Thị trường chứng khoán: Điều chỉnh hay sụp đổ?

Thị trường chứng khoán: Điều chỉnh hay sụp đổ?

20:18 17/06/2020

Thị trường chứng khoán đã chứng kiến một cú sập phá vỡ các kỷ lục trong lịch sử từ mức cao của tháng hai, theo sau đó là một sự phục hồi chưa từng có tiền lệ, và giờ đây thị trường đã quay đầu giảm trở lại.

Tôi cảm thấy dạo gần đây mình đã phải dùng cụm từ “chưa từng có tiền lệ” hay “phá kỷ lục” quá nhiều, tuy nhiên đó thật sự là những gì mà thị trường chứng khoán đang làm chúng ta phải thốt lên. Cả thế giới đã thấy pha sập nhanh và mạnh nhất của chứng khoán Mỹ, ngay sau đó cũng là cú “đội mồ sống dậy” cũng chóng nhất trong lịch sử, nhưng tôi đoán điều đó là hoàn toàn dễ hiểu phải không?

Hình dung thế này đi, bạn cầm trong tay một quả bóng nảy như chúng ta vẫn chơi hồi bé, giơ tay lên ngang phía trước, và thả. Khả năng cao là nó sẽ bật lại lên tới độ cao 60 – 70% khoảng cách từ tay bạn tới mặt đất. Tuy nhiên, nếu bạn leo tít lên tận mái nhà và thả chính quả bóng đấy xuống, chắc chắn bạn sẽ được chứng kiến quả bóng nhỏ nảy lên một cách ngoạn mục đúng không nào? Tôi tin rằng đó chính là điều chúng ta được chứng kiến ở thị trường chứng khoán trong năm nay, ít nhất là cho tới thời điểm hiện tại.

Khi đã hiểu được rằng điều chúng ta thấy ở thị trường thực sự là “chưa từng có tiền lệ”, giờ hãy cùng xem xem liệu ta có thể so sánh sự kiện xảy ra trong năm 2020 với một số lát cắt trong lịch sử hay không.

Đồ thị tuần chỉ số S&P 500 năm 2020

Đầu tiên, các chỉ số của thị trường đạt đỉnh vào tháng 2, tiếp theo là cú sập lịch sử như tôi đã nhắc đến nhiều lần từ đầu bài viết tới giờ. Sau đó nó quay đầu bật tăng mạnh, như là quả bóng nảy được cậu nhóc thả từ nóc nhà xuống mắt đất. Và kể từ đấy trở đi, nó lại “rơi”, nhưng ít nhất tới giờ chúng ta chỉ đang thấy một sự “điều chỉnh”. Câu hỏi triệu đô của ngày hôm nay là “Liệu thị trường sẽ đi ngang và rồi tăng lên từ mốc này, hay nó sẽ lại cắm đầu đi xuống một lần nữa?”

Sự lao dốc của thị trường chứng khoán có vẻ như sẽ kéo dài hơn 4 tháng, đó là tất cả những gì mà chúng ta đang thấy. Ai cũng mong suy thoái chỉ trong ngắn hạn, và sớm được thấy mọi thứ quay trở lại bình thường, nhưng hi vọng không thôi là vô nghĩa. Chúng ta cần chắc chắn rằng mình đang nhìn được bức tranh đại thể thay vì chỉ tập trung vào những biến động "xanh đỏ" ngắn hạn của thị trường.

Đồ thị tuần chỉ số S&P 500 giai đoạn 2018 - 2019

Trên đây là lát cắt đồ thị của chỉ số S&P 500 trong giai đoạn cuối 2018 đầu năm 2019. Nhìn vào đây chúng ta có thể thấy một cú sập lớn (Big drop), một pha bật tăng mạnh (Big rally), sự điều chỉnh (Correction) y như những gì ta có ngày hôm nay, và sự trở lại của xu hướng tăng trước đó (Resumption of Uptrend). Đây có phải những gì sẽ lặp lại trong năm 2020?

Tôi nghĩ rằng có rất nhiều ý kiến trái chiều khi nói đến việc đóng cửa kinh doanh, phá sản, thất nghiệp, và nhu cầu giảm sút. Tuy vậy, Mỹ là một đất nước luôn tràn đầy lòng tự hào và sự kiên cường, nên dù chưa thể khẳng định kịch bản cũ sẽ tái hiện vào nửa cuối năm 2020, không có gì là không thể.

Đồ thị chỉ số S&P500 giai đoạn cuối 2007 - đầu 2008

Phân cảnh tiếp theo cần tua lại là thị trường giai đoạn năm 2007 – 2008. Trong lát cắt này chúng ta có thể thấy một cú sập, một pha bật tăng, và sự điều chỉnh. Vào năm 2008, có lẽ chúng ta đã tự hỏi nhau “Đây đã phải là đáy của đáy chưa? Tôi không thể tưởng tượng được nó có thể tệ hơn như thế nào nữa…” Và sau đây chính là chương tiếp theo của câu chuyện, mà tôi nghĩ là ai cũng đã biết.

Đồ thị tuần chỉ số S&P 500 giai đoạn 2007 - 2008

Hãy cũng xem nhé, cú sụt giảm đầu tiên tôi đã khoanh ô vuông trong đồ thị, bạn có thể thấy 4 tháng nó ngắn ngủi như thế nào khi ta phóng to lịch sử và nhìn bức tranh tổng thể hơn. Dễ dàng quan sát được rằng sau sự “điều chỉnh”, thị trường có tăng lại nhưng lực tăng này đã “chết yểu”…vì không lâu sau đó chứng khoán quay đầu “tụt” trở lại. Ngày nay, chúng ta đều biết rằng có thể đổ lỗi cho sự phá sản hàng loạt, làn sóng vỡ nợ, và nhu cầu giảm sút gây nên bởi khủng hoảng các khoản vay thế chấp.

Tôi đã dành vài tuần gần đây điều chỉnh và thử nghiệm mô hình xu hướng của mình để phân tích cú sập và bật mạnh nhất lịch sử này. Mục tiêu là để dự đoán xu hướng ngắn hạn sắp tới của thị trường, áp dụng cho một cấu phần của danh mục mô hình tôi đang sử dụng.

Còn về xu hướng dài hạn, mặc dù nó vẫn khá xấu trong một khoảng thời gian tương đối, các chỉ báo của mô hình xu hướng tôi đang phát triển đã quay đầu “bullish” vào thứ hai tuần trước, nhưng ngay sau đó lại “lật mặt” trở nên tiêu cực vào thứ năm. Do vậy ít nhất là ở thời điểm hiện tại, các tín hiệu đang khá trái chiều, và chúng tôi vẫn đang nghiêng nhiều về trạng thái “phòng thủ” trong khi cố gắng xác định xem thị trường sẽ điều chỉnh nhẹ (như 2 lát cắt đầu tiên), hay là một thứ gì đó tồi tệ hơn.

“Câu hỏi triệu đô” vẫn đang còn bỏ ngỏ:

“Liệu thị trường sẽ đi ngang trong ngắn hạn và tăng trở lại từ đây, bỏ qua làn sóng phá sản, đóng cửa doanh nghiệp, vỡ nợ, thất nghiệp, đáo hạn nợ công và trợ cấp thất nghiệp tạm thời chấm dứt vào tháng 7?”

Rồi thời gian sẽ trả lời…Như tôi đã nói từ trước, và tôi sẽ liên tục nhắc đi nhắc lại cho tới khi chúng ta tới được đích…nhưng dù sao vẫn sẽ có rất nhiều cơ hội để đón lấy chuyến tàu tăng điểm khi nó cập bến. Tuy nhiên, thị trường này vẫn còn “xấu xa” cho đến khi có chuyển biến mới, và các bằng chứng hiện nay vẫn nói lên rằng chúng ta chưa hề thoát khỏi gian nguy.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Management - Phần II: Nền kinh tế hậu chu kỳ đối mặt với nhiều bất ổn về chính sách hơn
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Management - Phần II: Nền kinh tế hậu chu kỳ đối mặt với nhiều bất ổn về chính sách hơn

Việc tái đắc cử của Donald Trump và Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế tại Quốc hội có thể dẫn đến những thay đổi chính sách đáng kể, gây ra sự mơ hồ trong triển vọng kinh tế. Dù các chi tiết và thời điểm thay đổi chính sách vẫn chưa rõ ràng, chúng tôi dự đoán sẽ có các biện pháp giảm thuế, tăng thuế quan, hạn chế nhập cư và nới lỏng quy định ở nhiều lĩnh vực.
Báo cáo Kaiko Research tuần 4 tháng 11: Quyền chọn ETF báo hiệu đà tăng của BTC
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 4 tháng 11: Quyền chọn ETF báo hiệu đà tăng của BTC

Trong tuần qua, Bitcoin “suýt” chạm tay vào ngưỡng $100,000. Trong khi đó, sàn Cboe BZX đã nộp lại đơn đăng ký thành lập ETF giao ngay Solana. Chủ tịch SEC Gary Gensler tuyên bố kế hoạch từ chức vào tháng 1, và một tòa án Thượng Hải phán quyết rằng việc sở hữu tiền điện tử của cá nhân không phải là bất hợp pháp tại Trung Quốc.
Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Managment - Phần I: Sức bật từ "Magnificent 7" và làn sóng đầu tư mới tại thị trường quốc tế
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Managment - Phần I: Sức bật từ "Magnificent 7" và làn sóng đầu tư mới tại thị trường quốc tế

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã chứng kiến một giai đoạn thăng hoa ấn tượng trong hai năm qua, với mức tăng trưởng vượt trội lên đến 60%. Ba trụ cột chính tạo nên thành công này bao gồm: sức bền của nền kinh tế, động thái nới lỏng chính sách tiền tệ từ Fed, và làn sóng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi cục diện thị trường. Đặc biệt trong năm 2023 và nửa đầu 2024, nhóm "Magnificent 7" đã dẫn dắt đà tăng trưởng mạnh mẽ này, và giờ đây xu hướng tích cực đang lan tỏa rộng khắp thị trường.
Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ