Thất nghiệp gia tăng do kinh tế suy thoái?

Thất nghiệp gia tăng do kinh tế suy thoái?

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

14:13 27/06/2024

Có sự gia tăng trong số đơn xin trợ cấp thất nghiệp, tuy nhiên đây có thể chỉ là tình trạng nhất thời. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp gia tăng có phải là dấu hiệu của sự yếu kém trong nền kinh tế? Ta chưa thể đưa ra kết luận chính xác về tình hình hiện nay.

Số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng trong tuần đầu tiên của tháng 6 lên mức cao nhất trong 10 tháng qua - 243.000. Chỉ một tháng rưỡi trước đây, con số này vẫn còn ở mức 210.000.

Sự gia tăng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng qua - chỉ báo cho tình hình sa thải - đã thu hút sự chú ý của một số quan chức hàng đầu tại Fed, bao gồm cả Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee.

Ông trích dẫn sự gia tăng số lượng yêu cầu bồi thường trong một cuộc phỏng vấn của CNBC hôm thứ Hai là một dấu hiệu tiềm ẩn về căng thẳng đối với nền kinh tế, có thể cho thấy Fed đang giữ lãi suất quá cao.

Nhưng liệu các yêu cầu bồi thường có thực sự đang gia tăng? Ta chưa thể có câu trả lời rõ ràng.

Thứ nhất, sự gia tăng trong số đơn xin trợ cấp thất nghiệp kể từ cuối tháng 4 có thể đã bị phóng đại bởi một công thức thống kê mà chính phủ sử dụng để điều chỉnh những biến động theo mùa trong việc làm. Ví dụ, việc làm có thể giảm vào cuối năm học và tăng khi trường học bắt đầu mở cửa trở lại.

Nếu những điều chỉnh này bị bỏ qua, sự gia tăng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới có vẻ không phải tín hiệu gì đáng lo ngại. Tổng số yêu cầu bồi thường cơ bản hoặc thực tế chỉ là 227.213 trong tuần gần nhất - một con số rất thấp so với lịch sử.

Không chỉ vậy, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp thực tế ở Hoa Kỳ đã ở mức dưới 200.000 đơn trong 4 tuần liên tiếp, từ tuần đầu tiên của tháng 5 đến tuần đầu tiên của tháng 6. Điều đó chỉ xảy ra một vài lần kể từ những năm 1960.

Hơn nữa, cả số đơn xin trợ cấp thất nghiệp thực tế và được điều chỉnh theo mùa đều thấp hơn đáng kể so với 1 năm trước.

Nhưng điều gì có thể giúp ta khẳng định rằng mọi thứ sẽ không trở nên tồi tệ hơn?

Các nhà kinh tế cho biết sẽ phải mất ít nhất vài tuần nữa để xác định xem liệu tình trạng sa thải nhân viên có thực sự đang gia tăng hay không - hay liệu đợt tăng đột biến mới nhất về số lượng yêu cầu bồi thường sẽ nhanh chóng giảm bớt, giống như những lần trước.

Hãy nhìn lại vào tháng 6/2023, khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng vọt tương tự như hiện nay. Số đơn đã tăng lên mức cao nhất là 261.000 từ mức thấp nhất là 209.000 vào 2 tháng trước đó - chỉ để giảm xuống còn khoảng 200.000 vào đầu mùa thu năm ngoái.

Chuyên gia kinh tế Tuan Nguyen của RSM chia sẻ trong một báo cáo gửi khách hàng: “Hiện tại, số lượng đơn xin trợ cấp mới tăng đột biến trong những tuần trước, giống như một vấn đề mang tính thời vụ hơn là sự suy giảm dựa trên các yếu tố trong thị trường lao động.”

Các báo cáo khác cũng cho thấy tỷ lệ sa thải vẫn ở mức thấp.

Cuộc khảo sát JOLTS của chính phủ về cơ hội việc làm cho thấy tỷ lệ sa thải trong tháng 4 vẫn ở mức thấp kỷ lục. Chúng cũng không thay đổi so với 1 năm trước đó.

Dữ liệu cấp tiểu bang tại Mỹ cũng ủng hộ cho nhận định trên.

Khoảng 24 trong số 53 tiểu bang và vùng lãnh thổ báo cáo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp cho chính phủ liên bang cho thấy số lượng hồ sơ thất nghiệp mới trong tuần trước đã giảm so với 1 năm trước đó.

Trong số còn lại, 22 tiểu bang cho thấy số lượng đơn xin trợ cấp mới tăng nhẹ so với 1 năm trước - phần lớn tăng khoảng 500 đơn hoặc ít hơn.

Chỉ có 6 tiểu bang báo cáo mức tăng từ 1.000 đơn xin trợ cấp mới trở lên so với 1 năm trước: California, Massachusetts, Michigan, Minnesota, New Jersey, và Florida.

5/6 bang này do Đảng Dân chủ điều hành, và có những quy định nhẹ nhàng hơn về người có thể nhận trợ cấp. Ví dụ, Minnesota gần đây đã quy định một số nhân viên giáo dục như người gác cổng, tài xế xe buýt và nhân viên quán cà phê có thể đủ điều kiện nộp đơn xin trợ cấp khi năm học kết thúc.

Điều đó không có nghĩa là yêu cầu bồi thường sẽ không gia tăng.

Fed đã giữ lãi suất ngắn hạn chủ chốt ở mức cao nhất trong 23 năm kể từ năm ngoái để cố gắng làm chậm nền kinh tế và kiềm chế lạm phát cao. Chi phí vay cao hơn đã ảnh hưởng đến doanh số bán nhà và đầu tư kinh doanh bị hạn chế, làm giảm nhu cầu lao động.

Cơ hội việc làm trong tháng 4 giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm và tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5 tăng lên 4% lần đầu tiên sau 28 tháng.

Do đó, Goolsbee đặt câu hỏi liệu Fed có giữ lãi suất quá cao hay không.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã bổ sung thêm 272.000 việc làm mới, tăng hơn nhiều so với dự kiến trong tháng 5, và là một mức tăng đáng kể so với dự báo trong tháng 6. Sẽ cần thêm nhiều dấu hiệu chỉ báo cho sự suy yếu của nền kinh tế, hoặc lạm phát chững lại để buộc Fed phải cắt giảm lãi suất.

Vì vậy, hãy chú ý đến các yêu cầu trợ cấp thất nghiệp. Nếu giá tiếp tục tăng trong suốt tháng 8 và hơn thế nữa, đó có thể là dấu hiệu bất ổn.

Tuy nhiên, nếu lịch sử lặp lại, các đơn yêu cầu trợ cấp có thể lại giảm xuống mức cực thấp, phù hợp với thị trường lao động đang thắt chặt và nền kinh tế ổn định.

Nhà kinh tế Hoa Kỳ Thomas Simons của Jefferies cho biết: “Chúng tôi đang thận trọng theo dõi dữ liệu trong vài tuần tới để xem liệu xu hướng này có xuất hiện hay không.”

MarketWatch

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ