Báo cáo triển vọng tháng Sáu của ngân hàng Maybank về đồng EUR: Đà tăng có thể tiếp diễn trong sự đoàn kết của ECB!
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Maybank nhận định rằng EUR sẽ tiếp tục tăng trong các tuần sắp tới.
Dự báo | Quý 2/2020 | Quý 3/2020 | Quý 4/2020 | Quý 1/2021 |
EUR/USD | 1.1100 | 1.1300 | 1.1450 | 1.1350 |
Lý do cho góc nhìn về EUR: Chúng tôi kỳ vọng EUR sẽ giao dịch ở mức cao hơn trong những tuần tới vì nhiều nước Châu Âu đang giảm dần các biện pháp phong tỏa và các quan chức đang xem xét mở lại biên giới cho khách du lịch quốc tế (tăng cường hơn nữa các hoạt động kinh tế). Nhưng sự thúc đẩy lớn hơn đối với EUR đến từ đề xuất kích thích phục hồi của Ủy ban châu Âu vì nó sự thể hiện sự đoàn kết của EU nhằm bảo đảm sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn cho toàn lục địa. Đề xuất này vẫn chưa được hoàn tất và khả năng cao sẽ có một vài tiếng nói chống lại nó, và vì vậy những tiếng ồn này báo hiệu sự phục hồi có phần hơi khó khăn đối với EUR. Chúng tôi không loại trừ khả năng cho mức tăng trong vòng một tháng lên trên vùng 1.13. Góc nhìn cơ sở của chúng tôi kỳ vọng một thỏa thuận từ 27 nước thành viên EU tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào giữa tháng 6. Nhìn xa ra, chúng tôi tiếp tục duy trì dự báo tăng nhẹ đối với đồng EUR với sự phục hồi kinh tế toàn cầu và các yếu tố xoay quanh Mỹ - những rủi ro chính trị tiềm ẩn trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 2020, số liệu kinh tế tiêu cực từ Mỹ, các cuộc biểu tình ở Mỹ chống lại sự tàn bạo của cảnh sát, lợi thế với mức lãi suất thấp, bảng cân đối kế toán lớn và vẫn tiếp tục tăng của Fed trong bối cảnh QE và nợ nần nhiều hơn, và thâm hụt ngân sách cũng như xu hướng đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ chuyển dịch khỏi USD có thể đang trở nên phổ biến hơn – tất cả các yếu tố trên sẽ gây sức ép lên đồng USD.
Gói kích thích của EU để bảo đảm sự phục hồi mạnh mẽ hơn. Ủy ban Châu Âu đã chọn và phát triển thêm trên đề xuất ban đầu của Đức/Pháp, nhắm tới mục tiêu xây dựng kế hoạch trị giá 2 nghìn tỷ EUR bao gồm quỹ phục hồi 750 tỷ EUR (trong đó 500 tỷ EUR sẽ được trợ cấp cho các quốc gia EU yếu hơn như Ý và Tây Ban Nha, được tài trợ bởi khoản vay chung của Đức và Pháp; và các khoản vay ưu đãi trị giá 250 tỷ EUR) cũng như tập hợp các nguồn tài chính quốc gia. Sẽ có các điều kiện gắn liền với gói cứu trợ 750 tỷ EUR - các quốc gia cần có kế hoạch đầu tư rõ ràng và tiền sẽ được phân bổ thành nhiều đợt dựa trên các mốc triển khai quan trọng. Đề xuất này phải được sự đồng thuận của tất cả 27 quốc gia thành viên EU vào ngày 18 - 19 tháng 6. Chúng tôi kỳ vọng rằng sẽ có một số thay đổi nhất định với đề xuất này, vì Hà Lan đã tỏ ý phản đối các yếu tố chính của đề xuất, nhưng bức tranh toàn cảnh vẫn còn nguyên vẹn. Các cuộc đàm phán trong 2-3 tuần tới cho thấy sự phục hồi của EUR sẽ tiếp tục gặp khó khăn - vì các thành viên EU có thể đồng ý hoặc không đồng ý với các điều kiện trong đề xuất. Chúng tôi cho rằng đây là một khởi đầu tốt và sự đoàn kết của EU, giảm thiểu rủi ro lây nhiễm sẽ là tín hiệu tích cực đối với EUR. Trong khi ECB đã có những phản ứng nhanh chóng, các biện pháp tài khóa mạnh mẽ và quyết đoán từ các nhà hoạch định chính sách của EU có thể có tác động to lớn trong việc ổn định tâm lý thị trường và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cơ hội việc làm.
Dỡ bỏ phong tỏa và hạn chế đi lại. Nhiều thành phố ở châu Âu đang dỡ bỏ phong tỏa và các hạn chế đi lại, trong đó Ý đi đầu với việc mở cửa biên giới và dỡ bỏ lệnh cấm du lịch liên vùng trong nước vào ngày 3 tháng 6. Hà Lan đang dần nới lỏng hơn nữa với các quán bar và nhà hàng mở cửa trở lại vào hôm nay theo các hướng dẫn giãn cách xã hội; trong khi Thụy Sĩ dự kiến sẽ mở lại rạp chiếu phim, câu lạc bộ đêm và hồ bơi công cộng kể từ ngày 6 tháng 6. Một số quốc gia Châu Âu vùng Baltic bao gồm Estonia, Latvia và Litva đã hình thành “bong bóng du lịch”, dỡ bỏ hạn chế du lịch cho những công dân di chuyển giữa các quốc gia này. Tuy vậy, biên giới bên ngoài của EU vẫn đóng cửa cho đến ngày 15 tháng 6 và một số quốc gia EU có tùy chọn mở lại biên giới theo ý của riêng họ sau ngày 15 tháng 6. Ví dụ như Hy Lạp, có vẻ đã sẵn sàng chào đón khách du lịch nước ngoài từ ngày 1 tháng 7, trong khi “bong bóng du lịch” giữa Đức-Áo-Pháp-Thụy Sĩ có khả năng đang được hình thành.
Rủi ro giảm giá đối với EUR: Mặc dù xu hướng có vẻ nghiêng về phía EUR tăng giá, chúng tôi cảnh báo một số rủi ro có thể gây áp lực giảm đối với EUR bao gồm (1) các cuộc đàm phán kích thích phục hồi của EU không đem lại kết quả và không có sự đồng thuận nào về con đường phía trước; (2) mở lại biên giới và các hoạt động kinh doanh quá sớm có nguy cơ gây ra làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai, đặc biệt là nếu các hướng dẫn giãn cách xã hội bị bỏ qua; (3) Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang qua cả các lệnh trừng phạt thương mại và quân sự (điều mà chúng tôi cho là ít có khả năng xảy ra vào thời điểm này).
Triển vọng tăng trưởng và lạm phát: Ủy ban châu Âu dự báo tỷ lệ thu hẹp khoảng 7.7% với GDP khu vực đồng Euro vào năm 2020, trước khi tăng trở lại 6.3% vào năm 2021. Trong Quý 1, nền kinh tế Eurozone đã giảm 3.8% so với quý trước, giảm từ mức +0.1% trong Quý 4 2019. Có khả năng GDP Quý 2 sẽ chứng kiến sự thu hẹp lớn hơn do các hạn chế phong tỏa trên diện rộng vào tháng 4 - 5 do đại dịch COVID-19. Tây Ban Nha, Pháp, Ý là một vài quốc gia EU có tỷ lệ thu hẹp GDP trên 4%. Nhìn vào các dữ liệu khác, kỳ vọng chỉ số ZEW của Đức đã tăng vọt lên 51 vào tháng 5 (từ mức 28.2 vào tháng 4) - một thước đo cho thấy các nhà đầu tư tin tưởng rằng nền kinh tế Đức sẽ phục hồi trong nửa sau 2020, với việc các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động trở lại sau khi các hạn chế được dỡ bỏ. Các chỉ số quản lý thu mua PMI của khu vực đồng Euro cho sản xuất và dịch vụ đều cao hơn dự kiến vào tháng 5 ở mức 39.5 và 28.7, (so với dự báo mức 38, 25), trong khi niềm tin của người tiêu dùng cũng không tệ như dự báo cho tháng 5 ở mức -18.8 (so với mức dự báo -23.8 và mức -22 của tháng Tư). Mặc dù các cuộc khảo sát về triển vọng tương lại đều cho thấy triển vọng phục hồi, chúng tôi cảnh báo rằng hoạt động thực tế - sản xuất công nghiệp, bán lẻ có thể không quay trở lại nhanh chóng vì việc mở lại các nền kinh tế diễn ra chậm chạp và không đồng đều giữa các quốc gia khác nhau, và ngành du lịch có thể vẫn sẽ yên ắng trong những tháng tới mặc dù các nhà chức trách đang kỳ vọng vào sự phục hồi trong kỳ nghỉ hè từ giữa tháng 6 đến tháng 8.
Lạm phát toàn phần đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm ở 0.1% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 0.4% trước đó. Ngành năng lượng vẫn là lực cản chính trong khi sự đóng góp nhiều nhất đến từ thực phẩm, rượu & thuốc lá và dịch vụ. Chúng tôi kỳ vọng áp lực giá cả vẫn ở mức thấp trong những tháng tới vì giá dầu có thể tiếp tục tích lũy xung quanh mức thấp gần đây trong bối cảnh nhu cầu dầu giảm do COVID-19. Cùng với đó, Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (core CPI) đã giữ ổn định ở mức 0.9% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự báo chính sách tiền tệ: Cuộc họp tiếp theo của ECB được lên kế hoạch vào ngày 4 tháng 6. Chúng tôi kỳ vọng ECB sẽ giữ các chính sách lãi suất không thay đổi ở cuộc họp tới: hoạt động tái cấp vốn chính (MRO) ở 0%, lãi suất tiền gửi trung bình -0.5%. Chúng tôi cũng kỳ vọng lãi suất được giữ ở mức thấp hiện tại để hỗ trợ tăng trưởng và lạm phát. Chúng tôi nhắc lại rằng ECB không có lý do gì để cắt giảm lãi suất thêm nữa vì lãi suất đã ở mức thấp nhất trong lịch sử và mức lãi suất thấp hơn nữa sẽ có hại nhiều hơn là có lợi. ECB có thể sẽ quay trở lại với “sự pha trộn” chính sách giữa các quỹ tiền tệ phi truyền thống và thúc đẩy các biện pháp tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng trong khi vẫn giữ lãi suất thấp (nhưng sẽ không cắt giảm lãi suất thêm nữa). Mục đích của chính sách tại thời điểm này là giảm sự phân mảnh trong khu vực đồng Euro, thu hẹp chênh lệch tín dụng và duy trì dòng tiền hoạt động và hỗ trợ nhu cầu của các doanh nghiệp. Chúng tôi kỳ vọng một số điều chỉnh về quy mô của Chương trình mua tài sản khẩn cấp trong đại dịch (PEPP) trị giá 750 tỷ EUR, có khả năng sẽ được mở rộng đến 1 nghìn tỷ EUR, đặc biệt là sau khi Lagarde thông báo rằng ECB sẽ mua cả trái phiếu có độ rủi ro cao. Kỳ vọng thị trường nằm ở đâu đó giữa 1 đến 1.25 nghìn tỷ EUR – thể hiện mức mở rộng 250 đến 500 tỷ EUR.
- Mục đích của việc mua trái phiếu có độ rủi ro cao (hay còn được gọi là “thiên thần sa ngã”) là để ngăn chặn hiện tượng siết tín dụng (credit squeezes) bằng cách đảm bảo tín dụng sẽ tiếp tục chảy vào nền kinh tế và để khai thác lượng thanh khoản này, các ngân hàng thường phải đưa ra các tài sản đảm bảo theo phân loại rủi ro. Cuộc khủng hoảng COVID-19 làm tăng nguy cơ hạ tín nhiệm tài sản, và điều đó sẽ khiến các nhóm tài sản thế chấp có sẵn bị thu hẹp lại. Nhưng nếu ECB chấp nhận sử dụng trái phiếu có độ rủi ro cao làm tài sản thế chấp thì rủi ro siết chặt tín dụng có thể được giảm nhẹ một phần.
Tại cuộc họp của ECB (30 tháng 4), ECB đã hạ mức lãi suất Tái cấp vốn dài hạn theo mục tiêu (TLTRO) thêm 25 điểm cơ bản xuống mức -100 điểm cơ bản trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. Điều này sẽ hỗ trợ cho thị trường tín dụng thông qua tất cả các kênh cho vay bởi ngân hàng. ECB cũng giới thiệu Chương trình tái cấp vốn khẩn cấp trong đại dịch không có mục tiêu (Pandemic Emergency LTRO) nhằm hỗ trợ thanh khoản và bao gồm các lĩnh vực không thuộc chương trình TLTRO như Bất động sản.
Nhìn lại TTCK vào tháng 3 năm 2020, ECB đã khởi động chương trình mua tài sản trị giá 750 tỷ EUR - Chương trình mua tài sản khẩn cấp trong đại dịch (PEPP) - để đối phó với thiệt hại kinh tế do COVID-19 gây ra. Ngoài ra còn có gói kích thích tiền tệ được công bố tại cuộc họp trước đó của ECB (12 tháng 3) - bao gồm các khoản QE trị giá 120 tỷ EUR đến cuối năm 2020. Ngoài cam kết hiện tại để mua 20 tỷ EUR tài sản mỗi tháng, các điều khoản có lợi trong chương trình Tái cấp vốn dài hạn theo mục tiêu (TLTRO), các khoản vay dài hạn bổ sung cho các ngân hàng để cung cấp thanh khoản tức thời và nới lỏng các quy tắc cấp vốn giúp các ngân hàng tiếp tục cho vay, trong khi các bài kiểm tra sức chịu đựng (stress test) đối với các ngân hàng đã bị hoãn đến 2021 (từ năm 2020).
- Chương trình PEPP sẽ bao gồm: (1) mua chứng khoán của khu vực nhà nước và tư nhân để đối phó với rủi ro cơ chế tác động của chính sách tiền tệ và sẽ được thực hiện theo cách “linh hoạt”, cho phép biến động theo thời gian, giữa các loại tài sản và giữa các khu vực lãnh thổ khác nhau; (2) Tài sản đủ điều kiện bao gồm thương phiếu phi tài chính (non-financial commercial paper); (3) ECB sẽ giảm bớt các tiêu chuẩn thế chấp để cho phép các ngân hàng huy động tiền với nhiều loại tài sản hơn bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp; (4) quy mô và thành phần của các chương trình sẽ được tăng lên nếu cần thiết; (5) chương trình sẽ bị chấm dứt sau khi Hội đồng Quản trị ECB nhận thấy rằng giai đoạn COVID-19 đã kết thúc nhưng không phải trước thời điểm cuối năm 2020. Ngoài ra, ECB cũng sẽ xem xét dỡ bỏ các giới hạn tự áp đặt để không mua quá 1/3 trái phiếu của bất kỳ quốc gia nào, và mua trái phiếu tương ứng với trọng lượng của mỗi khoản đầu tư từ các thành viên EU vào ECB.
Triển vọng về ngân sách và cân bằng đối ngoại: Tài khoản vãng lai (current account) của khu vực đồng Euro đã thu hẹp xuống còn 27 tỷ EUR vào tháng 3, từ mức 38 tỷ EUR vào tháng 2. Sự thu hẹp này là do suy giảm thặng dư dịch vụ và thu nhập chính (dòng lợi nhuận và cổ tức từ nước ngoài).
Trong khi công ty xếp hạng tín dụng S&P giữ xếp hạng của Ý không đổi ở BBB (2 cấp trên mức xếp hạng “rủi ro cao”) với triển vọng tiêu cực, công ty xếp hạng tín dụng Fitch lại gây ngạc nhiên với việc giảm xếp hạng của Ý xuống BBB- (chỉ cao hơn 1 cấp so với mức xếp hạng “rủi ro cao”) vào ngày 29 tháng 4. Fitch trích dẫn tác động đáng kể của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế của Ý và vị thế tài chính của nước này (mà Fitch dự kiến Ý sẽ tăng khoảng 20% lên 156% so với GDP vào cuối năm 2020).
Các sự kiện và vấn đề chính trong nước cần theo dõi: Chỉ số giá sản xuất (PPT) tháng 4, Tỷ lệ thất nghiệp (3 tháng 6); Doanh số bán lẻ tháng 4, Cuộc họp chính sách của ECB (4 tháng 6); GDP Quý 1 , Số liệu việc làm (9 tháng 6); Số liệu sản xuất công nghiệp (IP) tháng 4 (12 tháng 6); Cán cân thương mại (Trade Balance) tháng 4 (15 tháng 6); Kỳ vọng khảo sát của ZEW (16 tháng 6); Sản lượng xây dựng tháng 4 và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 (17 tháng 6); Tài khoản vãng lai tháng 4 (19 tháng 6); Chỉ số quản lí thu mua (PMI) sơ bộ cho tháng 6 (23 tháng 6); Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 6 (29 tháng 6); Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sơ bộ tháng 6 (30 tháng 6).