Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 01.06.2020: Chờ đợi thời cơ thích hợp để mua EUR.
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Mặc dù vẫn đánh giá EUR bullish nhưng chúng tôi khuyến nghị thận trọng và Buy on dips tại 1.1035/65. Sterling tăng do đà giảm mạnh của USD, nhưng bởi quan điểm bearish với GBP trước thềm Brexit talks, chúng tôi khuyến nghị Long EUR/GBP. Cân nhắc chốt lời với các cặp chéo X-JPY. Không khuyến nghị short AUD, nhất là khi mức 0.67 đã bị phá vỡ.
EUR – Jeffrey Simmons
Đồng EUR bật tăng mạnh do hưởng lợi khi đồng USD suy yếu so với hầu hết các đồng tiền khác. Vào thứ Sáu rồi xu hướng tăng tiếp tục kéo dài và chỉ bị chặn đứng khi chạm ngưỡng 1.1140/50 mà chúng tôi đã lưu ý từ trước. Mặc dù chúng tôi theo xu hướng bullish suốt thời gian qua đối với EUR và vẫn sẽ tiếp tục như thế, nhưng mức giá ngắn hạn giảm về 1.1150/1.1200, thấp hơn so với mức của tuần trước. Liệu EUR có lên được 1.13/1.14 không? Hoàn toàn có thể, nhưng đây là vùng hơi tham vọng nếu chỉ xét các thông tin hiện nay. Để quỹ phục hồi thoát khỏi viễn cảnh bị chống đối bởi 1 trong số 27 nước thành viên, đặc biệt là nhóm “Frugal Four”, cần phải trải qua một quá trình không đơn giản, và mặc dù điều này có xảy ra thì cũng mất nhiều thời gian. Ngoài ra, ECB dường như sẽ nâng quy mô gói Chương trình thu mua khẩn cấp trong đại dịch (PEPP) lên 750 tỷ EUR, đây là mức mà nhiều nhà kinh tế học dự đoán mặc dù thị trường chỉ kỳ vọng 500 tỷ EUR. Thông điệp nới lỏng có thể dẫn đến tình trạng đồng EUR mất giá tạm thời. Cuối cúng, chúng ta đang đến gần thời hạn cho thỏa thuận kéo dài giai đoạn chuyển giao của đàm phán Brexit. Sự bất ổn này có thể tạo áp lực lên Cable và, dù ở mức độ yếu hơn nhưng vẫn đáng kể, lên EUR. Với các lý do trên, chúng tôi cho rằng không nên quá phấn khích với trạng thái Long EUR nếu/khi giá bứt phá khỏi 1.12 hoặc xa hơn. Quan điểm chúng tôi là tình hình Nợ tại Châu Âu rất đáng chú ý và có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi, nên chúng tôi vẫn khuyến nghị Buy on dips và không giữ trạng thái lõi Long tại thời điểm này. Nếu ngưỡng 1.1150 bị xuyên thủng, tôi dự báo đây chỉ là xu hướng ngắn hạn. Vùng kháng cự sau 1.1150 là 1.1240. Buy on dips tại 1.1035/65 là chiến thuật ưu tiên vào lúc này.
GBP – Karim Mir
Bức tranh đồng Sterling khá mơ hồ vào sáng nay sau khi Price Action vào phiên thứ Sáu tuần trước bất ngờ vượt ngưỡng 0.9 đối với cặp EUR/GBP nhưng sau đó giảm nhẹ. Cú sập của EUR/GBP cùng với việc đồng Dollar đang suy yếu trên diện rộng đã đẩy đồng Cable lên mức cao hơn, giúp tỷ giá GBP/USD giao dịch trên ngưỡng 1.24 trong suốt sáng nay. Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm ‘bearish’ đối với đồng Sterling, nhưng với tình hình vị thế hiện tại và USD đang suy yếu khiến mở vị thế short GBP trở nên khó khăn hơn ở thời điểm này. Do đó, chiến lược ‘long’ EUR/GBP sẽ thích hợp hơn, nhưng hãy bình tĩnh vào vị thế tại điểm giảm từ cú sập của phiên thứ Sáu tuần trước. Tổng kết lại, đánh giá tiêu cực về đồng Bảng Anh vẫn duy trì, nhưng với tình hình hiện tại khiến quan điểm trên có thể chưa thuyết phục, do đó quy mô vị thế của chúng tôi đã giảm vào lúc này.
JPY – Charlie Cass
Một ngày cuối tháng khá sôi động đối với tỷ giá USD/JPY khi cặp tiền này đã kiểm nghiệm cả mức trên và dưới của vùng 107 trong cùng một ngày, tuy nhiên cả 2 lần kiểm tra này đều thất bại và bây giờ chúng ta đã trở lại vùng giữa của biên độ giá. Trong khi đó các cặp chéo X-JPY vẫn được hỗ trợ rất tốt bởi USD tiếp tục mất giá khi thị trường đang trong trạng thái “risk on” bởi giọng điệu ít diều hâu hơn kỳ vọng của Trump trong bài phát biểu về vấn đề Trung Quốc vào thứ 6 vừa qua. Tuy nhiên ở một góc nhìn rộng hơn tôi vẫn cho rằng còn khá nhiều rủi ro trên thị trường vào lúc này. Tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng ở thời điểm hiện tại và sẽ giao dịch quanh vùng 107 từ cả hai phía. Trong khi đó tôi cũng sẽ cân nhắc chốt lời dần ở các cặp chéo X- JPY nếu các cặp tỷ giá này tiếp tục tăng. Các vùng kháng cự quan trọng (mặc dù còn một khoảng cách khá xa) sắp tới là 121.00/50 đối với EUR/JPY, AUD/JPY tại 74.00, GBP/JPY tại 135.50/00. Các vùng hỗ trợ và kháng cự đối với USD/JPY tất nhiên vẫn không thay đổi – 108.10 vẫn là kháng cự trước mắt với 108.35/40 phía trên (trung bình động 100 và 200 ngày), trong khi đó hỗ trợ gần nhất nằm tại 107.30 với 107.00/10 phía bên dưới. Cần chú ý đến chỉ số PMI sản xuất sẽ được công bố vào tối nay với chỉ số ISM theo sau.
AUD, NZD, CAD – James Clark
Quan hệ Mỹ-Trung không hề trở nên quá căng thẳng nào vào thứ Sáu vừa rồi khiến đà bán tháo đồng USD được thúc đẩy mạnh. Tỷ giá AUD/USD chính là đồng tăng mạnh nhất trong nhóm G10, cũng là dễ hiểu khi nước Úc hưởng lợi từ việc xung đột Mỹ-Trung dịu bớt, bức tranh kinh tế của nước này dần cải thiện khi không có các ca nhiễm COVID mới, và việc RBA không còn mua trái phiếu (cơ quan này đã ngưng mua trái phiếu trong 3 tuần qua). Dòng tiền mua bán tương đối cân bằng, nhưng một lượng nhỏ trạng thái bán ròng đang dần tăng lên. Mức độ của chuyển động dòng tiền khiến tôi ngạc nhiên, bởi có vẻ như nó chưa phản ánh được khả năng leo thang mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc, trong bối cảnh TTCK và FX đều tăng vượt các mức đỉnh của tháng Ba. Như tôi nhắc đến gần đây, mức 0.6700 của AUD/USD là vùng để tái đánh giá chiến thuật Long USD, vì vậy không mở vị thế short AUD lúc này. Dường như TTCK đang tích lũy trên vùng giá mới tăng hơn 100 điểm, với S&P 500 khoảng 2950-3200, nghĩa là đà giảm của đồng bạc xanh còn tiếp diễn. Sẽ có cuộc họp của RBA và BoC tuần này. RBA có thể tái khẳng định họ sẵn sàng làm nhiều hơn nữa, dù điều này không cần thiết vào lúc này. Với BoC, đây sẽ là kỳ họp đầu tiên của Thống đốc mới Tiff Macklem. Chúng tôi dự báo chính sách không đổi bởi ông từng nhấn mạnh sự ủng hộ với các chính sách của NHTW này, nhưng vẫn cần chú ý kỹ trong trường hợp có biến động bất ngờ.
CHF – Jeffrey Simmons
Tác động từ dòng tiền vào cuối tháng khá yên ắng đối với CHF, và tỷ giá chéo EUR/CHF mở cửa tuần xung quanh ngưỡng 1.07. Với việc Tổng thống Trump dừng đưa ra các thông báo mang tính trừng phạt Trung Quốc trong cuộc họp báo vào thứ Sáu tuần trước khiến thị trường bật sang trạng thái ‘Risk-on’ mở đầu tuần mới. Tôi chưa thấy một lý do rõ ràng nào cho vị thế CHF ở thời điểm hiện tại. Mặc dù tôi thích mua bắt đáy đối với đồng Euro, nhưng có cảm giác rằng CHF sẽ có một lực tăng mạnh sắp xảy ra, do đó Sell on rallies đối với USD/CHF sẽ hợp lý hơn. Các ngưỡng 0.9640/50 sẽ là các điểm vào phù hợp cho chiến lược này.