ngoái vào tháng 11, tháng giảm thứ 10 liên tiếp. Lãi suất thế chấp kỳ hạn 30 năm là gần 7%. Và lạm phát tiêu dùng vẫn đang ở mức cao: 7.1% so với cùng kỳ trong tháng 11.

“Bạn phải học lại kiến thức kinh tế đi, đây sẽ là một cuộc suy thoái kinh điển". Theo Tom Simons, chuyên gia kinh tế thị trường tiền tệ tại Jefferies. “Chúng ta sẽ bắt đầu thấy một số lợi nhuận doanh nghiệp bị thu hẹp đáng kể. Sau đó, họ sẽ bắt đầu cắt giảm chi phí, đầu tiên sẽ là giảm số lượng nhân viên. Chúng ta sẽ thấy điều đó vào giữa năm sau, và đó là lúc chúng ta sẽ thấy tăng trưởng kinh tế chậm lại đáng kể và lạm phát cũng sẽ giảm theo.”

Sẽ tệ đến mức nào?

Suy thoái được coi là tình trạng yếu kém kéo dài ảnh hưởng rộng rãi đến nền kinh tế và thường kéo dài hai quý trở lên. Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) sẽ là cơ quan xem xét mức độ suy thoái sâu như thế nào, mức độ lan rộng ra sao và kéo dài bao lâu.

Tuy nhiên, nếu có bất kỳ yếu tố nào đủ nghiêm trọng, NBER vẫn có thể tuyên bố suy thoái ngay lập tức. Ví dụ, đợt suy thoái do đại dịch năm 2020 diễn ra quá đột ngột và gay gắt với tác động trên diện rộng, nên nó được xác định là suy thoái mặc dù diễn ra trong thời gian rất ngắn.

Diane Swonk, Kinh tế trưởng tại KPMG, cho biết: “Tôi hy vọng đây sẽ là một đợt suy thoái nông và diễn ra trong thời gian ngắn. Tin tốt là chúng ta sẽ có thể phục hồi nhanh chóng. Fed có bảng cân đối kế toán tốt, và chúng ta có thể nhận được phản hồi về việc hạ lãi suất sau khi Fed bắt đầu nới lỏng chính sách. Suy thoái do Fed gây ra không tới từ bảng cân đối.”

Các dự báo kinh tế mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang cho thấy nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ 0.5% vào năm 2023 và không có dự báo nào về suy thoái.

Swonk nói: “Chúng ta sẽ nhìn thấy suy thoái, vì những gì Fed đang làm sẽ tạo ra suy thoái. Khi bạn nói rằng tăng trưởng sẽ dừng lại ở mức 0 và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên… rõ ràng là Fed đã đưa ra dự báo về suy thoái nhưng họ sẽ không nói ra điều đó.” Fed dự báo tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng trong năm tới lên 4.6% từ mức 3.7% hiện tại.

Fed đang xoay trục?

Các nhà hoạch định chính sách có thể giữ lãi suất ở mức cao trong bao lâu, điều đó vẫn chưa rõ ràng. Các nhà giao dịch trên thị trường kỳ hạn hy vọng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm 2023. Trong dự báo của riêng mình, ngân hàng trung ương cho thấy việc cắt giảm lãi suất bắt đầu từ năm 2024.

Swonk tin rằng Fed sẽ phải hạ lãi suất vào một thời điểm nào đó do suy thoái kinh tế, nhưng Simons dự đoán một cuộc suy thoái có thể kéo dài đến cuối năm 2024 trong thời kỳ lãi suất cao.

Hai cuộc suy thoái gần đây nhất xảy ra sau những cú sốc. Simons cho biết cuộc suy thoái năm 2008 bắt đầu từ hệ thống tài chính và cuộc suy thoái sắp xảy ra sẽ không giống như vậy.

“Về cơ bản, không thể vay được tiền dù lãi suất thấp, dòng tín dụng chậm lại rất nhiều. Thị trường thế chấp đã bị phá vỡ. Thị trường tài chính bị ảnh hưởng vì sự lây lan của các công cụ phái sinh. Nó được tạo ra trên thị trường tài chính. Không phải do Fed thắt chặt chính sách bằng cách tăng lãi suất, mà là thị trường đóng cửa vì thiếu thanh khoản và niềm tin." Simon cho biết.

Mặc dù khả năng suy thoái đã xuất hiện trong một thời gian, nhưng Fed cho đến nay vẫn chưa thực sự hạ nhiệt nền kinh tế thông qua thị trường lao động. Nhưng các thông báo cắt giảm nhân sự đang gia tăng và một số nhà kinh tế nhìn thấy khả năng giảm việc làm vào năm tới.

Zandi cho biết: “Vào đầu năm, chúng ta có thêm 600,000 (việc làm mới) mỗi tháng và hiện tại có thể nhận được khoảng 250,000. “Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy 100,000 và sau đó vào năm tới, về cơ bản nó sẽ bằng không. ... Điều đó không đủ để gây ra suy thoái nhưng đủ để hạ nhiệt thị trường lao động.” Ông nói rằng có thể có sự sụt giảm việc làm trong năm tới.

“Điều trớ trêu ở đây là mọi người đều mong đợi một cuộc suy thoái. Điều đó có thể thay đổi hành vi của họ, nền kinh tế có thể hạ nhiệt và Fed sẽ không phải thắt chặt quá nhiều để bóp nghẹt nền kinh tế".

Zandi cho biết: “Gánh nặng trả nợ chưa bao giờ giảm, các hộ gia đình có rất nhiều tiền mặt, các công ty có bảng cân đối kế toán tốt, nhưng chúng đã gần đạt mức cao kỷ lục. Hệ thống ngân hàng chưa bao giờ được vốn hóa tốt hoặc thanh khoản tốt như vậy. Nền tảng của nền kinh tế có vẻ vững chắc.”

Nhưng Swonk cho biết các nhà hoạch định chính sách sẽ không từ bỏ cuộc chiến lạm phát cho đến khi họ tin rằng mình đang chiến thắng. “Chứng kiến một Fed đang diều hâu như hiện nay, thật khó để nghĩ về một cú hạ cánh mềm, bởi vì mọi thứ càng tốt thì họ càng phải diều hâu hơn và thắt chặt mạnh tay hơn"

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần III: Đa dạng hóa danh mục đầu tư cổ phiếu và tập trung vào cơ hội dài hạn
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần III: Đa dạng hóa danh mục đầu tư cổ phiếu và tập trung vào cơ hội dài hạn

Chúng tôi dự đoán cơ cấu lợi nhuận của thị trường chứng khoán sẽ đa dạng hơn trong năm 2025, nhờ vào chu kỳ cắt giảm và tăng trưởng ổn định. Mức định giá cao ở một số lĩnh vực tạo động lực để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Chúng tôi nhận thấy những cơ hội dài hạn tiềm năng đang bị định giá thấp tại Mỹ, thị trường quốc tế và ở nhiều phân khúc vốn hóa khác nhau.
Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần II: Thu nhập cố định: Cơ hội lớn từ chu kỳ cắt giảm lãi suất
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần II: Thu nhập cố định: Cơ hội lớn từ chu kỳ cắt giảm lãi suất

Việc cắt giảm lãi suất mang lại lợi thế cho thu nhập cố định. Chúng tôi tin rằng các quyết định phân bổ tài sản tập trung vào trái phiếu có thể mang lại lợi nhuận trong năm 2025. Có nhiều cơ hội để tận dụng chu kỳ cắt giảm lãi suất, thu lợi từ trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng có bảo đảm, đồng thời áp dụng cách tiếp cận đầu tư linh hoạt trên các lĩnh vực và khu vực khác nhau.
"Cơn bão" nào đang ập tới với đồng CAD?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

"Cơn bão" nào đang ập tới với đồng CAD?

Đồng CAD đang chao đảo trước nhiều rủi ro nghiêm trọng: nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ-Canada, khả năng Ngân hàng Trung ương Canada cắt giảm lãi suất mạnh, triển vọng giá dầu ảm đạm, cùng với tình hình chính trị bất ổn - tất cả đã làm suy yếu đáng kể vị thế vốn có của đồng CAD như một lựa chọn an toàn trong nhóm tiền tệ của các quốc gia sản xuất hàng hóa với độ nhạy cảm cao.
Triển vọng kinh tế và định hướng đầu tư 2025: Kỳ vọng và thách thức trong bối cảnh toàn cầu đầy bất định (Phần 2)
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Triển vọng kinh tế và định hướng đầu tư 2025: Kỳ vọng và thách thức trong bối cảnh toàn cầu đầy bất định (Phần 2)

Trong giai đoạn hậu đại dịch, làn sóng lạm phát đã đẩy lãi suất chính thức lên cao, thu hút một lượng vốn khổng lồ lên tới 6 nghìn tỷ USD đổ vào các khoản đầu tư tiền mặt ngắn hạn. Khi bước sang năm 2025, các ngân hàng trung ương bắt đầu hạ lãi suất, câu hỏi đặt ra là dòng vốn khổng lồ từ thị trường tiền tệ này sẽ tìm được bến đỗ mới ở đâu? James McAlevey sẽ phân tích những cơ hội đầy hứa hẹn trong bối cảnh thuận lợi của thị trường trái phiếu.
Triển vọng kinh tế và định hướng đầu tư 2025: Kỳ vọng và thách thức trong bối cảnh toàn cầu đầy bất định (Phần 1)
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Triển vọng kinh tế và định hướng đầu tư 2025: Kỳ vọng và thách thức trong bối cảnh toàn cầu đầy bất định (Phần 1)

Triển vọng năm 2025 đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng nền kinh tế toàn cầu có thể "hạ cánh mềm" như kỳ vọng. Những biến động chính trị và sự thiếu chắc chắn trong các chính sách đang tạo ra những rủi ro đáng quan ngại cho ổn định kinh tế. Các ngân hàng trung ương đối mặt với thách thức lớn trong việc điều hành chính sách tiền tệ, khi cả phương hướng lẫn tác động thực tế của các chính sách kinh tế sắp tới vẫn còn là những ẩn số khó lường.
Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần I: Trạng thái cân bằng mới và những gián đoạn toàn cầu
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần I: Trạng thái cân bằng mới và những gián đoạn toàn cầu

Dự kiến lãi suất sẽ bắt đầu được cắt giảm ở hầu hết các thị trường phát triển và mới nổi vào năm 2025, tuy nhiên tốc độ và thời điểm sẽ có sự khác biệt. Bên cạnh đó, các yếu tố như chính trị quốc tế, thay đổi chuỗi cung ứng và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo sẽ tiếp tục là những chủ đề nổi bật.
Báo cáo Triển vọng Đầu tư Q1 2025 (Phần IV): Hiệu suất Trái phiếu,Tiền tệ và Hàng hóa hậu bầu cử Mỹ
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo Triển vọng Đầu tư Q1 2025 (Phần IV): Hiệu suất Trái phiếu,Tiền tệ và Hàng hóa hậu bầu cử Mỹ

Hiện tại, chúng tôi duy trì quan điểm trung lập đối với hầu hết các phân khúc trái phiếu, ngoại trừ trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Trong khi lãi suất toàn cầu dự kiến sẽ giảm, đồng USD sẽ vẫn là một trong những đồng tiền có lợi suất cao, điều này làm cho đồng bạc xanh trở nên hấp dẫn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ