(Báo cáo triển vọng chuyên sâu) Chiến lược giao dịch của Maybank đối với USD và các đồng G4 tháng 8/2020 (Phần 3)
Tùng Trịnh
CEO
Chiến lược giao dịch đối với AUD và JPY
1. Chiến lược giao dịch AUD: Chú ý chu kỳ giảm hàng năm vào tháng 8
a. Góc nhìn tổng quan: Tỷ giá AUD/USD tăng nhờ một phần từ đà tăng mạnh của đồng Euro khiến cho đồng USD càng yếu đi so với phần lớn các đồng trong nhóm G7. Đồng Antipodean này hưởng lợi từ tâm lý risk-on của thị trường khi đồng thời có gói kích thích từ EU, bước tiến mới trong sản xuất vaccine và sự yếu đi của đồng bạc xanh. Thống đốc NHTW Úc ông Lowe cũng đã tiếp thêm sức mạnh cho đà tăng của AUD. Trong bài phát biểu online của mình, ông đã loại trừ khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối (mặc dù hơi lo ngại về đà tăng mạnh của đồng AUD), đồng thời cho rằng lãi suất âm "rất khó có khả năng xảy ra". Quan điểm rõ ràng của NHTW Australia về lãi suất âm và kiểm soát đường cong lợi suất giúp đồng AUD lấy lại lợi thế về lãi suất so với đồng USD. Do đó, trong bối cảnh các nước đều giữ mức lãi suất rất thấp và ít có biến động, đồng Aussie gần như không bị tác động bởi số ca mắc COVID-19 tăng mạnh ở Melbourne và Sydney.
Chúng tôi giữ nguyên dự báo của mình đối với cặp AUD/USD ở mức 0.7 và quan điểm của chúng tôi đối với cặp tiền này vẫn là tiến tới mức 0.74 do thế giới bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi và có nhiều tin tức tích cực từ vaccine giúp thúc đẩy tâm lý rủi ro. Chúng tôi nghĩ rằng nhà đầu tư không thực sự quan tâm đến làn sóng virus thứ 2 tại nước này bởi họ đã làm quá tốt trong đợt dịch đầu tiên. Các bang khác của Australia cũng không có dấu hiệu của làn sóng COVID-19 thứ 2 do đó có vẻ như dịch cơ bản đã được khống chế tại 2 bang NSW và Victoria.
Tuy nhiên, những dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế trên toàn cầu vẫn chưa rõ ràng tại thời điểm này, tỷ giá AUD/USD có lẽ sẽ không tăng mạnh trong thời gian ngắn như trước đây (như từ tháng 3 đến tháng 6). Thật vậy, các chỉ báo đều đang chỉ về một cú pullback sắp diễn ra. Ta có thể thấy sự phân kỳ giảm ở cặp tiền này và động lượng của đà tăng không còn mạnh như trước. Kháng cự trước mắt sẽ ở mức 0.7150 và sau đó là 0.7230. Hỗ trợ nằm ở quanh mức 0.70 trước khi đến hỗ trợ ở các mức 0.6930 và 0.6890. Chúng tôi cũng lo ngại rằng chu kỳ hàng năm vào tháng 8 là chu kỳ các tài sản rủi ro, như cổ phiếu hay đồng AUD, có xu hướng giảm.
b. Triển vọng tăng trưởng và lạm phát: Chỉ số sản xuất trong tháng 6 tăng từ 41.6 lên 51. PMI ngành sản xuất trong tháng cũng tăng lên mức 51.2 từ mức 44.0, cũng giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới. Giai đoạn phục hồi đang có dấu hiệu bắt đầu khi nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại, trở nên năng suất hơn và được hỗ trợ bởi chính sách tài khoá chưa từng có tiền lệ và chính sách tiền tệ hỗ trợ mạnh mẽ.
Doanh số bán lẻ sơ bộ trong tháng 6 tăng nhẹ 2.4% so với tháng 5, mặc dù có thể là do bang Victoria người dân đổ xô đi tích trữ đồ dùng, thực phẩm. Với làn sóng lây nhiễm thứ 2 trở lại, niêm tin người tiêu dùng rõ ràng sẽ giảm mạnh. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm từ mức 98.3 cuối tháng 5 xuống mức gần 90 cuối tháng 7.
Chỉ số CPI giảm 1.9% so với quý trước trong Quý 2, giảm từ mức tăng 0.3%. Báo cáo ngày 29/07 không ảnh hưởng nhiều tới đồng AUD bởi nó khá sát với dự báo. Với việc các hoạt động trở lại và việc chăm sóc trẻ em miễn phí không còn được hỗ trợ, chúng ta có thể kỳ vọng lạm phát trong Quý 3 sẽ giảm ít hơn. Tuy nhiên trong hoàn cảnh nhu cầu yếu đi sẽ khiến áp lực giá bị đè nặng và do đó sẽ khó mà chạm đến mục tiêu 2-3%.
c. Dự báo chính sách tiền tệ: Cuộc họp của NHTW Úc vào ngày 7/7 lại là một cuộc họp không có gì bất ngờ. Cuộc họp tiếp theo có lẽ cũng không có gì bất ngờ, mặc dù sẽ có nhiều sự chú ý vào sự bùng phát ở 2 bang Victoria và NSW. NHTW Úc không thay đổi các chính sách tiền tệ hiện tại của mình, lãi suất tiền mặt mục tiêu ở mức 0.25%. NHTW này đã không mở rộng chương trình mua trái phiếu chính phủ trong một thời gian, và việc ngân hàng này nhắc lại trong tuyên bố của mình sẵn sàng làm mọi thứ để giúp thị trường trái phiếu hoạt động bình thường và giúp lợi suất trái phiếu kỳ hạn 3 năm được giữ ở mức mục tiêu, cho thấy động thái "dovish" của họ.
d. cán cân thương mại: Số dư tài khoản vãng lai tăng từ mức 2 tỷ AUD vào cuối Quý 4 2019 lên mức 9.2 tỷ AUD vào cuối Quý 1 2020 phần lớn là do hoạt động nhập khẩu dịch vụ và hàng hoá sụt giảm mạnh. Cán cân thương mại trong Quý 2 có thể sẽ yếu đi khi các bang bị phong toả từ cuối tháng 3.
e. Phân tích kỹ thuật: Cặp AUD/USD đóng cửa hôm nay với một cây nến "bearish engulfing". Chúng tôi cũng muốn lưu ý rằng phân kỳ xu hướng giảm có thể sẽ cảnh báo một cú pullback mạnh cho cặp tiền này. Chúng tôi chú ý đến mức hỗ trợ 0.7070 và sau đó đến mức 0.7030 và cuối cùng là mức kháng cự mạnh 0.6930.
2, Chiến lược giao dịch JPY: Nhu cầu nắm giữ tài sản trú ẩn ổn định
a. Góc nhìn tổng quan: Chúng tôi không đổi dự báo của mình và giữ nguyên quan điểm "bearish" đối với cặp USD/JPY. Tỷ giá đã giảm xuống mức 108 vào cuối tháng 6 và hiện ở mức 105-106, với việc xu hướng giảm thể hiện rõ nét ở gần cuối tháng 7 cùng với việc đồng dollar yếu đi. Căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung, cùng với sự không chắc chắn về hiệu quả của vaccine lẫn việc sản xuất và phân phối chúng, sẽ khiến sự lạc quan chung của thị trường bị chặn lại. Mặc dù chỉ số PMI của các nước đang tăng trở lại từ giai đoạn tháng 4 tháng 5 đầy khó khăn, tuy nhiên các quốc gia vẫn đang vật lộn trong công cuộc kiểm soát về tình hình lao động và hoạt động của các công ty. Do đó nhu cầu đối với tài sản trú ẩn vẫn rất cao. Vàng giao ngay vừa đạt mốc cao kỷ lục. Trong khi đó ở thị trường ngoại hối thì đồng JPY đang có nhu cầu cao hơn bình thường so với đồng USD, miễn là Nhật Bản kiểm soát được COVID-19 và thâm hụt tài khoá thấp hơn đáng kể so với thâm hụt tương ứng của Mỹ.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi lo ngại có những làn sóng lây lan trở lại trên toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ và Mỹ La-tinh. Làn sóng lây nhiễm trở lại tại các quốc gia ứng phó với đại dịch khá tốt từ lúc trước như Úc, Trung Quốc và Nhật Bản cho thấy cuộc chiến này là rất dai dẳng và sẽ không sớm qua đi. Mặc dù có ít khả năng ban hành lại các biện pháp giới hạn hoạt động kinh doanh và hoạt động giải trí một cách mạnh mẽ, hoạt động du lịch chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng và do đó tác động đến tình hình vĩ mô.
Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang từ từ gây ra rủi ro về địa chính trị. Mặc dù quan chức 2 quốc gia đều rõ rằng sự thất bại của cuộc đàm phán giai đoạn 1 hay tiếp tục có những hành động ăn miếng trả miếng sẽ tiếp tục khiến nền kinh tế thế giới chìm vào "bóng tối", do đó củng cố nhu cầu của tài sản trú ẩn như đồng JPY.
Thị trường có vẻ chỉ đang lạc quan với việc nhiều quốc gia điều chế được vaccine mà không quan tâm tới hiệu quả của chúng hay làm thế nào để sản xuất và phân phối chúng. Sẽ cần tới độ hiệu quả khoảng từ 70-80% để vaccine có thể giúp xoá bỏ giãn cách xã hội, trong khi đó sẽ chỉ có một số ít người được tiếp cận với vaccine trong Quý 1 năm 2021.
Trong khi đó, chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ Nhật Bản và trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã thu hẹp từ mức -1.94% xuống mức -0.6% tại thời điểm này. NHTW Nhật Bản cũng cho rằng sẽ cắt giảm lãi suất không giải quyết được vấn đề gì vào thời điểm này, thậm chí họ còn tiếp tục mua thêm tài sản, trái phiếu doanh nghiệp. Sự thay đổi về lợi suất này sẽ trợ giúp cho đà tăng của đồng JPY qua thời gian.
b. Triển vọng tăng trưởng và lạm phát: GDP Quý 1 tăng trưởng âm 2.2% so với quý trước, khá sát mức dự báo âm 2.1%. Mặc dù vẫn đang ở mức âm, tuy nhiên sự thu hẹp của nền kinh tế ở mức chấp nhận được khi so sánh với mức giảm 7.2% trong quý trước đó. Tiêu dùng cá nhân và đầu tư của cả tư nhân và không phải tư nhân, xuất khẩu đều sụt giảm mạnh, chỉ có điểm sáng duy nhất ở tiêu dùng chính phủ. Trong khi đó PMI sơ bộ trong tháng 7 của Nhật Bản tăng nhẹ so với tháng 6, tuy nhiên không mạnh như các nước khác như Trung Quốc, châu Âu, Anh hay Mỹ. Do đó có thể dự đoán rằng con đường phía trước vẫn khá là gập gềnh đối với Nhật Bản.
Lạm phát trong tháng 6 ở mức 0.1% với cùng kỳ năm trước. Mặc dù còn khoảng cách rất lớn so với con số mục tiêu lạm phát 2%, có vẻ như không gì thúc đẩy BoJ phải tiếp tục nới lỏng sau khi đã có gói nới lỏng khổng lồ trước đó.
c. Dự báo chính sách tiền tệ: Trong cuộc họp chính sách vào ngày 15 tháng 7, NHTW Nhật Bản giữ nguyên lãi suát (ngắn hạn ở mức -0.1%, lợi suất trái phiếu Nhật Bản kỳ hạn 10 năm ở mức 0%) và giữ nguyên chương trình mua tài sản. Chúng tôi thấy có sự lặp lại trong triển vọng vĩ mô, do đó kỳ vọng NHTW Nhật Bản giữ nguyên chính sách hiện tại trong thời gian dài.
d. Chính sách tài khoá và cán cân thương mại: Để tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế, một khoản ngân sản trị giá 1.1 nghìn tỷ USD đã được công bố vào 27 tháng 5. Chi tiêu tài khoá mở rộng bởi chính phủ có lẽ nhiều hơn khoảng 1/4 so với con số được công bố.
Số dư tài khoản vãng lai trong tháng 5 ở mức 1,177 tỷ Yen, tích cực hơn dự kiến. Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều sụt giảm mạnh trong tháng 6 và thâm hụt cán cân thương mại ở mức âm 268.8 tỷ Yen, thấp hơn trước đó. Sự phục hồi trong cán cân thương mại có thể là động lực cho đà tăng của đồng JPY.
e. Phân tích kỹ thuật: Cặp USD/JPY hiện ở mức 105.20 (mức 61.8% fibo). Ở khung daily, động lượng đang chỉ sang hướng "bearish" và chỉ báo Stochastics đang ở mức quá bán. Sau những phiên giảm liên tiếp, cặp tiền này đang phục hồi nhẹ trở lại. Tuy nhiên, sự phục hồi này sẽ gặp phải vùng kháng cự 106.40-75 (50% fibo, đường MA 21 ngày). Tiếp đến, nếu động lượng cho xu hướng giảm quay trở lại, ta sẽ phải chú ý đến mức 103.70 (76.4% fibo)