Thái Lan có nguy cơ rơi vào suy thoái kép lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng châu Á 1998

Thái Lan có nguy cơ rơi vào suy thoái kép lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng châu Á 1998

18:33 30/07/2021

Trong năm nay, Thái Lan có nguy cơ trở thành nền kinh tế có tăng trưởng kém nhất khu vực Đông Nam Á. Nhiều chuyên gia kinh tế liên tục hạ dự báo tăng trưởng của xứ sở Chùa Vàng khi số ca nhiễm Covid-19 không ngừng phá kỷ lục, bất ổn chính trị leo thang trong khi những hy vọng về phục hồi lĩnh vực du lịch mờ nhạt dần.

Theo dự báo mới nhất của 36 chuyên gia kinh tế trong một khảo sát của Bloomberg, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan sẽ tăng trưởng 1.8% trong năm nay. Con số này trên thực tế khá đáng thất vọng vì đã được so với cái nền thấp của năm 2020. Trong năm 2020, GDP của quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận mức sụt giảm 6,1% - mức giảm tồi tệ nhất trong vòng hơn 2 thập kỷ.

Hồi tháng 4/2021, Bộ Tài chính Thái Lan dự báo tăng trưởng GDP nước này sẽ đạt 2.3%. Tuy nhiên, mức dự báo này có nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh lại. Kể từ đợt tái bùng dịch bắt đầu vào tháng 4/2021, số ca nhiễm Covid-19 và số ca tử vong tại Thái Lan liên tục phá vỡ các mức kỷ lục. Nhiều chuyên gia kinh tế đang cảnh báo về khả năng Thái Lan phải trải qua một cuộc suy thoái về mặt kỹ thuật trong nửa cuối năm nay. Nước này thậm chí có nguy cơ đối mặt với năm sụt giảm thứ 2 liên tiếp kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998.

“Chúng tôi nhận thấy Thái Lan là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế trì trệ nhất trong khu vực trong năm 2021 và 2022”, theo ông Charnon Boonnuch, Chuyên gia kinh tế của Nomura Holdings tại Singapore. “Dự báo của chúng tôi ám chỉ rằng sản lượng kinh tế sẽ không thể quay lại các mức trước đại dịch trước quý 3/2022, mức thấp nhất khu vực, một phần phản ánh sự phụ thuộc của Thái Lan quá nhiều vào du khách quốc tế”.

Từ tuần trước, thủ đô Bangkok cùng với 12 tỉnh khác - đóng góp hơn một nửa vào tăng trưởng kinh tế Thái Lan - phải áp lệnh phong tỏa và lệnh giới nghiêm khi biến chủng Delta đe dọa làm sụp đổ hệ thống y tế công của nước này. Theo NHTW Thái Lan, đại dịch bùng phát có thể khiến GDP giảm đi ít nhất 2 điểm phần trăm trong năm nay nếu các biện pháp hiện nay không kiểm soát được tình hình và dịch bệnh tiếp tục kéo dài cho đến hết năm 2021.

Tính đến ngày 28/07, Thái Lan ghi nhận 16,533 ca nhiễm mới, số ca nhiễm trong ngày cao nhất kể từ đầu đại dịch, nâng số ca nhiễm trong cả nước lên 543,361 ca. Trong số đó, có đến 95% số ca nhiễm được ghi nhận trong đợt bùng phát dịch gần đây nhất. Bộ Y tế Thái Lan cho biết, làn sóng Covid-19 mới này có thể sẽ giảm đi vào tháng 10/2021.

Theo công cụ theo dõi tiêm vắc-xin Covid-19 của Bloomberg, Thái Lan đã phân phối gần 16 triệu liều vắc-xin Covid-19, đủ tiêm chủng cho khoảng 11% dân số cả nước. Trước đây, NHTW Thái Lan từng kỳ vọng nước này sẽ đạt khả năng miễn dịch cộng đồng trong nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, hiện họ cho rằng mục tiêu này sẽ không thể đạt được cho đến sau năm 2022.

Maria Lapiz, Giám đốc quản lý của Maybank Kim Eng Securities Thailand, cho rằng: “Hiện có khá nhiều ý kiến cho rằng kinh tế Thái Lan sẽ suy giảm một lần nữa trong năm nay. Chúng ta không có lý do nào để lạc quan cả”.

Nền kinh tế thứ 2 Đông Nam Á đang chứng kiến cuộc khủng khoảng kinh tế, y tế diễn ra song song với sự gia tăng về bất ổn chính trị. Sau 6 tháng im ắng, phong trào ủng hộ dân chủ lại trỗi dậy. Kể từ ngày 24/06, gần như ngày nào cũng có nhiều nhóm người thường xuyên tụ tập trên các đường phố Thái Lan để tham gia phong trào.

“Chúng ta đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và hệ thống y tế của chúng ta đang bên bờ vực sụp đổ”, Burin Adulwattana, kinh tế trưởng tại Bangkok Bank cho biết. “Do chương trình hỗ trợ không thỏa đáng, ngày càng có nhiều người mất lòng tin với Chính phủ và một số người đã đổ xô ra các đường phố. Điều này có thể làm suy yếu sự ổn định chính trị và tiếp tục làm tổn hại niềm tin về Chính phủ”.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha đặt mục tiêu sẽ chào đón thêm nhiều du khách quốc tế kể từ tháng 10/2021. Tuy nhiên, số ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng tại Phuket - hòn đảo du lịch nghỉ dưỡng đã bắt đầu áp dụng chính sách miễn cách ly cho du khách đã tiêm đủ vắc-xin Covid-19 vào tháng 7/2021 - có khả năng đe dọa mục tiêu vực dậy ngành du lịch của xử sở Chùa Vàng. Trước khi đại dịch Covid-19 ập đến, ngành du lịch Thái Lan đóng góp 1/5 vào tăng trưởng kinh tế quốc gia và thuê mướn khoảng 20% lực lượng lao động trong nước.

Trong năm 2020, Chính phủ Thái Lan lên kế hoạch vay mượn 1 ngàn tỷ Bath (tương đương 30.4 tỷ USD) để ứng phó đại dịch. Năm nay, chương trình vay mượn đã bổ sung thêm 500 tỷ Bath trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm gần đây. Vào giữa tháng 7/2021, Nội các Thái Lan đã thông qua một khoản ngân sách bổ sung lên tới 30 tỷ Bath để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng do áp dụng các biện pháp hạn chế gần đây.

Hai lực kéo còn lại của nền kinh tế - chi tiêu chính phủ và xuất khẩu - cũng đối mặt với những bất ổn. Trong tháng 6/2021 xuất khẩu Thái Lan tăng 43.8% so với cùng kỳ năm 2020, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 11 năm, nhờ nhu cầu toàn cầu phục hồi. Tuy nhiên, theo những người trong cuộc, lực đẩy tăng trưởng này cũng có thể đối mặt với rủi ro nếu chương trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19 vẫn diễn ra chậm chạp.

“Thật khó để giữ vững niềm hy vọng rằng Thái Lan sẽ mở cửa lại vào tháng 10/2021. Nếu điều này có thể xảy ra, sẽ có sự khác biệt lớn tại đất nước này”, Lapiz của Maybank nói.

Link gốc tại đây.

Vietstock tổng hợp theo Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Managment - Phần 1: Sức bật từ "Magnificent 7" và làn sóng đầu tư mới tại thị trường quốc tế
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Managment - Phần 1: Sức bật từ "Magnificent 7" và làn sóng đầu tư mới tại thị trường quốc tế

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã chứng kiến một giai đoạn thăng hoa ấn tượng trong hai năm qua, với mức tăng trưởng vượt trội lên đến 60%. Ba trụ cột chính tạo nên thành công này bao gồm: sức bền của nền kinh tế, động thái nới lỏng chính sách tiền tệ từ Fed, và làn sóng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi cục diện thị trường. Đặc biệt trong năm 2023 và nửa đầu 2024, nhóm "Magnificent 7" đã dẫn dắt đà tăng trưởng mạnh mẽ này, và giờ đây xu hướng tích cực đang lan tỏa rộng khắp thị trường.
Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ