Cách hệ thống tài chính phản ứng trước một cuộc chiến siêu cường

Cách hệ thống tài chính phản ứng trước một cuộc chiến siêu cường

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

12:58 14/05/2024

Một cuộc xung đột có thể gây ra một đòn chí mạng cho trật tự tài chính toàn cầu

Quan điểm cho rằng hội nhập kinh tế có thể bảo vệ hòa bình đã cũ, mang tính trực quan và sai lầm. Trong một cuốn sách nổi tiếng vào năm 1910, nhà kinh tế Norman Angell lập luận rằng xung đột giữa các cường quốc là không hợp lý, bởi "sự phức tạp của tài chính hiện đại đã khiến cho New York phụ thuộc vào London, London phụ thuộc vào Paris và Paris phụ thuộc vào Berlin, một cách nghiêm trọng hơn bao giờ hết trong lịch sử." Một thế kỷ sau, suy nghĩ tương tự tại Tây Âu đã thúc đẩy việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 từ Nga đến Đức. Trong một thế giới toàn cầu hóa sâu rộng, sẽ chẳng có ai dành chiến thắng khi chiến tranh nổ ra. Nhưng điều đó không ngăn chặn châu Âu và Nga đào chiến hào vào năm 1914, cũng như quân đội Nga tấn công Ukraine vào năm 2022.

Có thể dễ dàng kết luận rằng sự tan rã của hệ thống tài chính, hệ thống thanh toán và các tổ chức tài chính được cho là hệ quả của các yếu tố địa chính trị, nhưng ngược lại ít ảnh hưởng đến nó. Một hệ thống tài chính toàn cầu duy nhất không phải là điều cần thiết cũng như không đủ để đảm bảo hòa bình. Khi họ loại bỏ nó, các quan chức từ Washington đến Bắc Kinh có thể hối tiếc khi đánh mất cơ hội và các mối quan hệ. Và họ không cần phải lo lắng khi khiến cho Sự hỗn loạn Vĩ đại diễn ra nhanh hơn.

Tuy nhiên, họ đang làm cho chiến tranh dến gần hơn, đồng thời làm cho xung đột giữa các quốc gia trở nên phổ biến. Một thế giới mà trong đó các quốc gia ngăn cản đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp "chiến lược" là một thế giới sẽ làm gia tăng mâu thuẫn giữa kẻ thù (cũng như bạn bè). Thế giới đó đang đến: hãy nhìn vào việc Tổng thống Joe Biden cố gắng ngăn chặn Nippon Steel mua lại US Steel – một đối thủ cạnh tranh đến từ Nhật Bản, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Và các công ty đang xây dựng các rào cản tài chính của riêng mình khi họ thích nghi với mỗi làn sóng trừng phạt mới. Hội nhập kinh tế có thể không đảm bảo hòa bình. Nhưng với cái giá phải trả của việc rút quân ngày càng tăng, chi phí cận biên của chiến tranh đang giảm xuống.

Điều đó không có nghĩa là chi phí sẽ là rất lớn. Để có cái nhìn tổng quan về sự hỗn loạn sẽ bao trùm thị trường tài chính, hãy nhìn vào bài kiểm tra sức chịu đựng mới nhất do Ngân hàng Anh quy định. “Sự leo thang đột ngột của căng thẳng địa chính trị gây ra sự suy giảm mạnh về các nguyên tắc kinh tế cơ bản," là những mô tả khô khan về kịch bản chiến tranh mà Thành phố Luân Đôn đã mô phỏng. Giá cổ phiếu sụt giảm, biến động tăng mạnh và các nhà đầu tư đua nhau giảm rủi ro trong danh mục đầu tư của mình. Đáng lo ngại hơn, các quỹ đầu tư quốc gia lớn bắt đầu bán tháo nợ chính phủ của Mỹ, Anh và khu vực đồng Euro. Đến ngày thứ 10, một quỹ phòng hộ cỡ trung đã vỡ nợ và "không có dấu hiệu căng thẳng giảm bớt ngay cả trong trung hạn".

Chiến tranh sẽ mang lại điều gì?

Nếu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh đang được bàn tán nhiều trở thành hiện thực, chẳng hạn như Trung Quốc xâm lược Đài Loan và Mỹ can thiệp, thì triển vọng của ngành ngân hàng có vẻ rất đáng lo ngại. Cũng như năm 1914 và những năm 1930, trái phiếu chính phủ của các quốc gia tham chiến chính sẽ chịu áp lực lớn. Đối với trái phiếu Mỹ, điều này sẽ được cân bằng bởi mong muốn giảm rủi ro của các nhà đầu tư và uy tín của chúng như một loại tài sản an toàn nhất thế giới. Tuy nhiên, việc dự đoán chi tiêu quốc phòng tăng vọt cùng với thâm hụt hiện tại, dẫn đến việc phát hành trái phiếu ồ ạt, có thể đẩy lợi suất tăng cao và giá giảm mạnh. Khi giá của những tài sản an toàn này giảm mạnh, nhiều tổ chức tài chính sẽ bắt đầu chao đảo. Hãy nghĩ đến các quỹ phòng hộ và ngân hàng đã sụp đổ vào năm 2022 và đầu năm 2023, nhưng ở quy mô lớn hơn. Lần này, nguy cơ một tổ chức quan trọng sụp đổ là rất cao.

Thị trường chứng khoán cũng sẽ lao dốc. Đài Loan sản xuất các chip bán dẫn tiên tiến nhất thế giới. Phần cứng này rất quan trọng đối với các công ty ở khắp mọi nơi, đặc biệt là các công ty công nghệ lớn của Mỹ. Chỉ riêng nhóm "Magnificent 7" (Microsoft, Apple, Nvidia, Amazon, Meta, Alphabet và Tesla) đã chiếm hơn một phần sáu giá trị của chỉ số chứng khoán toàn cầu rộng nhất của MSCI. Một cuộc phong tỏa của Trung Quốc đối với Đài Loan có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng của họ và khiến giá cổ phiếu giảm mạnh. Và đó là trước khi xem xét tác động của các biện pháp trừng phạt thương mại từ Mỹ và các đồng minh, phản ứng trả đũa từ Trung Quốc và ảnh hưởng đến sản lượng kinh tế phi quân sự. Các cổ đông sẽ chạy trốn khỏi thị trường với lý do chính đáng, khi các cửa thoát hiểm đang hẹp dần nhanh chóng.

Giữa tất cả những điều này, thật khó để tưởng tượng hệ thống tài chính thế giới có thể tồn tại trong tình trạng toàn cầu hóa hiện nay. Mức độ tan rã sẽ phụ thuộc vào sự quyết đoán của các nhà hoạch định chính sách ở Washington và Bắc Kinh. Họ có thể sẽ tăng cường các rào cản đầu tư xuyên biên giới để ngăn các công ty trong nước gửi vốn đến bất kỳ nơi nào có lợi cho kẻ thù. Dòng vốn giữa các khối địa chính trị, vốn đã ít hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh cao của toàn cầu hóa, sẽ ngày càng cạn kiệt.

Chi phí cận biên của chiến tranh đang giảm

Sự thúc đẩy tương tự sẽ áp dụng cho các khoản thanh toán. Dễ dàng tưởng tượng các ngân hàng Trung Quốc bị loại khỏi SWIFT và hệ thống thanh toán bù trừ bằng Đô la, nhưng khó có thể cho rằng những biện pháp này sẽ thay đổi cuộc chơi, đặc biệt khi họ đã có thời gian chuẩn bị cho tình huống này. Tác động lớn hơn sẽ là buộc phải phân chia hệ thống thanh toán toàn cầu thành các khu vực ảnh hưởng riêng biệt, từ đó thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới CIPS của Trung Quốc. Theo thời gian, các sáng kiến của Ấn Độ nhằm xuất khẩu các hệ thống mã nguồn mở tương tự UPI có thể cung cấp cho các quốc gia khác những lựa chọn thay thế hợp lý hơn. Tuy nhiên, điều này vẫn còn khá xa.

Đối với sự thống trị của đồng Đô la, tương lai của nó sẽ phụ thuộc vào tình trạng của Mỹ sau xung đột. Đồng tiền dự trữ trước đây của thế giới là đồng bảng Anh, đã mất vị thế sau nhiều thập kỷ suy giảm, sau hai cuộc chiến tranh toàn diện đã giải tán đế quốc Anh và để lại một khối nợ khổng lồ. Không có gì ngạc nhiên khi bảng Anh cũng mất đi quyền bá chủ tài chính. Trừ khi một sự kiện thảm khốc tương tự xảy ra với Mỹ nếu không đồng Đô la sẽ mãi giữ vững vị thế của mình.

Thực tế, ngay cả khi các nhà đầu tư bán tháo đồng Đô la, ít nhất trong ngắn hạn và trung hạn, điều này sẽ làm củng cố vị thế tài chính của Mỹ. Eswar Prasad từ Viện Brookings đã chỉ ra rằng các khoản nợ nước ngoài của Mỹ, được định giá bằng Đô la, tổng cộng lên đến 51 nghìn tỷ Đô la, trong khi tài sản nước ngoài của họ, thường được định giá bằng các loại tiền tệ khác, chỉ tổng cộng 33 nghìn tỷ Đô la. Từ góc nhìn của Mỹ, một đồng Đô la yếu hơn sẽ giữ nguyên các khoản nợ nhưng làm cho tài sản có giá trị hơn. Chính các chủ nợ nước ngoài của đồng Đô la sẽ là người chịu thiệt hại.

Những thay đổi này sẽ không ảnh hưởng đến diễn biến của một cuộc chiến siêu cường. Vì vậy, Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ bị cám dỗ đi xa hơn, đe dọa các quốc gia khác bằng các biện pháp trừng phạt thứ cấp nếu họ tiếp tục kinh doanh với đối thủ. Thực tế, họ sẽ buộc thế giới phải chọn phe và cô lập phe còn lại. Những biện pháp như vậy sẽ đặc biệt hấp dẫn đối với Mỹ: với vai trò then chốt của đồng tiền và ngân hàng Mỹ trong tài chính quốc tế, nhiều quốc gia sẽ từ bỏ các liên kết kinh tế còn lại với Trung Quốc. Điều này cũng sẽ là đòn cuối cùng giáng vào một hệ thống tài chính toàn cầu và là động lực lớn nhất cho các quốc gia không liên kết hoàn toàn rời khỏi quỹ đạo của Mỹ.

Ngay cả khi không có thảm họa của một cuộc chiến tranh giữa các siêu cường, mong muốn biến hệ thống tài chính của họ thành một chiến trường vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Nếu chỉ có thể thay đổi điều này. Bất chấp những sai sót, hệ thống hiện tại vẫn có nhiều điểm đáng khuyến khích. Không chỉ có một vài quốc gia phương Tây mới có thể tiếp cận các lợi ích tăng trưởng của tài chính quốc tế trong khi bảo vệ mình khỏi những cuộc khủng hoảng tái diễn. Có một lời hứa hẹn hấp dẫn rằng công nghệ có thể mang lại nhiều lợi ích hơn nữa. Thay vào đó, thật lãng phí nếu chia thế giới thành các khối đơn phương thay vì tăng cường hợp tác toàn cầu.

The Economist

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ