Chiến lược giao dịch các cặp tiền G7 của FX Trader JPMorgan London ngày 25/3

Chiến lược giao dịch các cặp tiền G7 của FX Trader JPMorgan London ngày 25/3

19:31 25/03/2020

Chiến lược giao dịch các cặp tiền G7 của FX Trader JPMorgan London ngày 25/3

GBP
Mọi thứ sáng nay có chút khác biệt. Phố xá vắng xe cộ qua lại, phần lớn người dân đều đã nhận được chỉ thị “cách ly xã hội” và thị trường nhìn chung đã dịu bớt trước các áp lực. Thực tế, ngày hôm qua dòng chảy vốn im ắng đáng kể, và trong khi thanh khoản vẫn còn là vấn đề lưu tâm của nhiều tuần qua, thì hành động giá ngoạn mục mà chúng ta chứng kiến trong tuần qua dường như đã tạm lắng tại thời điểm này. Đối với Bảng Anh, vùng giá (rất rộng) trong phạm vi 1.14/1.1950 vẫn còn đó, tuy nhiên khi mà rủi ro đã quay trở lại sau phiên giao dịch tích cực hôm qua, chẳng có gì ngạc nhiên nếu vùng kháng cự 1.1950 sẽ được thử thách trong hôm nay. Mặc dù vậy thì nhìn chung, mọi thứ vẫn có thể trở nên tồi tệ trước khi phục hồi tích cực, vì thế bất kỳ sự bật tăng nào lên vùng 1.20 sẽ có thể tồn tại ngắn ngủi.

CHF
Rủi ro có cú quay đầu ngoạn mục đã hỗ trợ cặp tỷ giá EUR/CHF xuyên thủng kháng cự 1.06. Khi ngưỡng này đã bị phá vỡ và với tâm lý thị trường (hiện nay) trở nên tích cực hơn, chúng ta chưa nên bán rải cặp EUR/CHF. Tôi cũng quan ngại khi thị trường đang bước vào giai đoạn cuối tháng, dù còn cách 4 phiên giao dịch nữa nhưng hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới sự dẫn dắt của dòng chảy vốn ngay từ bây giờ, và chắc chắn xảy ra trước khi tháng Ba kết thúc. Tôi không có quan điểm cụ thể rằng điều này sẽ ảnh hưởng thế nào lên đồng CHF, nhưng với việc thanh khoản suy yếu như hiện nay thì ảnh hưởng của dòng chảy vốn trên các đồng tiền đôi khi rất đáng kể. Mức giá tiếp theo cần quan sát đối với cặp EUR/CHF là 1.0640/50, kế đến là ngưỡng kháng cự quan trọng 1.0700/15. Không có chiến lược cụ thể đối với cặp USD/CHF thời điểm này.

EUR
Sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán ngày hôm qua tạm thời đẩy giá trị đồng USD đi xuống, nhất là so với các đồng tiền thị trường mới nổi. Đồng Euro quay đầu điều chỉnh từ mức cao trong ngày sau một đợt tăng giá đáng kể khi tổng quan dòng tiền mua bán thể hiện sự không nhất quán. Chúng tôi đã nhận thấy lực mua từ khu vực các tập đoàn trong khối Eurozone, đối lập với đó là lực bán từ các quỹ tiền thật tuy rằng khối lượng không quá đáng kể. Thị trường bây giờ có vẻ đang trong một trạng thái bình ổn tạm thời khi đã có một vài tin tức tốt về tình hình dịch bệnh, tuy rằng xung quanh những tia sang le lói đó vẫn là rất nhiều những báo cáo ảm đạm từ khắp mọi nơi. Tại Mỹ, Nhà Trắng và Thượng Viên đã thống nhất thông qua một gói kích kinh tế trị giá 2000 tỷ Dollar, điều mà đã được dự đoán từ trước. Nhưng chúng ta có thể dễ dàng thấy được điều đó đã kích thích tâm lý “risk on” như thế nào ngày hôm nay và tôi sẽ không vội vàng nhảy vào “sell the fact” (bán khi tin tức ra giống với kỳ vọng) trong hoàn cảnh hiện tại. Về tổng quan, tôi nghĩ chúng ta không nên vội vàng thay đổi quan điểm  của mình ngay lúc này mà tốt hơn là nên thận trọng mua bán một cách có chiến lược do tầm nhìn chưa thực sự rõ ràng. Các biện pháp được tung ra bởi các chính phủ và ngân hàng trung ương không nghi ngờ gì là rất mạnh mẽ và quyết liệt, tuy nhiên tôi cho rằng rất khó để đà tăng tiếp diễn quá 1 tuần nếu chúng ta không thực sự thấy được sự cải thiện rõ rệt của tình hình dịch bệnh. Tại thời điểm hiện giờ tôi nghĩ thị trường sẽ tiếp tục ở trong một tình trạng “ choppy” . Thanh khoản ở đồng EUR đã được cải thiện, tuy rằng ở một mức độ rất ít, và có lẽ sẽ rất khó có nhiều tiền triển đáng kể trong bối cảnh rất nhiều nhà giao dịch trên thế giới làm việc tại nhà hoặc hoàn toàn tạm nghỉ trong thời gian này. Chúng tôi hiện tại giữ trạng thái trung lập đối với đồng Euro và sẽ cố gắng tìm kiếm lợi nhuận từ các giao dịch chiến thuật ngắn hạn trong ngày. Với hoàn cảnh hiện nay có lẽ rất khó để phân tích kỹ thuật phát huy hiệu quả do chúng tôi cảm nhận thị trường đang trong tình trạng hoàn toàn chạy theo các diễn biến của dòng tiền mua bán qua lại với đối tượng tham gia rất hạn chế.

AUDNZDCAD
Khối lượng giao dịch sụt giảm cùng với sự ổn định tạm thời của thị trường chứng khoán đã tạo nên môi trường mà tại đó đồng USD bị yếu đi. Diễn biến dòng tiền sang nay của chúng tôi củng cố cho điều này khi chứng kiến lực cầu Dollar hôm qua đã yếu đi rất nhiều so với vài ngày gần đây. Tuy nhiên với những gì đang diễn ra hiện tại, tôi cho rằng đó chỉ là “sự bình yên trước cơn bão”, nhưng có thể chúng ta sẽ phải chờ đến hết tháng này mới được chứng kiến điều đó. Thêm vào đó, chúng ta cần chú ý rằng AUDUSD đã tăng lên đến 10% kể từ mức đáy thấp nhất vài ngày trước, do đó mặc dù trong ngắn hạn hành động giá có thể hỗ trợ cho đà tăng của Aussie khi đồng tiền nay quay trở về mức 0.6xxx, tuy nhiên về dài hạn  tôi vẫn giữ quan điểm bearish cho đồng tiền này và “buy on dip” đối với USD. Hiện tại tôi nghĩ chúng ta nên cẩn trọng để không bị cuốn vào các giao dịch ngắn hạn. Một hành động giá tăng lên đến 0.6200 có thể sẽ mời gọi bên bán nhảy vào . USDCAD tiếp tục là cặp tiền ưa thích để long Dollar của tôi khi Loonie không tăng giá quá nhiều trong bối cảnh USD yếu đi. Tôi sẽ chờ đợi cơ hội để vào thêm vị thế trên cặp này khi giá điều chỉnh xuống đến vùng 1.4150/00.

JPY
Thị trường đang cho thấy phản ứng tích cực với gói hỗ trợ 2000 tỷ Dollar vừa được đồng thuận, khối lượng giao dịch giảm xuống và chứng khoán có vẻ như đang “bùng nổ”. Các cặp chéo X-JPY là những cặp tiền tăng mạnh nhất hôm qua trong bối cảnh tích cực tạm thời hiện nay khi các chi nhánh của chúng tôi tiếp tục ghi nhận lực bán JPY từ các quỹ tiền thật nước ngoài ngày thứ 6 liên tiếp, tuy nhiên bức tranh từ các định chế trong nước đang cho thấy một diễn biến khác.  Tin tức về  “Quỹ hưu trí Nhật Bản tăng tỷ lệ nắm giữ trái phiếu nước ngoài từ 15% lên 25%” có vẻ hơi lỗi thời khi việc thay đổi cơ cấu danh mục này đã được hoàn thành rồi, điều đó không có nghĩa rằng các quỹ tiền thật khác của Nhật Bản sẽ không thay đổi theo chiều hướng tương tự, tuy nhiên báo cáo dòng tiền của chúng tôi lại cho thấy  bắt đầu có dấu hiệu mua vào JPY từ nội địa xứ sở Hoa Anh Đào xung quanh mức giá hiện tại. Năm tài khóa tiếp theo sẽ khá thú vị để chúng ta quan sát hành động của các công ty trong nước, đặc biệt là các nhà xuất khẩu trong bối cảnh họ phải phòng hộ rủi ro tỷ giá để cố định doanh thu. Quan điểm của tôi đó là tỷ giá USDJPY sẽ được hỗ trợ bởi lực cầu từ các quỹ tiền thật nước ngoài khi tháng 4 tới. Chúng ta vẫn cần phải đến cuối quý I năm nay mới đánh giá rõ được tình hình và với việc chứng khoán Mỹ  đã sụt giảm hơn Nhật Bản rất nhiều thì rất có khả năng đồng USD sẽ tiếp tục lên giá so với JPY khi dòng tiền đầu tư được cân đối lại (đó còn chưa tính đến nhu cầu chứng khoán rất lớn hiện tại mà các chiến lược gia của chúng tôi đang đặt ra). Tôi sẽ vẫn tiếp tục đứng ngoài với góc nhìn chiến thuật tại thời điểm hiện tại. Hỗ trợ tạm thời bây giờ là vùng 110.75/80 và tiếp theo là 110.00/10, trong khi đó kháng cự đầu tiên sẽ ở mức 111.70/75 và trên đó là vùng quan trọng 112.20/30.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ