Các nhà kinh tế có thể làm gì để hữu ích hơn?

Các nhà kinh tế có thể làm gì để hữu ích hơn?

Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

22:34 29/04/2024

Tồn tại khoảng cách giữa những nghiên cứu được cung cấp bởi các nhà hàn lâm và những gì các nhà hoạch định chính sách thực sự cần.

Bài viết này không nhằm mục đích tranh luận rằng các nhà kinh tế học là vô dụng và tất cả họ cần phải trở nên hữu ích hơn. Nếu một số người muốn thực hiện nghiên cứu chỉ để thỏa mãn đam mê và điều này thực sự thúc đẩy ranh giới của tri thức, thì cứ việc. Nhưng tồn tại một khoảng cách giữa các nghiên cứu liên quan đến chính sách do giới học thuật cung cấp và những gì những người ra quyết định thực sự cần. Và khoảng cách đó có thể được thu hẹp lại.

Vấn đề lớn nhất là các nhà nghiên cứu thường xuyên đặt ra những câu hỏi sai, rồi lại truyền đạt câu trả lời một cách tồi tệ. Một phần nguyên nhân không hẳn là lỗi của họ. Giới học thuật thường đánh giá cao tính mới hơn là tính hữu ích và khuyến khích tính chính xác hơn là tính bao quát. Và đặc trưng của ngành cũng cho phép các nhà nghiên cứu tự do suy nghĩ về việc giải quyết một vấn đề đơn lẻ bằng một công cụ hoàn hảo. Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách thường được giao nhiệm vụ giải quyết nhiều vấn đề rối ren hơn với các công cụ pháp lý hạn chế.

Để minh họa cho điều này, các nhà kinh tế đã dành nhiều năm để cố gắng ước tính chi phí xã hội của carbon, cho rằng thuế carbon là cách tốt nhất để chống lại biến đổi khí hậu và chỉ trích chính sách công nghiệp là sai lầm. Nhưng khi chính quyền Biden hỏi đến cách triển khai trợ cấp thì lại thiếu cơ sở bằng chứng. "Các nhà kinh tế học không biết phải làm gì khi họ nghĩ một ý tưởng nào đó là tồi tệ," Betsey Stevenson từ Đại học Michigan nói, và cho biết thêm về thuế carbon, rằng họ "nên tìm hiểu lý do tại sao họ chưa thuyết phục được công chúng."

Vậy họ nên làm gì? Chính phủ có thể tự cải thiện khả năng tiếp cận dữ liệu kịp thời. Nếu các nhà kinh tế thực sự mong muốn bản thân có nhiều tác dụng hơn, thì một bài đăng gần đây của Jed Kolko, cựu quan chức Bộ Thương mại Hoa Kỳ, đã đưa ra ví dụ về các công việc mà ông thấy hữu ích khi còn tại nhiệm. Dữ liệu mới, chẳng hạn như giá thuê nhà từ Zillow, có thể hỗ trợ phân tích theo thời gian thực. Tổng quan tài liệu giúp các nhà hoạch định chính sách không cần phải lăn lộn trong một đống giấy tờ. Việc định lượng tác động của những thay đổi chính sách cũng có thể hữu ích, chẳng hạn như ước tính nhu cầu lao động từ các khoản đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn có thể giúp định hướng chính sách về lực lượng lao động.

Một thách thức là con đường để đạt được quyền tenure (quyền giữ chức vụ giảng dạy lâu dài) không hoàn toàn được trải thảm bởi các bài tổng quan tài liệu. Giới học thuật không được ghi nhận thành tích nếu công trình của họ được một bộ ngành chính phủ hoặc cơ quan quản lý trích dẫn. Tuy nhiên, một nhóm bao gồm Gopi Shah Goda từ Đại học Stanford đang nghiên cứu về một tiêu chuẩn đánh giá ghi nhận những tham chiếu đó, cuối cùng tiêu chuẩn này có thể được xếp ngang hàng với các trích dẫn học thuật như một dấu hiệu của sự thành công.

Các sáng kiến khác bao gồm công trình của các học giả như Eva Vivalt từ Đại học Toronto nhằm phát triển các tiêu chuẩn báo cáo cho nghiên cứu được công bố và giúp việc so sánh kết quả giữa các nghiên cứu dễ dàng hơn. Sau khi thu thập hơn 600 nghiên cứu về kinh tế phát triển, bà Vivalt phát hiện ra rằng chưa đến 10% các nghiên cứu đề cập đến chi phí của chính sách (Các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến giá cả).

Các nhà nghiên cứu cũng có thể hiểu rõ hơn những hạn chế mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt nếu việc chuyển đổi giữa học thuật và chính phủ trở nên dễ dàng hơn. Ở Anh, việc quay trở lại giới học thuật sau một công việc thực tế có thể khá khó khăn. Tại Mỹ, Martha Gimbel, người gần đây từng làm việc cho Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng, đã gọi nó là "điên rồ" khi trong một số trường hợp, thời gian làm việc ở đó dường như đã cản trở khả năng thăng tiến của các nhà nghiên cứu.

Lời kêu gọi cuối cùng dành cho các nhà kinh tế là hãy viết rõ ràng hơn. Không phải những tiêu đề như "10 Hệ quả tuyệt vời của Lãi suất cao mà bạn không tin là có thực." mà là các tiêu đề tiết lộ câu hỏi hoặc kết quả nghiên cứu. Quá nhiều tiêu đề có dạng "vấn đề này, vấn đề kia và vấn đề nọ". Trừ khi một trong những vấn đề đó là "tình dục", "ma túy" hoặc "rock and roll", nếu không thì hãy thử lại. Ít hơn 15% tiêu đề các bài báo nghiên cứu của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (National Bureau of Economic Research) bao gồm dấu hỏi. Hãy đặt mục tiêu cao hơn.

Chuyên môn hóa rất quan trọng. Lợi thế so sánh là có thật. Một số công trình nghiên cứu phục vụ cho các tổ chức nghiên cứu chính sách, một số khác dành cho các nhà báo. Nhưng hơn ai hết, các nhà kinh tế học nên thấu hiểu rằng những người sử dụng nghiên cứu của họ cũng có những hạn chế.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ